Giáo án Hình học 8 từ tiết 9 đến tiết 13 Trường THCS Nguyễn Du

I/ MỤC TIÊU:

- Củng cố cho học sinh các phần của bài toán dựng hình .HS biết vẽ phác hình để phân tích – tìm cách dựng . Biết cách trình bày phần cách dựng và chứng minh bài toán dựng hình .

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng thước và compa để dựng hình .

II/ CHUẨN BỊ:

GV: Thước thẳng, thước đo độ, compa .

HS:Dụng cụ học tập , học bài , làm các bài tập về nhà .

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 từ tiết 9 đến tiết 13 Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/09/2008 Tuần: 5 Ngày dạy: 22/09/2008 Tiết: 9 Luyện tập I/ MỤC TIÊU: Củng cố cho học sinh các phần của bài toán dựng hình .HS biết vẽ phác hình để phân tích – tìm cách dựng . Biết cách trình bày phần cách dựng và chứng minh bài toán dựng hình . Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng thước và compa để dựng hình . II/ CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, thước đo độ, compa . HS:Dụng cụ học tập , học bài , làm các bài tập về nhà . III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1.Ổn định lớp : 1’ Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : 9’ HS : - Một bài toán dựng hình cần làm những phần nào ? phải trình bày phần nào ? - Chữa bài tập 31 tr 83 SGK Giải : - Dựng D ADC có AD = 2cm ; AC = DC = 4cm - Dựng điểm tia Ax // DC, trên tia Ax lấy điểm B sao cho AB = 2cm - C/m : Vì AB // CD. Nên ABCD là hình thang có AD = AB = 2cm ; AC = DC = 4cm Tg Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 11’ 9’ 13’ BT 33: A B D C Chữa bài tập 33sgk :GV treo bảng phụ đã vẽ phác hình BT 33, HS nêu cách dựng , chứng minh x A B y 4cm 800 D 3cm C BT 32 : Hãy dựng một góc bằøng 300 . GV lưu ý cho HS: chỉ dùng thước và compa ! Để dựng góc 300 bằng thước và compa trước tiên ta cần dựng góc nào? (Dựng góc 600 rồi dựng phân giác góc đó để được góc 300) Làm thế nào để dựng được góc 600? (Dựng tam giác ABC đều , cạnh tùy ý ) HS nêu cách dựng và dựng , một học sinh chứng minh BT34: HS đọc đề bài GV yêu cầu HS vẽ phác hình cần dựng ( GV treo bảng phụ đã vẽ phác hình) + Tam giác nào có thể dựng được ngay ? ( tam giác ACD dựng được ngay vì biết hai cạnh và một góc ) + Đỉnh B được xác định như thế nào ? ( B thuộc Ax // DC, B cách C một khoảng 3cm nên B là giao đểm của ( C; 3cm) và tia Ax) Vậy hãy nêu cách dựng !(HS nêu , GV sửa chữa sai sót) Một HS dựng hình theo cách dựng đã nêu . Một HS chứng minh bài toán . GV lưu ý: Ta có thể dựng được hai hình thang thỏa mãn điều kiện bài toán . BT 33: a/ Cách dựng : Dựng CD = 3cm Dựng = 800 Dựng cung tròn tâm C, bán kính 4cm cắt tia Dx tại A Trên nửa mặt phẳng bờ AD có chứa điểm C, vẽ tia Ay // CD. Dựng cung tròn tâm D, bán kính 4cm cắt Ay tại B. Nối BC . b/Chứng minh : Tứ giác ABCD là hình thang vì AB//CD Hình thang ABCD cân vì AC= BD= 4cm Hình thang cân ABCD có AC = 4cm, = 800 , CD = 3cm thỏa mãn điều kiện bài toán BT 32 : B x 300 A C Cách dựng : - Dựng tam giác ABC đều, cạnh tùy ý Dựng phân giác góc A, ta được góc 300 Chứng minh:ABC đều nên có = 600 Vì Ax là tia phân giác nên = 300 BT34: a/ Cách dựng : Dựng tam giác ADC có = 900 , AD = 2cm , DC = 3cm Dựng tia Ax // CD (Ax và C thuộc một nửa mặt phẳng bờ là AD ) Dựng cung tròn tâm C, bán kính 3cm cắt Ax tại B. Kẽ BC . A B B’ 2 3 D C 3 b/ Chứng minh :Tứ giác ABCD là hình thang vì có AB // CD. Hình thang ABCD có = 900, AD =2cm BC = 3cm thỏa mãn điều kiện bài toán . 