I- MỤC TIÊU:
- HS nắm chắc nội dung 2 BT thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa 2 địa điểm trong đó có 1 địa điểm không thể tới được).
- HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các bước thực hành tiếp.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Hai loại giác kế: giác kế ngang và giác kế đứng. Tranh vẽ hình 54, 55, 56, 57 SGK, thước thẳng có chia khoảng.
- HS: Ôn tập ĐL về tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác. Bảng phụ, thước kẻ, compa.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tuần 28 Tiết 49 Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 28 – Tiết 49
* * * * *
I- MỤC TIÊU:
- HS nắm chắc nội dung 2 BT thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật, đo khoảng cách giữa 2 địa điểm trong đó có 1 địa điểm không thể tới được).
- HS nắm chắc các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, chuẩn bị cho các bước thực hành tiếp.
II- CHUẨN BỊ:
GV: Hai loại giác kế: giác kế ngang và giác kế đứng. Tranh vẽ hình 54, 55, 56, 57 SGK, thước thẳng có chia khoảng.
HS: Ôân tập ĐL về tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác. Bảng phụ, thước kẻ, compa.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp luyện tập và thực hành.
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1: Đo gián tiếp chiều cao của vật (15ph)
- Đưa hình 54 tr.85 SGK lên bảng và giới thiệu:
- Giả sử cần xđ chiều cao của 1 cây, của 1 toà nhà hay 1 ngọn tháp nào đó.
-Trong hình này ta cần tính chiều cao A’C’ của 1 cái cây. Vậy ta cần xđ độ dài những đoạn nào? Tại sao?
-Để xđ được AB, AC, A’B ta làm như sau:
a) Tiến hành đo đạc.
- Cho HS đọc SGK.
- HD HS cách ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C’ của cây.
-Sau đó đổi vị trí ngắm để xác định giao điểm B của đường thẳng CC’ với AA’.
-Đo khoảng cách BA, BA’.
b)Tính chiều cao của cây.
Giả sử ta đo được B’A = 1,5 m; BA’ = 7,8m. Cọc AC = 1,2m.Hãy tính A’C’.
- Để tính được A’C’ ta cần biết độ dài các đoạn thẳng AB, AC, A’B’. Vì có A’C’ // AC nên:
BAC ~ BA’C’
=>
=> A’C’ =
-HS tính chiều cao A’C’ của cây.
-1 HS lên bảng trình bày.
I- Đo gián tiếp chiều cao của vật:
a) Tiến hành đo đạc:
Có AC // A’C’ (cùng BA’)
=> BAC ~ BA’C’
(theo ĐL về tam giác đồng dạng)
=>
=> A’C’ =
Thay số ta có:
A’C’ =
A’C’ = 6,24 (m)
HOẠT ĐỘNG 2: Đo khoảng cách giữa 2 địa điểm trong đó có 1 địa điểm không
thể tới được(18ph)
-Đưa hình 55 tr.86 SGK lên bảng phụ và nêu bài toán.
Giả sử phải đo k/c AB trong đó địa điểm A có ao hồ bao bọc không thể tới được.
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK để tìm ra cách giải quyết.
-Trên thực tế ta đo độ dài BC bằng dụng cụ gì? Đo độ lớn các góc B và C bằng dụng cụ gì?
-Giả sử: BC = a = 50cm, B’C’ = a’ = 5cm, A’B’ = 4,2 cm. Hãy tính AB?
-Đưa hình 56 tr. 86 SGK lên bảng, giới thiệu 2 loại giác kế(giác kế ngang, giác kế đứng).
-Yêu cầu HS nhắc lại cách dùng giác kế ngang để đo góc ABC trên mặt đất.
-Giới thiệu giác kế đứng dùng để đo góc theo phương thẳng đứng.
-Cho HS đo thực tế 1 góc theo phương thẳng đứng bằng giác kế đứng.
-HĐ nhóm.
+ Đọc SGK.
+Bàn bạc các bước tiến hành.
-Đại diện nhóm trình bày bài giải.
-Xác định trên thực tế ABC.Đo độ dài BC = a,
-Vẽ trên giấy A’B’C’ có B’C’ = a’;
=> A’B’C’ ~ ABC (g.g)
=>
-Trên thực tế ta đo được BC bằng thước dây hoặc thước cuộn, đo độ lớn các góc bằng giác kế.
-Nêu cách tính:
BC = 50m = 5000 cm
AB =
= 4200 (cm) = 42( m)
-HS nhắc lại cách đo góc trên mặt đất.
-2 HS lên thực hành đo. HS lớp quan sát.
II- Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có 1 địa điểm không thể tới được:
a)Tiến hành đo đạc:
* Ghi chú: (SGK)
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (7ph)
-BT 53 tr. 87 SGK (bảng phụ)
-Giải thích hình vẽ, hỏi:
-Để tính được AC, ta cần biết thêm đoạn nào?
-Nêu cách tính BN.
-Có BD = 4(m). Tính AC.
-GV nhận xét.
-HS đọc đề bài và quan sát hình vẽ.
-Ta cần biết thêm BN.
-Có BMN ~ BED vì ME // ED
=>
Hay:
=> 2BN = 1,6BN + 1,28
=> BN = 3,2 => BD = 4 (cm)
-Có BED ~ BCA
=>
=> AC =
=> AC =
Vậy cây cao 9,5 (m).
-HS nhận xét.
* HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn về nhà (5ph)
- Làm BT 54, 55tr 87 SGK.
-Hai tiết sau thực hạnh ngoài trời.
+Nội dung thực hành: 2 BT tiết học này là đo gián tiếp chiều cao của vật và đo k/c giữa 2 địa điểm.
+Mỗi tổ chuẩn bị: 1 thước ngắm, 1 giác kế ngang, 1 sợi dây dài khoảng 10 m, 1 thước đo độ dài (3m hoặc 5m), 2 cọc ngắm mỗi cọc dài khoảng 10m, 1 thước đo độ dài 0,3m, giấy, bút, thước kẻ, thước đo độ.
-Ôân lại 2 BT học hôm nay, xem lại cách sử dụng giác kế ngang.
* * * RÚT KINH NGHIỆM:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan 28-Tiet 49.doc