Giáo án Hình học 8 từ tiết 1 đến tiết 12 Trường THCS Trần Quang Diệu

 I .MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:HS nắm được định nghĩa tứ giác , tứ giác lồi , tổng số đo các góc của tứ giác lồi .

 2. Kĩ năng: Biết vẽ , biết gọi tên các yếu tố của tứ giác , biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi

 3.Thái độ: Giáo dục tính thực tiễn khi vận dụng kiến thức trong bài để giải.

 II .CHUẨN BỊ:

 1.Chuẩn bị của giáo viên: Tứ giác động , bảng phụ, thước thẳng.

 2.Chuẩn bị của học sinh: Xem bài mới SGK, thước thẳng ,bảng phụ nhóm

 III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tình hình lớp :(1’) Điểm danh HS trong lớp

 2. Kiểm tra bài cũ :2’( Giới thiệu nội dung của hình học 8 và những dụng cụ học tập cần thiết)

 3. Giảng bài mới :

 Tiến trình bài dạy

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 8 từ tiết 1 đến tiết 12 Trường THCS Trần Quang Diệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15/08/12 Chương I: TỨ GIÁC Tiết 1 TỨ GIÁC I .MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:HS nắm được định nghĩa tứ giác , tứ giác lồi , tổng số đo các góc của tứ giác lồi . 2. Kĩ năng: Biết vẽ , biết gọi tên các yếu tố của tứ giác , biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi 3.Thái độ: Giáo dục tính thực tiễn khi vận dụng kiến thức trong bài để giải. II .CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Tứ giác động , bảng phụ, thước thẳng. 2.Chuẩn bị của học sinh: Xem bài mới SGK, thước thẳng ,bảng phụ nhóm III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp :(1’) Điểm danh HS trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ :2’( Giới thiệu nội dung của hình học 8 và những dụng cụ học tập cần thiết) 3. Giảng bài mới : Tiến trình bài dạy T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 16’ Hoạt động 1 : Định nghĩa Gv : Treo bảng phụ có 4 hình trong SGK và yêu cầu học sinh nhận xét về số đoạn thẳng có trong các hình Gv : Trên cơ sở nhận xét của học sinh giáo viên giới thiệu cho học sinh về định nghĩa tứ giác (bảng phụ ). Gv : Cho học sinh làm ?1 Gv : Trên cơ sở ?1 giáo viên giới thiệu cho học sinh định nghĩa tứ giác lồi . Gv : Cho học sinh làm ?2 Gv : Chỉ cho học sinh nắm được : hai đỉnh kề nhau , đối nhau , đường chéo, hai cạnh kề, đối nhau, góc đối nhau, điểm nằm trong , điểm nằm ngoài. Hs : Quan sát 4 hình và trả lời tất cả đều có 4 đoạn thẳng . Hs : Lắng nghe và ghi chép vào vở Hs : Trong 3 tứ giác ở hình 1 thì 1a là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của nó . Hs : Lắng nghe và ghi chép vào vở Hs : Quan sát hình vẽ và điền vào chỗ trống trong ?2 HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn 1. Định nghĩa : Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng . + A, B, C, D gọi là các đỉnh . + AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh * Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác . * Chú ý : Từ nay khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm thì ta hiểu đó là tứ giác lồi . 9’ Hoạt động 2 :Tổng các góc của tứ giác Gv : Cho học sinh làm ?3 Gv : Cho học sinh tính tổng các góc của tứ giác dựa vào tổng ba góc của tam giác . ?Qua việc tính toán ta rút ra nhận xét gì về tổng các góc của một tứ giác ? Gv : Giới thiệu cho học sinh định lí Hs : Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 Hs : Vẽ đường chéo của tứ giác và tìm được tổng các góc của tứ giác . HS : Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 Hs : Lắng nghe và ghi chép 2. Tổng các góc của một tứ giác : Định lí : Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 15’ Hoạt động 3 : Củng cố Cho học sinh làm bài tập 1 a,d SGK (bảng phụ ) Hs :2hs lần lượt lên bảng làm bài tập và cả lớp cùng giải nháp Tứ giác ABCD có : A + B + C + D = 3600 (theo dịnh lí tổng các góc của 1 tứ giác ) 1100+1200+ 800 +x=3600 x = 500 d) ta có : * K1 + K2 = 1800 (kề bù) 600 + K2 =1800 K2 =1800 -600 K2 = 1200 * M1 + M2 =1800 (kề bù) 1050 + M2 =1800 M2 =1800 -1050 M2 = 750 *do đó tứ giác MNIK có M + N + I + K = 3600 (định lí tổng các góc của một tứ giác ) 750 +x+ 900 + 1200 =3600 x = 750 Bài 1 a,d SGK -66 a) Tứ giác ABCD có : A + B + C + D = 3600 (theo dịnh lí tổng các góc của 1 tứ giác ) 1100+1200+ 800 +x=3600 x = 500 d) ta có : * K1 + K2 = 1800 (kề bù) 600 + K2 =1800 K2 =1800 -600 K2 = 1200 * M1 + M2 =1800 (kề bù) 1050 + M2 =1800 M2 =1800 -1050 M2 = 750 *do đó tứ giác MNIK có M + N + I + K = 3600 (định lí tổng các góc của một tứ giác ) 750 +x+ 900 + 1200 =3600 x = 750 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :(2’) Về nhà học bài cũ và làm bài tập SGK : 2 , 3 , 4 trang 66 - 67 Xem trước bài tiếp theo IV .RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........... Ngày soạn : 18/08/12 Tiết 2 HÌNH THANG I .MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : HS nắm được định nghĩa hình thang , hình thang vuông , các yếu tố của hình thang . Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang , là hình thang vuông . 2. Kĩ năng : Biết vẽ hình thang , hình thang vuông , biết cách tính số đo các góc của hình thang , hình thang vuông, biết sử dụng dụng cụ kiểm tra một tứ giác là hình thang . 3.Thái độ : Rèn luyện tư duy suy luận cho HS. II .CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên : Bài giảng , SGK , bài tập và bảng phụ vẽ hình 13 .ghi ?1,?2 2.Chuẩn bị của học sinh : Xem bài mới , học bài cũ và làm bài tập III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp : ( 1’) Điểm danh HS trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Nêu khái niệm tứ giác lồi , vẽ hình minh hoạ , định lí về tổng các góc của một tứ giác HS (TB-Khá) Nêu đúng khái niệm 3đ, Vẽ hình 3đ, Nêu đúng định lý 3 đ vở ghi chép tốt 1đ 3. Giảng bài mới : - Giới thiệu bài mới (1’): Gv treo bảng phụ có hình một tứ giác mà có hai cạnh song song để học sinh quan sát rồi từ đó giáo viên giới thiệu bài mới . Tiến trình bài dạy T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ Hoạt động 1 : Định nghĩa Gv : Cho học sinh xembảng phụ có vẽ hình có hai cạnh song song (hình 13 SGK) , yêu cầu học sinh nhận xét về tứ giác đã cho ? Gv : Trên cơ sở nhận xét của học sinh giáo viên giới thiệu định nghĩa hình thang Gv : Treo bảng phụ có ?1 cho học sinh quan sát, tìm lời giải . - Treo bảng phụ ?2 cho HS thảo luận nhóm ? Qua bài tập trên ta rút ra nhận xét gì về hình thang có hai cạnh bên song song ; hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau ? Hs : Nhận thấy tứ giác có hai cạnh song song . Hs : Lắng nghe và ghi chép Hs : từng cá nhân trả lời a) 15a , 15b là hình thang . b) Hai góc kề một cạnh bên có tổng bằng 1800 . Hs : a) C/m ABC = CBA từ đó suy ra đpcm. b) C/m ABC = CDA từ đó suy ra đpcm . -HS rút ra nhận xét. 1. Định nghĩa : Hình thang là tứ giác có hai cạnh song song . + AB, CD gọi là hai cạnh đáy (hoặc đáy) + AD, BC gọi là cạnh bên + AH vuông góc với DC tại H,ta nói AH là một đường cao của hình thang ABCD. * Chú ý : Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau * Nhận xét : + Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau , hai cạnh đáy bằng nhau . + Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau . 7’ Hoạt động 2: Hình thang vuông Gv : Vẽ hình thang ABCD có AB vuông góc với AD và cho học sinh nhận xét về hình thang đó . Gv : Trên cơ sở nhận xét của học sinh giáo viên giới thiệu cho học sinh định nghĩa hình thang vuông Hs : Nhận xét hình thang ABCD có hai góc vuông . Hs : Lắng nghe và ghi chép . 2. Hình thang vuông : Định nghĩa : Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông . 15’ Hoạt động 3 : Củng cố Gv : Cho học sinh làm bài tập 7a ? * Nhấn mạnh : AB,CD là hai đáy nên AB//CD do đó hai góc kề cạnh bên có tổng số đo bằng 1800 GV hướng dẫn bài tập 8 Về nhà trình bày bài giải và tính các góc còn lại Hs : Làm bài tập và trả lời câu hỏi của giáo viên . Hs theo dõi trả lời câu hỏi của giáo viên Bài 7a SGK – 71: Vì AB // CD Nên 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1’) Về nhà học và làm bài tập 6,8, 9 , 10 SGK Xem trước bài hình thang cân IV . RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................... Ngày soạn :22/08/12 Tiết 3 HÌNH THANG CÂN I .MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : HS nắm được định nghĩa , các tính chất , các dấu hiệu nhận biết hình thang cân . 2.Kĩ năng: Biết vẽ hình thang cân , biết sử dụng định nghĩa và các tính chất của hình thang cân trong tính toán , và biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân . 3.Thái độ : Rèn tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học . II .CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Bài giảng , SGK , bài tập và bảng phụ hình 23, bài tập, thước thẳng 2.Chuẩn bị của học sinh: Xem bài mới , học bài cũ bảng phụ nhóm. III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp : Điểm danh HS trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)Nêu định nghĩa hình thang , hình thang vuông TL : như nội dung định nghĩa bài học trước. 3. Giảng bài mới : Tiến trình bài dạy T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5’ Hoạt động 1 : Định nghĩa Gv : Treo bảng phụ có hình 23 và cho học sinh trả lời ?1 . Gv : Giới thiệu hình thang cân cho học sinh . ? Vậy thế nào là hình thang cân Gv : Cần nhấn mạnh cho học sinh hai ý đó là : + Hình thang + Hai góc ở đáy bằng nhau Thì ta mới được hình thang cân Gv : Cho học sinh làm ?2 (ghi trên bảng phụ ) *Nhấn mạnh : hình thang cân là hình thang và có hai góc kề một đáy bằng nhau . Hs : Quan sát hình 23 và trả lời : góc C bằng góc D Hs : Lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên . Hs : Hình thang cân là hình thang có hai góc ở một đáy bằng nhau . Hs : a) Các hình thang cân là : ABCD , IKMN , PQST b) Các góc còn lại là : = 1000 ; = 1100 ;= 700 = 900 . c) Hai góc đối của hình thang cân thì bù nhau . 1. Định nghĩa : Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau . * Chú ý 1: Nếu ABCD là hình thang cân ( có đáy AB , CD ) thì Và * Chú ý 2 : Hai góc đối của hình thang cân thì bù nhau 18’ Hoạt động 2 : Tính chất Gv : Cho học sinh sử dụng thước đo độ dài hai cạnh bên của hình thang cân từ đó nêu nhận xét về độ dài hai cạnh bên của hình thang cân ? Gv : Nêu định lí 1 Gv : Hướng dẫn học sinh chứng minh định lí ? Gv : Chúng ta xét hai trường hợp a) Hai cạnh bên cắt nhau : Ta sử dụng tam giác cân để suy ra điều phải chứng minh . b) Hai cạnh bên song song : Ta sử dụng chú ý của hình thang để suy ra điều phải chứng minh . Gv : Cho học sinh kiểm tra điều ngược lại của định lí có đúng hay không ? Và vẽ hình minh hoạ ? Gv : Cho học sinh chứng minh hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân ? Hs : Đo độ dài hai cạnh bên của hình thang cân và nêu lên được trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau . Hs : Lắng nghe và ghi chép Hs : Dựa vào hướng