I. MỤC TIÊU:
+ Bằng hình ảnh cụ thể cho học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
+ Biết vận dụng để tìm hình ảnh cụ thể trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Mô hình hình hộp chữ nhật, mô hình hình 65; 67 ( SGV – Trang 117 ). Bảng phụ ghi đề bài và hình vẽ các bài tập, phấn mầu , eke, miếng bìa cứng hình chữ nhật.
+ HS: Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 57 Thể tích hình hộp chữ nhật (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12 tháng 4 năm 2009
Tiết 57: §3. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
+ Bằng hình ảnh cụ thể cho học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
+ Biết vận dụng để tìm hình ảnh cụ thể trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Mô hình hình hộp chữ nhật, mô hình hình 65; 67 ( SGV – Trang 117 ). Bảng phụ ghi đề bài và hình vẽ các bài tập, phấn mầu , eke, miếng bìa cứng hình chữ nhật.
+ HS: Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ:
(GV đưa ra bảng phụ vẽ hình hộp chữ nhật ABCD. A’B’C’D’)
1. Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có những vị trí tương đối nào ? Lấy ví dụ minh hoạ?
Chữa bài tập số 7 trang 106 SBT.
Chứng tỏ các mệnh đề sau là sai:
a) Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thỡ cũng cắt đường thẳng kia.
b) Hai đường thẳng song song khi chúng không có điểm chung.
HS lên bảng kiểm tra.
*HS:Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có ba vị trí tương đối là: cắt nhau, song song, chéo nhau.
Ví dụ: AB cắt AD tại A, AB //A’B’.
AB chéo nhau với A’D’.
Chữa bài tập số 7 SBT.
HS lấy ví dụ chứng tỏ mệnh đề sai.
a) Có AB // DC.
AA’ cắt AB ở A
nhưng AA’ không cắt DC.
b) Có AD và D’C’ không có điểm chung nhưng chúng không song song vì không cùng thuộc một mp.
Hoạt động 2: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VỚI MẶT PHẲNG:
+ Trong không gian giữa đường thẳng, mặt phẳng ngoài quan hệ song song còn có một quan hệ phổ biến đó là quan hệ vuông góc. Quan sát hình “Nhảy cao ở sân tập thể dục” (SGK - Tr 101) ta có hai cọc thẳng đứng vuông góc với mặt sàn, đó là hình ảnh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
GV: Treo bảng phụ nội dung ?1 và hình 84 ( SGK ) yêu cầu HS làm bài.
? AD và AB là hai đường thẳng có vị trí tương đối thế nào? Cùng thuộc mặt phẳng nào?
GV giới thiệu: Khi đường thẳng AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AB của mặt phẳng (ABCD) ta nói đường thẳng A’A vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại A và kí hiệu:
A’A mp (ABCD)
Nhận xét gì về Ox đối với mặt bàn? Tại sao?
Dùng eke đặt một cạnh góc vuông sát với Ox.
Nhận xét gì về cạnh góc vuông thứ hai của eke?
Vậy Ox vuông góc với đường thẳng chứa cạnh góc vuông của eke thuộc mặt bàn.
Quay eke quanh trục Ox từ đó rút ra nhận xét gì về một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng?
+ Nếu một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tại điểm A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A và nằm trong mặt phẳng đó.
Đó chính là nội dung nhận xét : SGK trang 101.
+ Chốt lại kiến thức toàn bài.
a. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
? 1 (SGK - Trang 101)
Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có :
- AA’ có vuông góc với AD vì D’A’AD là hình chữ nhật
- AA’ có vuông góc với AB vì A’B’BA là hình chữ nhật.
Vậy: Khi đường thẳng AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AB của mặt phẳng (ABCD) ta nói đường thẳng A’A vuông góc với mặt phẳng (ABCD) tại A và kí hiệu:
A’A mp (ABCD)
+ Cạnh góc vuông thứ hai của eke nằm trên mặt bàn.
