Giáo án Hình học 8 Tiết 9 Luyện Tập

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức: Củng cố và nắm chắc các bài toán dựng hình cơ bản để dựng một số hình học khác.

2.Kỹ năng: Biết vận dụng các bài toán dựng hình cơ bản để dựng hình, biết phân tích, nêu cách dựng, chứng minh và biện luận bài toán dựng hình.

3.Thái độ: Rèn đức tính cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận chứng minh.

II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Bảng phụ, thước đo góc.

 Học sinh: Bút dạ, thước thẳng, xem lại bài cũ.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.ổn định: (1) Nắm sỉ số.

2.Kiểm tra bài cũ: (5)

 Phát biểu các bài toán dựng hình cơ bản và các bước giải bài toán dựng hình.

3.Bài mới:

 a. Đặt vấn đề. Trực tiếp

 b.Triển khai bài:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 9 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:22/9/09 Tiết 9: luyện tập I. MụC TIÊU: 1.Kiến thức: Củng cố và nắm chắc các bài toán dựng hình cơ bản để dựng một số hình học khác. 2.Kỹ năng: Biết vận dụng các bài toán dựng hình cơ bản để dựng hình, biết phân tích, nêu cách dựng, chứng minh và biện luận bài toán dựng hình. 3.Thái độ: Rèn đức tính cẩn thận, chính xác trong tính toán và lập luận chứng minh. II. CHUẩN Bị: Giáo viên: Bảng phụ, thước đo góc. Học sinh: Bút dạ, thước thẳng, xem lại bài cũ. III.TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định: (1’) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Phát biểu các bài toán dựng hình cơ bản và các bước giải bài toán dựng hình. 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề. Trực tiếp b.Triển khai bài: hoạt động nội dung Bài tập 30/Sgk:(16’) Dựng tam giác ABC vuông tại B, biết cạnh huyền AC = 4cm, cạnh góc vuông BC = 2cm. ? Giả sử dựng được tam giác ABC như yêu cầu, ta dựng được yếu tố nào của bài toán? ? Tiếp theo ta dựng được những gì ? GV: Yêụ cầu HS lên nêụ bước phân tích . ? Như bạn đã phân tích, vậy để dựng được tam giác như trên em nào có thể nêu cách dựng. HS: Nêu cách dựng và trình bày trên bảng. ? Qua cách dựng hình vừa dựng đã thoả mãn yêu cầu hay chưa GV: Vậy qua cách dựng, bài toán cho ta bao nhiêụ tam giác như vậy. GV: Nhận xét và chốt lại cách giải bài toán. Bài tập 33/Sgk:(14’) Dựng hình thang cân ABCD, biết đáy CD = 3cm, đường chéo AC = 4 cm, = 800. GV: Tương tự như bài tập trên em nào có thể nêu được hướng dựng bài toán này ? HS: Giả sử dựng được hình thang ABCD thoả mãn đề bài toán, thì ta dựng được = 800, sau đó dựng tiếp đỉnh A và đỉnh B. GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp làm vào nháp và chuẩn bị nhận xét. HS: lên bảng trình bày. GV: Cùng HS cả lớp nhận xét. 1.Bài tập 30/SGK: 1. Phân tích: - Giã sử dựng được D ABC như yêu cầu, ta dựng được góc vuông xBy. - Điểm A cách B bằng 2 cm - Điểm C nằm trên By và cách A một khoảng 4 cm 2. Cách dựng. - Dựng = 900 - Trên tia Bx dựng điểm A sao cho AB = 2cm. - Từ A dựng đường tròn tâm A bán kính 4cm cắt By tại C. - Nối AC ta được tam giác ABC cần dựng. 3. Chứng minh. Qua cách dựng ta thấy DABC thoả mãn đề bài toán : = 900 AC = 4cm và AB = 2cm 4. Biện luận. Bài toán luôn dựng được và có một nghiệm hình. A B C D 2.Bài tập 33/SGK: - Dựng góc = 800 - Trên tia Dy lấy điểm C sao cho CD = 3cm - Dựng đường tròn tâm C bán kính 4cm cắt tia Dx tại điểm A. - Từ A dựng đường thẳng d // DC. - Dựng đường tròn tâm C bán kính bằng đoạn thẳng AD cắt d tại điểm B. - Nối B và C ta có hình thang ABCD cần dựng. V. Củng cố.(5’) ? Để dựng tam giác cần biết bao nhiêu yếu tố, cụ thể gồm những yếu tố nào? ? Dựng hình thang cần biết bao nhiêu yếu tố? Cụ thể? - Nhắc lại các bước giải bài toán dựng hình. VI. Dặn dò- HDẫn.(3’) - Học kỹ các bước giải bài toán dựng hình,ôn các bài toán dựng hình cơ bản. - Làm bài tập 32,34, 35/Sgk. - BT: Dựng hình thang cân ABCD(AB // CD) biết: AB = 2cm, CD = 4cm, đường cao AH = 2cm. HDẫn: Tính DH =? đ D ADH dựng được E. Bổ sung: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Ngày giảng: 20/9/09 Tiết10: Đối xứng trục I. MụC TIÊU. 1.Kiến thức: - HS nắm chắc định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua 1 trục; hai đoạn thẳng, hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng, hình thang cân là hình có trục đối xứng. 2.Kỹ năng: - Biết dựng một điểm đối xứng, một đoạn đối xứng cho trước. - Chứng minh được một điểm đối xứng với một điểm,một đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng qua một trục. 3.Thái độ: - Rèn khả năng vận dụng nhanh nhẹn, hoạt bát. Biết vận dụng để vẽ hình,gấp hình. II. CHUẩN Bị: Giáo viên: Bảng phụ, thước, compa, êke, hình chữ A, thang cân, hình tròn, tam giác đều Học sinh: Thước thẳng, com pa, êke,bảng nhóm. III.TIếN TRìNH LÊN LớP: 1.