dẫn của giáo viên học sinh tìm cách chứng minh định lí . Hs : Chứng minh được DOC cân tại O và OAB cân tại O từ đó suy ra điều phải chứng minh . Hs : Nhắc lại chú ý của hình thang . Hs : Điều ngược lại không đúng Hình thang ABCD có AD = BC nhưng nó không phải là hình thang cân . Hs đứng tại chỗ chứng minh Gt : ABCD hình thang cân AB// CD Kl : AC =BD Xét ADC và BCD có : AD = BC (định lí của hình thang cân ) ADC = BCD (đjnh nghĩa hình thang cân) CD là cạnh chung Vậy ADC = BCD(c-g-c) è AC = BD 2. Tính chất : Định lí 1 : Trong hình thang cân , hai cạnh bên bằng nhau Chứng minh Xét hai trường hợp : a) AD cắt BC ở O ( giả sử AB < CD ) ABCD là hình thang cân nên ta có : D = C , A1 = B1 Vì D = C nên tam giác OCD cân tại O à OD = OC (1) Vì A1 = B1 à A2 = B2 à t/g OAB cân tại O nên OA = OB (2) (1) và (2) èAD = BC b) Trường hợp AD//BC . Khi đó AD = BC vì hình thang có hai cạnh bên song song . * Chú ý ; Có những hình thang có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình thang cân . Định lí 2 : Trong hình thang cân , hai đường chéo bằng nhau Gt : ABCD hình thang cân AB// CD Kl : AC =BD Xét ADC và BCD có : AD = BC (định lí của hình thang cân ) ADC = BCD (đjnh nghĩa hình thang cân) CD là cạnh chung Vậy ADC = BCD(c-g-c) è AC = BD 8’ Hoạt động 3 : Dấu hiệu nhận biết - Cho HS thảo luận nhóm ?3,nêu dự đoán hình thang có hai đường chéo bằng nhau. Gv: giới thiệu định lí 3 Gv : Để kiểm tra một hình thang có phải là hình thang cân không ta phải kiểm tra như thế nào ? Gv : Nêu các dấu hiệu nhận biết hình thang cân cho học sinh nắm HS thảo luận nhóm Dự đoán hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. Hs ghi vở Hs : Ta kiểm tra hình thang có hai góc ở một đáy bằng nhau không , kiểm tra hai đường chéo của hình thang có bằng nhau không rồi từ đó kết luận hình thang đó cân hay không cân . Hs : Lắng nghe và ghi chép Hs : Trả lới yêu cầu của giáo viên . Hs : nghe hướng dẫn và ghi vào vở 3.Dấu hiệu nhận biết hình thang cân : Định lí 3 : Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân . * Dấu hiệu nhận biết hình thang cân : 1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân . 2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân . 8’ Hoạt động 4 : Củng cố - Nhắc lại định nghĩa hình thang cân , hai tính chất của hình thang cân . - Nhắc lại dấu hiệu nhận biết hình thang cân . Giới thiệu bài tập ,hướng dẫn HS cách chứng minh Bảng phụ bài tập Hướng dẫn học sinh vẽ hình và làm bài tập Học sinh ghi đề bài Suy nghĩ làm bài tập Bài tập : Cho hình thang cân ABCD ( AB , CD là đáy ) a) C/m : ACD = BDC b) Gọi E là giao điểm của AC và BD . C/m EA = EB ? 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị chotiết học tiếp theo ( 1’) Học kỹ nội dung bài học thuộc định nghĩa định lý vận dụng vào làm bài tập Về nhà học bài và làm bài tập 11,12,13,15,16,17SGK IV .RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......... Ngày soạn: 25/08/12 Tiết 4 LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : HS được khắc sâu kiến thức : định nghĩa , tính chất , dấu hiệu nhận biết hình thang cân. 2.Kỹ năng : Biết vẽ hình thang cân , tính toán một cách thành thạo. 3. Thái độ : Giáo dục tư duy suy luận . II .CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Bài giảng , bảng phu, nội dung KTBC, bài tập. 2.Chuẩn bị của học sinh: Xem bài mới , học bài cũ , làm bài tập SGK . III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp : Điểm danh HS trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Nêu định nghĩa hình thang cân , các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân Nội dung Đúng Sai 1. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân 2. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân 3. Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau và không song song là hình thang cân . 3. Giảng bài mới : Tiến trình bài dạy T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 22’ Hoạt động 1 : Luyện tập Gv : Cho học sinh lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL của bài toán . Gv : Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang cân ta chứng minh như thế nào ? Gv : Muốn chứng minh BCED là hình thang cân ta chứng minh điều gì ? ? Chứng minh tứ giác BCED là hình thang ta chứng minh điều gì? Gv : Hãy chứng minh ED//BC ? Gv : Vì sao BCED là hình thang cân ?Gv : Hãy C/m rEBD cân tại E ? Gv : Vì EC = EB nên ta suy ra điều phải chứng minh . * Chốt lại : C/m tứ giác là hình thang cân ta C/m: + là hình thang + có hai góc kề một đáy bằng nhau Gv : Nêu đề bài 18 SGK cho học sinh lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL của bài toán ? Gv : Muốn chứng minh t/g DBE là tam giác cân ta phải chứng minh điều gì ? Gv : Hãy chứng minh BD = BE ? Gv : Hãy các cách chứng minh hai tam giác bằng nhau đã học ở lớp 7 ? Gv : Hãy tìm cách chứng minh rACB = r BDC theo trường hợp c - g - c ? Gv : C/m hình thang ABCD là hình thang cân như thế nào? Hs : Lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL của bài toán . Hs : Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang cân ta phải chứng minh được hai ý đó là : + C/m tứ giác là hình thang . + C/m hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau hoặc có hai đường chéo bằng nhau Hs : C/m + BCED là hình thang + BCED có hai góc ở một đáy bằng nhau hoặc hai đường chéo bằng nhau . Hs : C/m ED// BC Hs : Dựa vào giả thiết của bài toán tìm cách C/m ED // BC Hs : BCED là hình thang cân vì ABC = ACB Hs : à EBD cân tại E à EC = EB Hs : Lên bảng ghi GT và KL của bài toán . Hs : Ta C/m BE = BD hoặc góc D bằng góc E . Hs : Vì hình thang ABEC có hai cạnh bên AC và BE song song với nhau nên : AC = BE Mà : AC = BD è BD = BE Hs : Để chứng minh hai tam giác bằng nhau có 3 cách chứng minh như sau : + C/m : Hai tam giác có ba cạnh bằng nhau + C/m : Hai tam giác có một góc và hai cạnh tương ứng bằng nhau . + C/m : Hai tam giác có một cạnh và hai góc tương ứng bằng nhau . Hs : Tìm các yếu tố bằng nhau c.g.c Hs : hình thang ABCD ta chứng minh được hai góc kề một đáy bằng nhau ( ) nên nó là hình thang cân . Bài tập 16 : Cho ABC cân tại A , các đường phân giác BD, CE (D thuộc AC ; E thuộc AB) Chứng minh rằng hình BEDC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên Giải Xét rABD và rACE có : AB = AC (gt) A góc chung . à rABD = rACE (c.g.c) à AD = AE à rAED cân tại A Mà : (vì r ABC là tam giác cân ) Nên : è ED//BC è EDCB là hình thang . Vì nên EDCB là hình thang cân Ta có : à EBD cân tại E à EC = EB Vậy EDBC là hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên . Bài tập 18 : Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AC = CD . Qua B kẻ đường thẳng song song với AC , cắt đường thẳng DC tại F . Chứng minh rằng : a) r DBE là tam giác cân . b) r ACD = r BDC c) Hình thang ABCD là hình thang cân . Giải a) Hình thang ABEC có hai cạnh bên AC và BE song song với nhau nên : AC = BE Mà : AC = BD è BD = BE Do đó r BDE cân tại B b) Vì AC//BE nên : Mà : (r BDE cân ) è Xét rACD và rBDC có AC = BD (gt) (cmt) CD là cạnh chung Vậy r ACD= r BDC (c.g.c) c) vì r ACD = r BDC nên . Vậy ABCD là hình thang cân 2’ Hoạt động 2: Củng cố -Gv cho HS xem lại các bước giải của những bài tập trên -HS xem lại các bài tập đã giải 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’) -Về nhà ôn tập định nghĩa ,tính chất ,nhận xét ,dấu hiệu nhận biết hình thang cân -Làm bài tập 17,19 trong SGK . IV .RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................... Kiểm tra15’ *Đề A/ Trắc nghiệm: (5đ)Điền x vào Đ,S Nội dung Đ S 1. Hình thang có 2 góc vuông là hình thang vuông 2. Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau và không song song là hình thang cân . 3.Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 4. Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình thang cân 5. Nếu một hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau B/ Tự luận: (5đ)Cho hình thang cân ABCD (AB//CD) có M là trung điểm của CD. a) Chứng minh cân (2đ) b) Biết . Tính các góc còn lại của hình thang cân ABCD(2đ).Hình vẽ 1đ *Đáp án, biểu điểm: A/ Trắc nghiệm: (5đ) 1S2Đ3Đ4S5Đ B/ Tự luận: (5đ) a) Vậy cân tại M b) Ngày soạn 29/08/12 Tiết 5 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG I .MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Hs nắm được định nghĩa và các định lí1 , định lí 2 về đường trung bình của tam giác . 2.Kĩ năng : Biết vận dụng các định lí về đường trung bình của tam giác chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau hoặc song song . 3. Thái độ : Rèn cho học sinh cách lập luận trong chứng minh định lí và vận dụng các định lí đã học và thực tế . II .CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị cua giáo viên: Bài giảng , SGK , bảng phụ 2.Chuẩn bị của học sinh: Xem bài mới , học bài cũ III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp : 1’ Điểm danh HS trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giảng bài mới : Tiến trình bài dạy T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 33’ Hoạt động 1:Đường trung bình của tam giác 1.1/ Gv : Cho học sinh làm ?1 Gv : Sau đó hãy nêu nhận xét của mình ? 1.2/ Giới thiệu cho học sinh định lí 1 . Gv vẽ hình ,yêu cầu HS ghi GT , KL của định lí Gợi ý: để c/m hai cạnh bằng nhau ta cần có hai t/giác à vẽ EF//AD GV gợi ý cách chứng minh *Nhấn mạnh : vận dụng định lí này có thể chứng minh hai đọan thẳng bằng nhau. Gv : Từ cơ sở của định lí giáo viên giới thiệu cho học sinh định nghĩa đường trung bình của tam giác . Gv : Trong tam giác có mấy đường trung bình ? Gv : Cho học sinh làm ?2 Gv : Cho học sinh nhận xét về đường trung bình của tam giác ? Gv : Giới thiệu định lí 2 cho học sinh nắm . Gv : Yêu cầu học sinh xác định GT và KL của định lí 2? Gv : Gợi ý cho học sinh chứng minh định lí . -Yêu cầu HS làm ?.3 SGK Hs : Vẽ tam giác và lấy thước đo và dự đoán được E là trung điểm của cạnh AC . Hs : Vẽ đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song một cạnh thì đi qua trung điểm cạnh còn lại . Hs nghe và ghi vào vở GT ABC, AD= BD, DE//BC KL AE = EC Hs : Lắng nghe và trả lời câu hỏi của gv Hs trả lời câu hỏi của gv Hs theo dõi và ghi vở Hs : Trong một tam giác có 3 đường trung bình . Hs : Vẽ ABC lấy D là trung điểm AB , E là trung điểm AC . Dùng thước đo góc và thước đo độ tìm được ADE = B và DE = BC . Hs : Đường trung bình của tam giác song song và bằng nửa cạnh tương ứng với nó . Hs : Lắng nghe và ghi chép . Hs : GT ABC, MA = MC, NA = NB KL NM//BC và MN=BC Tl : DE = BC BC = 2 DE = 2.50 = 100 m 1. Đường trung bình của tam giác : Định lí 1 : Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba . Qua E kẻ đường thẳng song song với AB, cắt BC tại F Hình thang BDEF có hai cạnh bên BD // EF Nên BD = EF Mà BD = DA è DA = EF Định nghĩa : Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác . Định lí 2 : Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy . MN là đường trung bình của ABC C/m : SGK 9’ Hoạt động 2 : Củng cố Gv : Cho học sinh sử dụng định lí 1 và định lí 2 để làm bài tập 20 ,21SGK . Gọi HS lên bảng thực hiện Hs : Làm bài tập 20 , Bài 20 SGK-79: Ta có IK // BC ( vì hai góc đồng vị bằng nhau) Mà KA = KC ( = 8cm) èI là trung điểm của AB Do đó AI = BI = 10 cm Bài 21 SGK – 79: Tam giác AOB có C là trung điểm của OA và D là trung điểm của OB Nên CD là đường trung bìn của tam giác AOB è CD = AB Hay AB = 2 CD = 2. 