+ Có Ox ^ Oa , Ox ^ Ob mà Oa và Ob là hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt bàn Þ Ox ^ mặt bàn.
Nhận xét: Nếu một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng tại điểm A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A và nằm trong mặt phẳng đó.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ:
+ Về nhà học bài theo tài liệu SGK: Nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Bài tập về nhà: 10; 11; 12; 14; 17 (SGK - Trang 103 - 105
* Hướng dẫn bài 11 (SGK - Trang 103)
Gọi các kích thước của hình hộp chữ nhật là a, b, c. Ta có:
= k Þ a = 3k, b = 4k, c = 5k
V = abc = 3k.4k.5k = 480 từ đó tính k rồi tìm a, b, c
Ngày tháng năm 2009
DUYỆT CỦA BGH
Ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tiết 58: §3. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
+ Bằng hình ảnh cụ thể cho học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu để hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
+ Nắm được công thức tính thể thể tích của hình hộp chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Mô hình hình hộp chữ nhật, mô hình hình 65; 67 ( SGV – Trang 117 ). Bảng phụ ghi đề bài và hình vẽ các bài tập, phấn mầu, eke, miếng bìa cứng hình chữ nhật.
+ HS: Ôn tập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ:
? Lấy ví dụ về đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song trên hình hộp chữ nhật và trong thực tế? giải thích tại sao AD // mp (A’B’C’D’)?
- Lấy ví dụ về hai mp song song trên hình hộp chữ nhật và trong thực tế?.
GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS: Trên hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có
AB //mp(A’B’C’D’). AA’//mp ( DCC’D’).
- AD // mp ( A’B’C’D’) vì
AD mp ( A’B’C’D’). AD // A’D’.
A’D’ mp ( A’B’C’D’).
- mp (ABCD) // mp (A’B’C’D’).
mp (ADD’A’) // mp (BCC’B’)…
Hoạt động 2: HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC.
+ Ta quay trở lại hình 84 (SGK - T101): Ta đã có đường thẳng AA’ ^ mp ( ABCD ), đường thẳng AA’ lại thuộc mp (A’ABB’),
ta nói mp (A’ABB’) vuông góc với mp (ABCD).
Và kí hiệu như sau: mp (A’ABB’) ^ mp (ABCD).
Vậy khái quát lên : hai mặt phẳng vuông góc với nhau khi nào ?
GV cho HS thực hiện ?2 SGK trang 102
HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi và giải thích, HS cả lớp theo dõi và bổ sung (nếu cần)
GV cho HS thực hiện ?3 SGK trang 102 theo nhóm bàn.
+ Sau 3 phút các nhóm trình bày bài của mình và so sánh với nhau.
+ Hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu.
b. Hai mặt phẳng vuông góc
Hai mặt phẳng vuông góc với nhau
khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại.
Kí hiệu :
mp (A’ABB’) ^ mp (ABCD)
+ HS thực hiện yêu cầu.
?2 (SGK - Trang 102)
Trên hình 84 (SGK - Trang101) ta có :
- A’A, B’B, C’C, D’D vuông góc với mp (ABCD)
- AB có nằm trong mp (ABCD) vì A, B thuộc mp ( ABCD )
- AB có vuông góc với mp (ADD’A’)
vì AB ^ A’A (ABB’A’ là hình chữ nhật)
AB ^ AD ( ABCD là hình chữ nhật )
Mà A’A cắt AD và cùng thuộc
mp (AA’D’D).
?3 (SGK - Trang102)
mp (AA’D’D) ^ mp (A’B’C’D’)
mp (DD’C’C) ^ mp (A’B’C’D’)
mp (CC’B’B) ^ mp (A’B’C’D’)
mp (BB’A’A) ^ mp (A’B’C’D’)
GV cho HS đọc và nghiên cứu SGK -
Hoạt động 3: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT:
+ Trang 102, 103 phần thể tích hình hộp đến công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
V = abc ( Với a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật)
Em hiểu ba kích thước của hình hộp chữ nhật là gì ?
Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
Thể tích hình lập phương tính thế nào, tại sao?
Cả lớp đọc ví dụ ( SGK - Trang 103 )
Treo bảng phụ nội dung bài giải mẫu VD.
A
B
N
P
Q
M
D
C
Hãy áp dụng công thức trên làm bài tập 13 (SGK - Trang 104)
Treo bảng phụ nội dung - HS lên bảng điền vào chỗ trống
2. Thể tích của hình hộp chữ nhật
* Thể tích của hình hộp chữ nhật
V = abc
( a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật )
+ Thể tích hình hộp chữ nhật còn bằng diện tích một đáy chiều cao tương ứng
* Thể tích hình lập phương
V = a3
Hình lập phương chính là hình hộp chữ nhật có ba kích thước bằng nhau nên V = a.a.a = a3
* Ví dụ : SGK - Trang103
Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau
Diện tích mỗi mặt là :
216 : 6 = 36 (cm2)
Độ dài cạnh hình lập phương là
a = = 6 (cm)
Thể tích hình lập phương là :
V = a3 = 63 = 216 (cm3)
Đáp số : V = 216 cm3
* Bài tập 13 (SGK - Trang 104)
Giải
Hình 89 (SGK - Trang 104) ta có
VABCD.MNPQ = AB.AD.AM
IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:
+ Về nhà học bài theo tài liệu SGK: Nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Bài tập về nhà: 10; 11; 12; 14; 17 (SGK - Trang 103 - 105
A
B
C
D
* Hướng dẫn bài 12 ( SGK - Trang 103 ) :
GV treo bảng phụ đề bài và hình vẽ
áp dụng định lý Pitago
AD2 = AB2 + BD2
Mà BD2 = BC2 + DC2
Þ AD2 = AB2 + BC2 + DC2
Ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tiết 59: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
+ Rèn luyện cho HS khả năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng vuông gói với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc và bước đầu giải thích có cơ sở.
+ Củng cố các công thức tính diện tích, thể tích, đường chéo trong hình hộp chữ nhật, vận dụng vào bái toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các đồ dùng dạy học bảng phụ vẽ sẵn các hình trong SGK, stk: Thực hành giải toán (VDT).
- HS: Các đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ:
? Cho hình hôp chữ nhật ABCD.EFGH. Cho biết:
- Đường thẳng BF vuông góc với những mặt phẳng nào? Giải thích vì sao BF vuông góc với mp(EFGH).
- Giải thích tại sao mp(BCGF) mp(EFGH)
- Kể tên các đường thẳng song song với mp(EFGH).
GV: nhận xét đánh giá và cho điểm.
- Trong hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH đường thẳng BF mp(ABCD) và mp(EFGH) vì:
Có BF FE vì ABEF là hình chữ nhật
BF FG vì BCGF là hình chữ nhật.
FE và FG là hai đường thẳng cắt nhau thuộc mp(EFGH) nên BF mp(EFGH).
- Có BF mp(EFGH) mà BF (BCGF)
mp (BCGF) mp(EFGH).
- Đường thẳng AB, BC, CD, DA song song với mp(EFGH).
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
? Yêu cầu thực hiện bài tập 12 trang 104 SGK.
- Nêu công thức sử dụng chung và từng trường hợp?
? Yêu cầu thực hiện bài tập 15 SGK:
- Khi chưa thả gạch vào, nước cách miệng thùng là bao nhiêu?
- Thể tích nước và gạch tăng bằng thể tích của bao nhiêu viên gạch?
? Tính khoảng cách từ mặt nước đến miệng thùng?
? Hãy nêu yêu cầu của bài 17 SGK trang 108 sách bài tập.
? Nêu cách tính AG? Dựa vào tam giác nào?
? Muốn tính EG dựa vào tam giác vuông nào?
