Giáo án Đại số 8 - Tuần 2 - Trường THCS Đồng Nai

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức

- Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.

 2.Kỹ năng

-Biết và vận dụng thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức.

 3.Thái độ

-Có ý thức chọn lựa cách tính nhanh trong thực hiện phép nhân đơn thức, đa thức đặc biệt là trong việc tính giá trị của biểu thức.

II. CHUẨN BỊ:

 - G/v: Bảng phụ

 - H/s: Bảng nhóm

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hoạt động nhóm,nêu vấn đề thuyết trình

 

doc5 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tuần 2 - Trường THCS Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :2 Ngày soạn :15/8/2010 Tiết :3 Ngày dạy :17/8/2010 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức - Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. 2.Kỹ năng -Biết và vận dụng thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức. 3.Thái độ -Có ý thức chọn lựa cách tính nhanh trong thực hiện phép nhân đơn thức, đa thức đặc biệt là trong việc tính giá trị của biểu thức. II. CHUẨN BỊ: - G/v: Bảng phụ - H/s: Bảng nhóm III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm,nêu vấn đề thuyết trình IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức Lớp 8a4 Sĩ số vắng Lớp 8a5 Sĩ số vắng Hoạt động 2:Bài cũ: - Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức. - Nêu quy tắc nhân đa thức với đa thức Hoạt động 3:Luyện tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 3.1 :Bài 10: Thực hiện phép tính - Nhấn mạnh sai lầm thường gặp: Thực hiện xong không rút gọn - 2 học sinh lên bảng: Hs1: bài 10a. Hs2: bài 10b. Các học sinh khác làm bài vào vở, theo dõi và nhận xét khi gv yêu cầu. Bài 10: Thực hiện phép tính. Hoạt động 3.2 Bài 11: Chứng tỏ biểu thức không phụ thuộc vào biến Hướng dẫn: Để chứng tỏ biểu thức không phụ thuộc vào biến x ta biến đổi biểu thức đến khi không còn chứa x. 1 em làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. Bài 11: Hoạt động 3.3: Bài 12: Tính giá trị của biểu thức Đặt biểu thức đó bằng A rồi biến đổi rút gọn biểu thức và tính giá trị của biểu thức. Học sinh làm việc theo nhóm Các nhóm lên trình bày và nêu nhận xét Bài 12: Tính giá trị của biểu thức x = 0 thì A = 0 – 15 = -15 x = -15 thì A = 15 – 15= 0 x= 15 thì A = - 15 – 15 = -30 x = 0,15 thì A = - 0,15 – 15 = 15,15 Hoạt động 3.4: Bài 13: Tìm x biết Hoạt động 2.4:Bài 13: Để làm được bài này chúng ta cần làm gì? Hãy lên bảng trình bày vào bảng phụ. Cho học sinh nhận xét và sửa bài. Khai triển và rút gọn vế phải. 1 học sinh lân bảng trình bày vào bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. Bài 13: Tìm x biết Hoạt động 3.5: Toán suy luận Gọi số chẵn thứ nhất là x. Hãy biểu diễn hai số chẵn tiếp theo theo x và dựa vào đề bài viết thành biểu thức. Cho học sinh nhận xét và chỉ ra sự sai lầm của bạn. Học sinh làm việc theo nhóm hai người Bài 14: Gọi ba số chẵn liên tiếp là x; x + 2; x + 4 theo đề bài ta có: Vậy ba số đó là 46, 48, 50. Hoạt động 4: Củng Cố Học sinh nhắc lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức Hoạt động 5:D?n dò Hãy làm bài tập 15 và xem bài § 