ổn định : (1’) Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Nêu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng ? Cho đường thẳng d và điểm Aẽ d. Hãy vẽ điểm A’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’ 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề. (5’) Giáo viên dùng một tờ giấy gấp 4 lại và cắt thành chữ cái H in hoa.Vậy vì sao ta có thể gấp tờ giấy thành tư để cắt thành chữ H. Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết điều này. b. Triển khai bài. hoạt động nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu hai điểm đối xứng nhau qua một dường thẳng.(10’) GV: Quay lại phần kiểm tra bài cũ để giới thiệu hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng. ? Nếu điểm M nằm trên trục đối xứng d thì điểm đối xứng với điểm M là điểm nào? *Hoạt động 2: Tìm hiểu hai hình đối xứng nhau qua một dường thẳng.(10’) GV: Cho HS hoạt động theo nhóm làm bài tập sau: Cho đường thẳng d và doạn thẳng AB. - Vẽ điểm A' đối xứng với A qua d - Vẽ điểm B' đối xứng với B qua d - Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, vẽ diểm C' đối xứng với C qua d. - Dùng thước để kiểm nghiệm rằng điểm C' thuộc đoạn thẳng A'B'. HS: Làm trên bảng nhóm. Nhận xét: Nếu A, B, C thẳng hàng thì điểm đối xứng với nó qua 1 đường thẳng cũng thẳng hàng. GV: cho các nhóm tự nhận xét két quả của nhau. GV: Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đgl hai hình đối xứng nhau qua 1 đường thẳng. ứng với mỗi điểm C thuộc đoạn thẳng AB đều có một điểm C’ đối xứng với nó qua d thuộc đoạn A’B’ và ngược lại. ? Vậy hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d khi nào? HS: Phát biểu định nghĩa. ? Vẽ hai tam giác đối xứng nhau qua một trục *Hoạt động 3: Hình có trục đối xứng.(10’) Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Tìm hình đối xứng với mỗi cạnh của tam giác ABC qua AH. GV: Gọi HS vẽ hình và nêu nhận xét *Kết luận: Mọi điểm của tam giác ABC đối xứng qua AH đều thuộc tam giác ABC. GV: Giới thiêụ hình có trục đối xứng GV: Yêu cầu HS làm [?4] trong Sgk. Mỗi hình sau có bao nhiêu trục đối xứng. a) Chữ cái in hoa A. b) Tam giác đều ABC. c) Đường tròn tâm O. HS: Thảo luận rồi trả lời. ? Tại sao ở đầu bài cô có thể dùng tờ giấy gấp tư để cắt hình chữ H? GV: Dùng giấy đề can vẽ một hình thang cân, gấp hình và thử phát hiện hình thang cân có phải là hình có trục đối xứng không? 1.Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng. A . . B (d) * Định nghĩa: (Sgk) *Chú ý: Điểm Mẻd thì điểm đối xứng với M qua d cũng là điểm M. 2.Hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng. C B A (d) C' B' A' * Định nghĩa: (Sgk) * Nhận xét: Hai tam giác,hai góc, hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng thì bằng nhau. 3.Hình có trục đối xứng. * Định nghĩa: (Sgk) ?4 A O C B a) Chữ cái in hoa A có một trục đối xứng. b) Tam giác đều ABC có ba trục đối xứng. c) Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng. K H D C B A *Định lí:Đường thẳng đi qua trung điểm của hai đáy hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó. 4. Củng cố: (5’) - Làm bài tập 37/Sgk để củng cố hình có trục đối xứng ? Nhắc lại định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng, hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng, hình có trục đối xứng. 5. Dặn dò- HDẫn: (3’) - Học và nắm chắc các định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng, hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng, hình có tâm đối xứng. - Làm bài tập 35,36,38đ41 (Sgk). - HD: BT 39/Sgk Ad + bd = cd + bd = cb (1) Ae + eb = ce + eb (2) Cb < ce + eb (3) Từ (1),(2),(3)đ ad + db < ae + eb IV. Bổ sung: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an hinh hoc 8 tiet 910.doc
Giáo án liên quan