GV cho HS hoạt động nhóm sau đó yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải của nhóm mình. GV đánh giá cho điểm.
? Hãy nêu các bài tập thực tế có thể gặp và nêu cách làm từng loại bài tập đó.
+HS thực hiện nhanh bài tập bài tập 12 SGK trang 104.
Công thức:
AD2 = AB2 + BC2 + CD2
AD2 =
CD =
BC =
AB =
AB
6
13
14
25
BC
15
16
23
34
CD
42
40
70
62
DA
45
45
75
75
+ Bài 15 trang 105 SGK.
- Khi chưa thả gạch vào, nước cách miệng thùng là: 7 – 4 = 3 (dm).
- Thể tích nước và gạch tăng bằng thể tích của 25 viên gạch: 2 . 1 . 0,5 = 25 (dm3)
- Diện tích đáy thùng là : 7 .7 = 49 (dm2)
- Chiều cao nước dâng lên là: 25 : 49 = 0,51 (dm)
- Sau khi thả gạch vào, nước còn cách miệng thùng là: 3 – 0,51 = 2,49 (dm).
+ Bài 17 trang 108 sách bài tập.
Cạnh của hình lập phương bằng . Vậy độ đại đoạn AG là
a, 2 ; b, 2 c, d, 2
Kết quả nào trên đây là đúng
AG2 =AE2 + EG2
= AE2 + EF2 + FG2
= 2 + 2 + 2 = 6
AG =
Vậy phương án c, là đúng.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:
+ Nắm vững các kiến thức về hình hộp chữ nhật để vận dụng vào các bài toán thực tế.
+ Hướng dẫn bài tập 18 SGK: Kiến bò theo đường nào mà khi triển khai nó là đường thẳng là ngắn nhất.
+ Làm các bài tập còn lại SGK. Đọc trước bài “Hình lăng trụ đứng” và mang vật có dạng hình lăng trụ để học tiết sau. (mỗi nhóm mang từ 1 đến 2 vật).
Ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tiết 60: §4. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao). Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
- Biết cách vẽ hình lăng trụ theo ba bước (vẽ đáy, vẽ mặt bên, vẽ đáy thứ hai).
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Mô hình lăng trụ đứng tứ giác, hình lăng trụ đứng tam giác, vài vật có dạng lăng trụ đứng. Tranh vẽ hình 93, 95 SGK. Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
HS: - Mỗi nhóm HS mang vài vật có dạng lăng trụ đứng. Các dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG:
+ Chiếc đèn lồng trang 106 cho ta hình ảnh một hình lăng trụ đứng. Em hãy quan sát hình xem đáy của nó là hình gì? Các mặt bên là hình gì?
Các đỉnh là gì?
Các cạnh bên của hình lăng trụ là gì?
? Yêu cầu học sinh làm ?1
+ Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau không? tại sao?
? Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy không?
? Tại sao AA1 mp(ABCD)
AA1 mp(A1B1C1D1) ?
+ Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
+ Hình chữ nhật, hình vuông là các dạng đặc biệt của hình bình hành nên hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là những lăng trụ đứng.
GV nhắc HS lưu ý trong hình lăng trụ đứng các cạnh bên song song và bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật.
+ Yêu cầu HS thực hiện ?2
+ Chốt lại kiến thức.
+ HS quan sát đèn lồng và cho kết luận
A1
D
C1
B1
B
C
D1
A
Hình trên là một lăng trụ đứng
+ A, B, C, D, A1, B1, C1, D1 là các đỉnh.
+ Các mặt AB B1 A1 ,
BC C1D1 ,… là những hình chữ nhật. Chúng được gọi là các mặt bên.
+ Các đoạn thẳng AA1, BB1. CC1, DD1 song song với nhau, chúng được gọi là các cạnh bên.
+ Hai mặt ABCD, A1 B1 C1 D1 là hai đáy.
Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lăng trụ đứng tứ giác, kí hiệu là ABCD. A1 B1 C1 D1
- Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy.