4/ Hướng dẫn học ở nhà :2’ Xem lại và nắm vững cách giải một bài toán dựng hình . Rèn luyện thêm kỹ năng sử dụng thước và compa trong dựng hình . Làm các bài tập 46, 49, 50 / SBT IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ---–™&˜—--- Ngày soạn: 22/09/2008 Tuần: 5 Ngày dạy: 24/09/2008 Tiết: 10 Đối xứng trục I/ MỤC TIÊU: HS hiểu định nghĩa hai điểm, hai đường thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng d HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua đường thẳng d, hình thang cân là hình thang có một trục đối xứng . HS biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước , đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. HS biết chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng . HS nhận biết hình có trục đối xứng trong toán học và trong thực tiễn. II/ CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ, phấn màu . Vẽ hình 53,54 sgk, tấm bìa hình chữ A, tam giác đều, hình thang cân. HS:Dụng cụ học tập , học bài , làm các bài tập về nhà, tấm bìa hình thang cân. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1.Ổn định lớp : 1’ Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : 6’ HS : - Đường trung trực của đoạn thẳng là gì ? - Cho đường thẳng d và 1 điểm A Ï d. Hãy vẽ điểm A’ sao cho d là đường trung trực của AA’ - Vẽ cung tròn (A ; r) (r đủ lớn cắt d) - Vẽ hai cung tròn (I, r) và (E, r). Chúng cắt nhau tại A’ Þ A’ cần vẽ 3. Tiến trình tiết dạy: Tg Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 10’ 15’ 10’ Hoạt động 1.Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng: GV chỉ vào hình vẽ giới thiệu : Hai điểm A và A’ như trên gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng . HS: lắng nghe. Hỏi : Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d? HS: Nêu theo cách hiểu biết của mình. GV ghi : M và M’đối xứng với nhau qua d Þ d là đường trung trực của đoạn thẳng MM’ - GV cho đường thẳng d, M Ï d ; B Ỵ d, hãy vẽ điểm M’ đối xứng với M qua d, vẽ B’ đối xứng với B qua d Hỏi : Nêu nhận xét về B và B’ GV yêu cầu HS nêu quy ước SGK. GV hỏi : Nếu cho điểm M và đường thẳng d, có thể vẽ được mấy điểm đối xứng với M qua d Hoạt động 2: Tìm hiểu về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng GV yêu cầu HS thực hiện ?2 C B A d A’ C’ B’ -HS đọc đề , vẽ hình vào vở , 1 học sinh vẽ trên bảng HS trả lời câu hỏi : +Hãy nêu nhận xét về điểm C? +Đoạn thẳng AB và A’B’có tính chất gì? (điểm A đối xứng với điểm A’,điểm B đối xứng với B’, điểm C bất kỳ thuộc AB thì có điểm đối xứng là C’ thuộc A’B’) GV giới thiệu đoạn thẳng AB và đoạn thẳng A’B’ đối xứng nhau qua đường thẳng d.Vậy thế nào là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng d? GV treo bảng phụ vẽ hình 53, 54, giới thiệu cho HS các khái niệm : Đoạn thẳng , đường thẳng , góc, tam giác , hai hình H và H ’đối xứng nhau qua trục d. GV nêu kết luận sgk. GV:+ Cho đoạn thẳng AB và một đường thẳng d, làm thế nào dựng đoạn thẳng A’B’ đối xứng với AB qua d? + Cho tam giác ABC, làm thế nào dựng tam giác A’B’C’ đối xứng tam giác ABC qua d? Hoạt động 3 : Hình có trục đối xứng : Học sinh thực hiện ?3 theo nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả : + AH là đường cao của tam giác