3=6 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2’) - Nắm chắc định nghĩa đường trung bình và các định lí -Về nhà làm bài tập 22 SGK . IV .RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ Ngày soạn :01/09/12 Tiết 6 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG (tt) I .MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Học sinh nắm vững định nghĩa về đường trung bình của hình thang ; nắm vững nội dung định lí 3 - 4 . 2.Kĩ năng : Vận dụng định lí tính độ dài các đoạn thẳng , chứng minh các hệ thức về đoạn thẳng 3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận , bước đầu tập suy luận . II .CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu bài giảng , bảng phụ ghi 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài mới , học bài cũ III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp : Điểm danh HS trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ : (7’) Phát biểu định lí 1 nêu định nghĩa đường trung bình tam giác , định lí 2 ? Chữa bài tập 22 SGK -79. 3. Giảng bài mới : - Giới thiệu bài mới(1’) : Ở tiết trước các em đã biết được đường trung bình của tam giác và tính chất của nó . Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đường trung bình của hình thang nó có tính chất như thế nào ? Tiến trình bài dạy T.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 27’ Hoạt động 1 : Đường trung bình của hình thang Gv : Cho học sinh lên bảng làm ?.4 :vẽ hình , tìm trung điểm E của AD rồi qua E vẽ đường thẳng a song song với hai đáy , cắt BC tại F ? Gv : Cho học sinh đo đoạn thẳng BF , CF rồi kết luận điểm F đối với đoạn BC ? Gv : Giới thiệu định lí 3 cho học sinh . Gv : Cho học sinh xác định GT và KL của định lí ? Gv : Hướng dẫn cho học sinh chứng minh định lí . Gv : Sau khi học sinh chứng minh định lí xong giới thiệu định nghĩa đường trung bình của hình thang . - Gv gọi một HS lên bảng vẽ đương trung bình của hình thang, yêu cầu HS dùng thước đo góc đo góc AMN và góc ADC , đo độ dài MN so với độ dài ABvà CD ? Có nhận xét gì về đường trung bình của hình thang . Gv : giới thiệu tính chất của hình thang Gv : Cho học sinh xác định GT và KL của định lí ? Gv : Hướng dẫn học sinh chứng minh định lí . Hs :Lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của giáo viên . Các học sinh còn lại vẽ hình vào vở . Hs : Lên bảng đo đạc rồi kết luận F là trung điểm của BC Hs : Lắng nghe và ghi chép vào vở . Hs : Lên bảng ghi GT và KL của định lí : GT ABCD hình thang EA = ED , EF//AB KL FB = FC Hs : dựa vào câu hỏi của gv và trả lời cách c/m HS(K): : đứng tại chỗ c/m I là trung điểm của AC HS(K): c/m F là trung điểm của BC Hs :lắng nghe và ghi định nghĩa HS(TB): lên bảng vẽ đường trung bình của hình thang ,tiến hành đo đạc Hs : đường trung bình của hình thang song song với cạnh đáy và nữa tổng hai đáy. Hs : ghi vở nội dung định lí GT MN là đường trung bình hình thang ABCD KL MN//AB , MN//CD MN = (AB + CD) Hs : nghe và trả lời câu hỏi của GV 2.Đường trung bình của hình thang : Định lí 3 : Đường thẳng đi qua tru

File đính kèm:

  • doctiet 1-12.doc