3 xem có mối liên quan nào không? Hoạt đông 6 : Rút kinh nghiệm Tuần :2 Ngày soạn :15/8/2010 Tiết :4 Ngày dạy :17/8/2010 §3 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức -Hiểu được các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương. 2.Kỹ năng -Biết và vận dụng được các hằng đẳng thức trong việc khai triển biểu thức. 3. Thái độ -Có ý thức phân biệt rõ các hằng đẳng thức nói trên và sử dụng hợp lý trong tính nhanh, tính nhẩm. II. CHUẨN BỊ: -Giáo viên: Bảng phụ. -Học sinh: Bảng cá nhân, bảng nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Hoạt động nhóm ,thuyết trình ,nêu vấn đề IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1:Ổn định tổ chức Lớp 8a4 Sĩ số vắng Lớp 8a5 Sĩ số vắng Hoạt động 2:Bài cũ: Hãy phát biểu quy tắc nhân hai đa thức. Aùp dụng tính : HS1: (a + b)(a + b) HS2: (a - b)( a - b) HS3: (a - b)( a + b) Hoạt động 3:Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 3.1: Bình phương của một tổng. Giáo viên (nói) (a + b)(a + b) = (a + b)2 là bình phương của một tổng. Theo bài làm của bạn ta có: (a + b2= a2+2ab + b2 Giáo viên giới thiệu công thức qua biểu diễn diện tích hình chữ nhật và hình vuông. Nếu thay a,b bằng các biểu thức A, B ta cũng được đẳng thức đúng. Hãy viết công thức tổng quát. Học sinh chú ý nghe giảng và rút ra công thức tổng quát sau đó phát biểu bằng lời. Phần áp dụng: 3 học sinh lên bảng làm vào 3 bảng phụ, cả lớp làm vào vở, theo dõi và cuối cùng là nhận xét. 1. Bình phương của một tổng. (A + B)2 = A2 + 2AB + B2. Aùp dụng: a. (a + 1)2 = a2+ 2.a.1 + 12. = a2 + 2a + 1. b. x2 + 4x + 4 = x2+ 2.x.2 + 22. = (x + 2)2. c. 512 = (50 + 1)2. = 502 + 2.50.1 + 12. = 2500 + 100 +1 = 2601 Hoạt động 3.2. Bình phương của một hiệu. Hoạt động 3: Làm ? 3 : Tính [a + (-b)]2. kết hợp với phần bài cũ ta rút ra được kết luận. Với hai biểu thức A, và B ta cũng luôn có: (A - B)2 = A2-2AB + B2 Làm ?4. Hãy chỉ chỗ giống và khác nhau giữa hai đẳng thức trên. Học sinh làm vào vở nháp, nhận xét và rút ra kết luận. Học sinh nhắc lại công thức và phát biểu bằng lời. Học sinh làm ? 4 vào vở. 3 học sinh lên bảng trình bày 3 bài. 2. Bình phương của một hiệu. (A - B)2 = A2 - 2AB + B2. Aùp dụng: a. (2x – 3y)2 = (2x)2 – 2. 2x.3y + (3y)2 = 4x2 – 12xy + 9y2 b. 992 = (100 - 1)2. = 1002 – 2.100.1 + 12. = 10000 – 200 + 1 = 1080 Hoạt động 3.3. Hiệu của hai bình phương Lấy ví dụ từ bài cũ rồi cho học sinh nhận xét và rút ra kết luận. Viết thành công thức và phát biểu bằng lời. Hãy làm ?6. 2 em phát biểu thành lời. Học sinh làm vào vở. 3 học sinh lên bảng làm vào bảng phụ. 3. Hiệu của hai bình phương (A - B)( A + B) = A2 – B2. Aùp dụng: a. (x + 1)(x – 1) = x2 – 12 = x2 - 1 b. (x – 2y)(x + 2y) = x2 – (2y)2 = x2 – 4y2. c. 56.64 = (60 - 4)(60 + 4) = 3600 – 16 = 3584. Hoạt động 4: Củng cố Cho học sinh làm ?7 Cả hai người đều viết đúng (x - 5)2 = (5 - x)2. Bài 16: Gọi 4 học sinh lên bảng làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. a. x2 + 2x + 1 = x2 + 2x1 + 12 = (x + 1)2. Hoạt động 5:Dặn dò Về nhà làm bài tập 17,18, 19 và xem trước bài luyện tập Hoạt động 6 :Rút kinh nghiệm ..

File đính kèm:

  • doctoan 8(4).doc
Giáo án liên quan