ABC cân tại A nên AH là đường trung trực của BC => B đối xứng với C qua AH Vậy AB đối xứng với AC qua AH , AC đối xứng với AB qua AH, BC đối xứng với CB qua AH . GV: điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc cạnh tam giác ABC cũng thuộc cạnh tam giác ABC, ta nói AH là trục đối xứng của tam giác ABC. Vậy trục đối xứng của một hình là gì? HS trả lời , GV nêu định nghĩa, cho HS làm ?4: Cho HS gấp miếng bìa hình thang cân theo yêu cầu và nhận xét vị trí của vết gấp. Hình thang cân có trục đối xứng không ? Trục đối xứng của hình thang cân là đường nào? GV nêu định lý – yêu cầu HS tóm tắt nội dung định lý bằng cách viết GT-KL của định lý d B A A’ 1.Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng : Định nghĩa : Hai điểm được gọi là đỗi xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó. Quy ước: Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng của B qua d cũng là điểm B. 2. Hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng : Định nghĩa: Hai hình được gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại. *Nếu hai đoạn thẳng (góc , tam giác ) đối xứng nhau qua đường thẳng thì chúng bằng nhau . A B H C 3. Hình có trục đối xứng : AH là trục đối xứng của tam giác ABC. a/ Định nghĩa : Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H b) Định lý : Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó * d là trục đối xứng của hình thang cân ABCD 4: Luyện tập – củng cố :2’ + Thế nào là hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng ? + Thế nào là hình có trục đối xứng ? HS giải các BT 37,40,41 / 88 sgk 5:Hướng dẫn học ở nhà :1’ Học lại các định nghĩa , định lý đã học , tính chất có trong bài . Giải BT 35,36/ trg 87 sgk IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ---–™&˜—--- Ngày soạn: 28/09/2008 Tuần: 6 Ngày dạy: 29/09/2008 Tiết: 11 Luyện tập I. MỤC TIÊU : - Củng cố kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng - Rèn luyện kỹ năng vẽ hình đối xứng của một hình (dạng hình đơn giản) qua một trục đối xứng - Kỹ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xứng trong thực tế cuộc sống. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên :- Bài soạn - Compa- Bảng phụ Học sinh : - Học bài và làm bài đầy đủ - dụng cụ học tập đầy đủ - Thực hiện hướng dẫn tiết trước III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1.Ổn định lớp : 1’ Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : 10’ HS1 : - Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng. - Vẽ hình đối xứng của D ABC qua đường thẳng d HS2 : - Chữa bài 36 tr 87 SGK 0x là đường trung trực AB Þ 0A = 0B 0y là đường trung trực của AC Þ 0A = 0C Þ 0B = 0C (= 0A) b) DA0B cân tại 0 Þ Ô1 = Ô2 = Þ AÔB = 2Ô2 DA0C cân tại 0 Þ Ô3 = Ô4 = Þ AÔC = 2Ô3 mà AÔB + AÔC = 2 (Ô2 + Ô3) = 2(xÔy) BÔC = 2 . 500 = 1000 3. Bài mới : Tg Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung B A D E d C 16’ 15’ BT 39 B A D E d C GV yêu cầu HS đọc đề bài , vẽ hình, ghi GT-KL Tìm trên hình những cặp đoạn thẳng bằng nhau? Giải thích ! (AD = DE , AE = EC , vì D, E thuộc d là đường trung trực AB) Vậy AD + DB = ? AE + EB = ? Hãy so sánh BC và CE + EB ? HS trình bày bài vào vở , 1 HS giải trên bảng GV sửa chữa cho HS sai sót . Dựa vào kết quả câu a./ hãy trả lời câu b./: Bạn Tú nên đi theo đường nào là ngắn nhất ? GV nêu một số ứng dụng thực tế của bài toán : Hai công trường A và B dặt ở hai bờ sông d . Cần đặt bến cảng ở đâu để tổng quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu từ cảng đến hai công trường và ngược lại là ngắn nhất ? BT 61 SBT : Cho ΔABC có  = 600 , trực tâm H . Gọi M là điểm đối xứng với H qua BC a./ Chứng minh : ΔBHC = ΔBMC b./ Tính góc BMC + Để chứng minh ΔBHC = ΔBMC ta cần chứng minh điều gì ? + H đối xứng M qua BC => ?