- Các mặt bên có vuông với hai mặt phẳng đáy.
?2 Trên hình 94 là tấm lịch để bàn, nó có dạng một lăng trụ đứng. Các đáy là các tam giác, các cạnh bên là các hình chữ nhật.
Hoạt động 2: VÍ DỤ:
+ Hướng dẫn HS vẽ hình lăng trụ đứng tam giác hình 95 theo các bước sau:
- Vẽ tam giác ABC (không vẽ tam giác cao như hình phẳng vì đây là nhìn phối cảnh trong không gian).
- Vẽ các cạnh bên AD, BE, CF song song, bằng nhau, vuông góc với cạnh AB.
- Vẽ đáy DEF, chú ý những cạnh bị khuất vẽ bằng nét đứt (CF, DF, FE).
* Chú ý: Tứ giác BCFE là một hcn, khi vẽ nó trên mặt phẳng, ta thường vẽ thành hbh. Các cạnh vuông góc có không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc.
2. Ví dụ.
Hình 95 cho ta hình ảnh một lăng trụ đứng tam giác.
A
F
B
E
C
D
Chiều cao
- Hai mặt đáy ABC
Và DEF là những
tam giác bằng nhau
(và nằm trong hai
Mặt phẳng song
song)
- Các mặt bên
ABDE, BEFC, CFDA là những hình chữ nhật.
- Độ dài cạnh bên được gọi là chiều cao.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
+ Yêu cầu học sinh làm bài tập 19 trang 108 SGK.
+ Yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn và yêu cầu đại diện các nhóm trình bày bài làm của mình.
? Các nhóm nhận xét và đánh giá cho điểm.
+ Cho học sinh đọc bài 21 SGK trang 108.
? Những cặp mặt nào song song với nhau?
? Những cặp mặt nào vuông góc với nhau?
GV: cho học sinh làm vào phiếu học tập sau đó GV thu một số phiếu để chấm lấy điểm.
? Bài học hôm nay ta cần chú ý những nội dung gì?
Bài tập 19 trang 108 SGK
Hình a b c d
Số cạnh của 1 đáy 3 4 6 5
Số mặt bên 3 4 6 5
Số đỉnh 6 8 12 10
Số cạnh bên 3 4 6 5
Bài 21 trang 108 SGK;
a, mp (ABC) //
mp(A’B’C’)
b, mp (ABB’A’)
mp (ABC)
mp (BCC’B’) mp (ABC).
mp (ACC’A’) mp (ABC)...
IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:
- Chú ý phân biệt mặt bên, mặt đáy của hình lăng trụ.
- Luyện tập cách vẽ hình lăng trụ, hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Bài tập về nhà số 20, số 22 SGK trang 109. Số 26, 27, 28, 29 sách bài tập trang 111,112.
- Ôn lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Tiết 61: Diện tích xung quanh của hình
lăng trụ đứng
A.. Mục tiêu:
* Nắm được tính cách tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
* Biết áp dụng công thức vào việc tính toán với các hình cụ thể.
* Củng cố các khái niệm đã học ở các tiết trước.
B.. Chuẩn bị của GV và HS.
*GV: tranh vẽ phóng to hình khai triển của một lăng trụ đứng tam giác.
Thước thẳng, phấn màu.
* HS: Ôn tập công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Mỗi học sinh cắt một tấm bìa hình 105 SGK.
C.. Tiến trình dạy học.
I.. ổn định tổ chức (1ph)
- ổn định trật tự
- Kiểm tra sĩ số:
II.. Kiểm tra bài cũ (6 ph)
GV cho HS làm bài tập 22 SGK
GV yêu cầu học sinh gấp lại để trở thành một hình lăng trụ đứng.
II. Bài mới.
TG
Phương pháp
Nội dung
12 ph
10 ph
14 ph
2 ph
GV chỉ vào hình lăng trụ tam giác ABC. DEF nói: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ là tổng diện tích các mặt bên.
