A. Mục tiêu :
- Biết dùng thước và compa để dựng hình( chủ yếu là hình thang ) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày cách dựng và chứng minh.
- Biết sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.
B. Chuẩn bị :
- GV : Thước thẳng, thước đo góc, compa
- HS : Thước thẳng, thước đo góc, compa. Ôn tập 7 bài toán dựng hình đã học ở lớp 6 và lớp 7.
C. Tiến trình bài dạy :
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 8 Dựng hình bằng thước và compa dựng hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Tiết : 08
§5. DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA
DỰNG HÌNH THANG
A. Mục tiêu :
- Biết dùng thước và compa để dựng hình( chủ yếu là hình thang ) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày cách dựng và chứng minh.
- Biết sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.
B. Chuẩn bị :
- GV : Thước thẳng, thước đo góc, compa
- HS : Thước thẳng, thước đo góc, compa. Ôn tập 7 bài toán dựng hình đã học ở lớp 6 và lớp 7.
C. Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Bài toán dựng hình
- GV nêu tác dụng của thước và compa trong bài toán dựng hình.
- HS lắng nghe.
Tuần: 04
Tiết : 08
§5. DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀCOMPA. DỰNG HÌNH THANG
1. Bài toán dựng hình: ( SGK)
Hoạt động 2 : Các bài toán dựng hình đã biết
- GV yêu cầu HS nêu lại các bài toán dựng hình đã biết ( như SGK ).
- GV củng cố lại các bài toán dựng hình vừa nêu.
- HS lần lượt trả lời.
- HS ghi nhớ, khắc sâu.
2. Các bài toán dựng hình đã b iết : (SGK)
Hoạt động 3 : Dựng hình thang
- Cho HS đọc ví dụ SGK.
- Theo đề bài ta có thể dựng được hình nào trước ? ( GV yêu cầu HS vẽ trước hình vào giấy nháp ).
- Muốn dựng điểm B ta làm gì ?
- Đó chính là bước phân tích.
- GV yêu cầu 1 HS ghi cách dựng, 1 HS dựng hình.
- Vì sao hình vừa dựng thoả mãn các yêu cầu của bài toán.
- Đó chính là nội dung của phần chứng minh.
- Ta có thể dựng được bao nhiêu hình như vậy.
- Đó chính là bước biện luận.
* Chú ý : Bài toán dựng hình cơ bản có 4 bước: Phân tích, cách dựng, chứng minh, biện luận. Nhưng trong bài làm HS chỉ cần thực hiện 2 bước : cách dựng và chứng minh.
- HS đọc ví dụ và suy nghĩ tìm lời giải.
- Ta dựng được ngay tam giác ADC vì biết trước hai cạnh và góc xen giữa.
- Dựng tia Ax//DC( tia Ax và điểm C cùng nằm trên một nửa MP bờ là AD ). Dựng điểm B trên tia Ax sao cho AB=3cm
-1HS ghi cách dựng, 1 HS dựng hình.
- Vì tứ giác ABCD có AB//CDÞABCD là hình thang và có AD=2cm, góc D bằng 700, DC=4cm, AB=3cm nên thoả mãn yêu cầu của bài toán.
- 1 HS lên bảng chứng minh.
- Ta có thể dựng được một hình thang như vậy.
3. Dựng hình thang:
* Cách dựng :
- Dựng DADC có :
- Dựng tia Ax//DC( tia Ax và điểm C nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ AD ).
- Dựng điểm B trên tia Ax sao cho AB=3cm. Kẻ đoạn BC.
* Chứng minh :
Tứ giác ABCD là hình thang, vì AB//CD.
Hình thang ABCD có :
nên thoả mãn yêu cầu của bài toán.
Hoạt động 4 : Củng cố
- Yêu cầu HS nêu lại cách dựng hình thang ( bài tập ở phần ví dụ ).
Bài tập 29-SGK
- Yêu cầu 1 HS nêu cách dựng.
- Yêu cầu 1 HS chứng minh.
- Cho HS nhận xét.
- Hai HS nêu lại cách dựng.
Bài tập 29-SGK
* Cách dựng :
- Dựng đoạn BC=4cm
- Dựng
- Dựng CA ^ Bx
* Chứng minh :
DABC có Â=900, BC=4cm,
nên thoả mãn đề bài.
- HS nhận xét.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
HS nắm vững các bước dựng hình.
Làm các bài tập 29, 30, 31 SGK.
Tiết sau giải bài tập.
Ngày … tháng … năm 200..
Tổ trưởng
Trương Thị Dung
File đính kèm:
- Tiet 8.doc