(BC là đường trung trực của HM ) => BM ? BH , CH ? CM 1 HS lên bảng trình bày , cả lớp cùng giải . + Để tính ta có thể tính số đo góc nào ? () + Làm thế nào để tính ? Hs giải bài BT 39 a)Vì A đối xứng với C qua d nên d là đường trung trực của AC, do đó AD = CD và AE = CE. Ta có AD + BD = CD + BD = BC AE + EB = CE + EB Trong tam giác CEB có : BC < CE + EB ( Bất đẳng thức tam giác ) Khi B, C, D thẳng hàng thì BC = CD + BD Vậy AD + DB £ AE + EB b)Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường A-D-B BT61/66SBT a./ΔBHC = ΔBMC : Vì H đối xứng M qua BC nên BC là đường trung trực của HM Do đó BM = BH, CM = CH ΔBHC và ΔBMC có : BH = BM , CH = CM , BC cạnh chung nên ΔBHC = ΔBMC (c.c.c) b./ Xét tứ giác ADHE =1200 Ta lại có: (đối đỉnh) Nên IV. Củng Cố , Hướng Dẫn Học Ơû Nhà (3’) Khi biết hai điểm A và B đối xứng nhau đường thẳng d thì ta suy ra được gì? ( d là đường trung trực của AB , lấy C thuộc AB thì CA = CB ) Để chứng minh một đường thẳng là trục đối xứng của một hình ta chứng minh thế nào? + Học lại bài , Giải BT 60/66 SBT V. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ---–™&˜—--- Ngày soạn: 01/10/2008 Tuần: 6 Ngày dạy: 02/10/2008 Tiết: 12 Hình bình hành I/ MỤC TIÊU: HS nắm được định nghĩa hình bình hành , tính chất của hình bình hành , các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành . HS biết vẽ hình bình hành , biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành . Rèn luyện kỹ năng suy luận , vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh đoạn thẳng , góc bằng nhau , chứng minh hai đường thẳng song song , ba điểm thẳng hàng . II. CHUẨN BỊ : Giáo viên :Bài soạn - SGK - SBT - Bảng phụ Học sinh : Học bài và làm bài đầy đủ - dụng cụ học tập đầy đủ Thực hiện hướng dẫn tiết trước III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1.Ổn định lớp : 1’ Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : 3’Kiểm tra một số vở của học sinh yếu kém 3. Bài mới : Tg Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 12’ 15’ 8’ Hoạt động 1: Định Nghĩa Chúng ta đã biết một dạng tứ giác đặc biệt là hình nào ? Hãy quan sát tứ giác ABCD trên h.66 và cho biết tứ giác đó có gì đặc biệt ? HS quan sát và trả lời : = 1800 Þ AB // CD = 1800 Þ AD // BC Tứ giác ABCD như trên là một hình bình hành , vậy thế nào là một hình bình hành ? HS nêu định nghĩa hình bình hành . Vậy tứ giác là hình bình hành khi nào ? Làm thế nào để vẽ được hình bình hành ? GV hướng dẫn HS cách vẽ hình bình hành . +Hình bình hành có là hình thang không? Hình bình hành là hình thang có tính chất gì đặc biệt ? (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song ) +Hình thang có là hình bình hành không ? (không , vì hình bình hành có các cạnh đối song song ,hình thang chỉ có hai cạnh đối song song ) + Hãy tìm trong thực tế hình ảnh của hình bình hành (khung cữa, khung bảng . . . ) Hoạt động 2: Tính chất của hình bình hành HS thực hiện ?2 theo nhóm, Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song vậy các cạnh đối của hình bình hành có tính chất gì ? Hình bình hành có các cạnh đối song song vậy các góc của hình bình hành có tính chất gì ? Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành , nhận xét về vị trí của O trên AC và BD ? Đại diện nhóm báo cáo kết quả , GV tổng kết và nêu thành định lý , yêu cầu học sinh chứng minh định lý . HS vẽ hình , ghi GT-KL và chứng minh A B O C D GV cho HS làm BT củng cố : Cho ΔABC , D, E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, BC. Chứng minh BDEF là hình bình hành và HS thảo luận nhóm , Đại diện nhóm trình bày chứng minh : ΔABC có AD = DB ; AE = EC Þ DE là đường trung bình ΔABC Þ DE // BC Tương tự có EF // AB nên BDEF là hình bình hành (đn) . Þ (tính chất hình bình hành) Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành +GV:Nhờ vào dấu hiệu gì để nhận biết tứ giác là hình bình hành? -Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (đn) +Còn có thể dựa vào dấu hiệu nào nữa không ? GV đưa các dấu hiệu nhận biết hình bình hành lên bảng phụ . Vài HS nhắc lại. Yêu cầu HS tự chứng minh các dấu hiệu nhận biết này như BTVN . + HS thực hiện ?3 ( GV vẽ h. 70 trên bảng phụ ) 1./ Định nghĩa : Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song A B 1100 700 700 C D A B C D Tứ giác ABCD là hình bình hành Û AB // CD và AD // BC 2./ Tính chất : Định lý: Trong hình bình hành a) Các cạnh đối bằng nhau b) Các góc đối bằng nhau c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường GT ABCD là hình bình hành AC và BD cắt nhau tại O KL a./ AB = CD , AD = BC b./ c./ OA = OC , OB = OD Chứng minh a) Hình bình hành ABCD là hình thang có hai cạnh bên AD // BC Þ AD = BC ; AB = DC b) Nối AC. Xét : DADC và DCBA có : AD = BC (cmở trên) DC = BA (c/mtrên) AC cạnh chung Nên D ADC = DCBA (ccc) Þ (góc tương ứng) C/M tương tự ta được  = c) DA0B và DC0D có AB = CD (cạnh đối hbh) Â1 = (sltrong, AB//CD) (sltrong, AB//CD) Nên DAOB = DCOD (gcg) Þ OA = OC ; OB = OD 3./ Dấu hiệu nhận biết : 1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành 2. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành. 3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành 4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành 5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành Hoạt động 4: Củng cố 6’ Nêu định nghĩa , tính chất , dấu hiệu nhận biết hình bình hành HS trả lời BT 43/92 HS giải BT 44/92 sgk: A B E F D C ABCD là hình bình hành Þ AD = BC Có DE = EA = ½ AD (E là trung điểm AD) FB = FC = ½ BC ( F là trung điểm BC) Þ DE = BF Lại có AD // BC Þ DE // BF do đó DEBF là hình bình hành (vì có hai cạnh đối song song và bằng nhau ) Nên DF = BE HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Học thuộc định nghĩa , tính chất , dấu hiệu nhận biết hình bình hành . Chứng minh các dấu hiệu nhận biết hình bình hành Bài tập về nhà : 44 ; 45 ; 46 ; 47 tr 92 - 93 SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ---–™&˜—--- Ngày soạn: 04/10/2008 Tuần: 7 Ngày dạy: 06/10/2008 Tiết: 13 Luyện tập I/ MỤC TIÊU: Kiểm tra, Luyện tập cho học sinh các kiến thức về hình bình hành (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết ) Rèn luyện cho học sinh kỹ năng áp dụng các kiến thức đã học vào việc giải bài tập, kỹ năng vẽ hình, chứng minh, suy luận hợp lý . II/ CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ, phấn màu . HS : Dụng cụ học tập, bảng nhóm III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1.