Cho AC = 2,7 cm; CB = 1,5 cm; BA = 2 cm; AD= 3 cm
? Hãy tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ.
? Có cách khác tính không?
GV đưa ra hình khai triển của lăng trụ đứng tam giác lên bảng giải thích: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích của một hình chữ nhật có cạnh bằng chu vi đáy, cạnh kia bằng chiều cao của lăng trụ.
Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng
GV yêu cầu HS phát biểu lại cách tính diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng.
? Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tính như thế nào?
HĐ3:
? Để tính diện tích toàn phần của lăng trụ, ta cần tính cạnh nào nữa?
Hãy tính cụ thể?
? Tính diện tích xung quanh của lăng trụ
? Tính diện tích hai đáy?
? Tính diện tích toàn phần của lăng trụ?
GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 23 trang 111 SGK
GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm và yêu cầu đại diện các nhóm trình bày bài làm của mình.
GV cho HS nhận xét và sửa chữa những điểm còn sai sót và đánh giá cho điểm.
Bài 24 trang 112 SGK
? Quan sát lăng trụ đứng tam giác rồi điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng.
GV yêu cầu các nhóm thực hiện điền vào bài làm của mình.
GV cho HS nhận xét và sửa chữa những điểm còn sai sót.
HĐ4: Bài học hôm nay cần nhớ những đơn vị kiến thức nào?
GV viên giao bài về nhà cho HS.
Hoạt động 1:
I.. Công thức tính diện tích xung quanh
? 1
+ Độ dài các cạnh của hai đáy là 2,7; 1,5; 2 cm
+ Tính diện tích mỗi hình chữ nhật lần lượt là 81; 4,5; 6 cm2
+ Tổng diện tích của cả ba hình chữ nhật là
2,7 + 1,5 + 2 = 6,2 cm2
Ssq = 2p. h
(với p là nửa chu vi đáy, h là chiều cao )
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Hoạt động 2
2.. Ví dụ.
Tính diện tích toàn phần của một lăng trụ đứng, đáy là tam giác vuông, theo các kích thước ở hình 101
Giải
-. Trong tam giác vuông ABC (vuông tại A), theo định lí Pitago, ta có:
CB = = 5 (cm)
-. Diện tích xung quanh:
Sxq = ( 3 + 4 + 5 ) . 9 = 108 (cm2).
-. Diện tích hai đáy: 2 . . 3 . 4 = 12 (cm2).
- Diện tích toàn phần là
Stp = 108 + 12 = 120 (cm2).
Đáp số: Stp = 120 cm2
Hoạt động 3
Luyện tập
Bài tập 23 trang 111 SGK
a, Hình hộp chữ nhật:
Sxq = (3 + 4 ) . 2 . 5 = 70 (cm2)
2 Sđ = 2 . 3 . 4 = 24 (cm2)
Stp = 70 + 24 = 94 (cm2)
b, Hình lăng trụ đứng tam giác.
CB = (định lí Pitago).
CB =
Sxq = ( 2 + 3 + ) . 5 = 5. (5 + )
= 25 + 5 (cm2 )
2 Sđ = 2 . . 2 . 3 = 6 (cm2)
Stp = 25 + 5 + 6 = 31 + 5 (cm2)
Bài 24 trang 112 SGK
a (cm) 5 3 12 7
b (cm) 6 2 15 8
c (cm) 7 4 13 6
h (cm) 10 5 2 3
Chu vi đáy (cm) 18 9 40 21
a (cm) 180 45 80 63
Hoạt động 4
Hướng dẫn về nhà:
Nắm vững công thức tính Sxq, Stp của hình lăng trụ đứng.
Bài tập về nhà: bài tập còn lại SGK và sách bài tập.
Bài tập bổ xung: Tính diện tích toàn phần của một lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông, hai cạnh góc vuông bằng 6cm và 8 cm, chiều cao bằng 9 cm.
D.. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 59 61.doc