Ổn định lớp : 1’ Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : 7’ HS1 : - Nêu định nghĩa, tính chất hình bình hành - Sửa bài tập 46 tr 92 SGK Trả lời : Định nghĩa : Hình bình hành là một tứ giác có các cạnh đối song song Tính chất : Các cạnh đối bằng nhau, các góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. - Sửa bài tập 46 : a/ đúng ; b/ đúng ; c/ sai ; d/ sai ; e/ đúng 3. Bài mới : Tg Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 12’ 15’ 8’ A B K 1 O H 1 D C BT 47 (HS đọc đề , vẽ hình , ghi GT-KL) Hãy nhận xét tứ giác AHCH có tính chất gì ? (AH//CK vì cùng vuông góc BD) Để chứng minh AHCK là hình bình hành ta cần chứng minh thêm tính chất gì ?(AH = CK hoặc AK // CH) Có thể chứng minh AH = CK như thế nào ? (AHD = CKB ) HS trình bày chứng minh vào vở, 1 HS lên bảng chứng minh . HS lớp nhận xét , GV sửa chữa và nhận xét Bài 48 tr 92 SGK - Gọi 1 HS đọc đề bài - Gọi 1HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL của bài Hỏi : F ; E là trung điểm của BC ; AB vậy có kết luận gì về đoạn thẳng EF Hỏi : Từ đó suy ra điều gì ?(1) - Hỏi : H ; G là trung điểm của AD ; DC vậy có kết luận gì về HG - Hỏi : từ đó suy ra điều gì ?(2) Hỏi : Kết hợp (1) và (2) suy ra điều gì ? - Hỏi : Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình gì ? A K B N M D I C Giải Bt 49 a./Để chứng minh AI // CK ta làm thế nào ? ( chứng minh AICK là hình bình hành ) Tứ giác AICK có tính chất gì ? (AI // CK) Vậy cần chứng minh thêm tính chất gì thì nó là hình bình hành ? HS thảo luận nhóm, 1HS đại diện nhóm trình bày bài giải b./ K là trung điểm AB , KN // AM Þ N có tính chất gì ? ( N là trung điểm MB ) Xét tương tự với vị trí của M trên DN, HS giải . BT 47: Giải: Vì AHBD, CKBD (gt) nên AH // CK (1) Xét AHD và CKB có: AD = BC ( vì ABCD là hình bình hành ) = 900 (gt) (so le trong ) Vậy AHD = CKB (ch-gn) Suy ra AH = CK ( 2) Từ (1) và (2) ta có AHCK là hình bình hành . b./ Chứng minh A, O, C thẳng hàng Vì AHCK là hình bình hành nên AC cắt HK tại trung điểm của mỗi đoạn, mà O là trung điểm HK nên O là trung điểm của AC hay A,O, C thẳng hàng . Bài 48 tr 92 SGK GT: Tứ giác ABCD AE = EB; BF = FC CG = GD ; DH = DA KL H EFG là hinh gì ? vì Sao ? Chứng minh Ta có : AE = EB (gt) AF = FC (gt) Þ EF là đường trung bình của DABC. Nên EF // AC ; EF = (1) Ta có : AH = HD (gt) DG = GC (gt) Þ HG là đường trung bình của D ADC. Nên : HG // AC ; HG = (2) Từ (1) và (2) Þ EF // HG và EF = HG Vậy tứ giác HEFG là hình bình hành Giải Bt 49 Giải : Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD Mà AK = ½ AB (K là trung điểm của AB) IC = ½ CD ( I là trung điểm của CD ) Þ AK // IC và AK = IC Do đó AKCI là hình bình hành . Vậy AI // CK Nên KN // AM và IM // NC . ΔAMB có K là trung điểm AB , KN // AM nên MN = NB Δ DNC có I là trung điểm DC , IM // NC nên MD = MN. Vậy DM = MN = NB . HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 2’ - Cần nắm vững và phân biệt được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành - Làm bài tập 83 ; 85 ; 87 ; 89 SBT tr 69 IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ---–™&˜—---

File đính kèm:

  • docHH8t9-13.doc