I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức giữa cạnh và đường cao, các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông.
- Hệ thống hóa các công thức, định nghĩa của các tỉ số lượng giác của một góc nhọnvà quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tra bảng (hoặc sử dụng máy tính bỏ túi) để tra (tính) các tỉ số lượng giác hoặc đo góc.
- Rèn kĩ năng giải tam giác vuông.
3. Thái độ:
- Tính cẩn thận, chính xác, tư duy logic.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình Học 9 - Trường THCS Vinh Quang - Tiết 17, 18: Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/10/2012
Tuần: 9
Tiết: 17
ÔN TẬP CHƯƠNG I (T 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức giữa cạnh và đường cao, các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông.
- Hệ thống hóa các công thức, định nghĩa của các tỉ số lượng giác của một góc nhọnvà quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tra bảng (hoặc sử dụng máy tính bỏ túi) để tra (tính) các tỉ số lượng giác hoặc đo góc.
- Rèn kĩ năng giải tam giác vuông.
3. Thái độ:
- Tính cẩn thận, chính xác, tư duy logic.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thước thẳng, êke, thước đo góc, phấn màu, mtbt, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Thước thẳng, eke, compa, thước đo góc, mtbt.
III. Phương pháp:
- Gợi mở – Vấn đáp
- Luyện tập – Thực hành
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2. Bài mới:
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết.
( 10 phút )
- GV: Yêu cầu HS thảo luận, thống nhất kết quả của các câu hỏi 1; 2 ;3 – SGK.
- GV: Gọi 3 HS lên bảng trình bày
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
- 3 HS lên bảng trình bày
- HS còn lại tự hoàn thành vào vở, tự kiểm tra kết quả và nhận xét.
*Câu 1:
a) p2 = p’.q ; r2 = r’.q
b)
c) h2 = p’.r’
*Câu 2:
a)
b) Sinb = Cosa; Cosb = Sina
Tgb = Cotga; Cotgb = Tga
*Câu 3:
a) b = aSina; c = aSinb
b = aCosb; c = aCosa
b) b = cTga; b = cCotgb
c = bTgb; c = bCotga
Hoạt động 2: Chửa bài tập 33, 34
( 10 phút )
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài tập 33. Cho HS đọc và giải thích kết quả.
- HS đứng tại chỗ chọn và giải thích kết quả.
- Nhận xét.
*Bài tập 33 – SGK.tr93.
Đáp án:
a) Chọn C
b) Chọn D
c) Chọn C
*Bài tập 34 – SGK.tr93.
a) Chọn C
b) Chọn C
Hoạt động 3: Chửa bài tập 35
( 10 phút )
- GV: Nêu yêu cầu và cho HS đứng tại chỗ trình bày kết quả và cách làm.
- GV: Chốt lại và đáp án.
- HS đứng tại chỗ và nêu kết quả.
- Nêu nhận xét.
- HS đối chiếu nhận xét.
*Bài tập 35 – SGK.tr95.
Tỉ số giữa hai cạnh góc vuông của một góc là tg của một góc nhọn và là cotg của một góc nhọn kia. Giả sử a là góc nhọn của tam giác vuông ta có
Vậy các góc nhọn của tam giác vuông đó là: a » 34010’;
b » 900 - 34010’ » 55050’
Hoạt động 4: Chửa bài tập 36.
( 14 phút )
- GV: Nêu đề bài và cho HS đọc đề bài, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm sau đó đại diện trình bày lời giải của từng trường hợp.
- GV: Chốt lại và có thể hướng dẫn thêm:
*Trường hợp 1:
+ Trong hai cạnh AB và AC cạnh nào lớn hơn ? Vì sao ?
+ DABH là tam giác gì ? Vì sao ? Và AH = ?
+ Vậy để tìm AC ta dựa vào đâu ?
*Trường hợp 2:Yêu cầu HS tự phân tích theo TH1
- GV: Cho HS tự thực hiện trong vòng vài phút sau đó gọi 2 HS đại diện lên bảng làm, gọi HS nhận xét.
- GV: Chốt lại về cách làm và kết quả, cách trình bày.
- HS động theo nhóm
- HS đứng tại chỗ trình bày ( Tổ 1,2 – TH1; Tổ 3, 4 – TH2-- Nhận xét.
- HS kết hợp ghi chép.
+ AB > AC vì HC > HB ( 21 > 20)
+ DABH là tam giác vuông cân vì có góc B bằng 450. Suy ra: AH = HB = 20(cm)
+ Định lí Pi-ta-go.
- HS tự hoàn thành vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS nêu nhận xét
- HS theo dõi và rút kinh nghiệm, sửa chữa, bổ sung.
*Bài tập 36 – SGK.tr95.
*Trường hợp1:(Hình 1)
- Ta có : AC > AB vì HC > HB ( quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)
- Do DAHB có và vuông tại H Þ DAHB vuông cân tại H Þ AH = HC = 20
- Theo định lí Pi-ta-go ta có:
*Trường hợp1:(Hình 1)
- Lập luận tương tự ta có: AB > AC.
- Theo định lí Pi-ta-go ta có:
(cm).
Hoạt động 5: Hướng dẫn – dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã chữa và lí thuyết có liên quan
- BTVN : Làm các bài tập 37; 38; 39; 40 - SGK.tr(94;95)
* Hướng dẫn: Bài tập 38(b).
Để SMBC = SABC thì M phải cách BC một khoảng bằng bao nhiêu ? Từ đó suy ra M nằm ở đâu ?
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 08/10/2012
Tuần: 9
Tiết: 18
ÔN TẬP CHƯƠNG I (T 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức trọng tâm của chương I thông qua việc chữa các bài tập.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
3. Thái độ:
- Tính cẩn thận, chính xác, tư duy logic.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thước thẳng, êke, thước đo góc, phấn màu, mtbt, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Thước thẳng, eke, compa, thước đo góc, mtbt.
III. Phương pháp:
- Gợi mở – Vấn đáp
- Luyện tập – Thực hành
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (7phút)
HS: Trả lời bài tập 40 – SGK.tr95
3. Tổ chức ôn tập:
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
Nội dung
Hoạt động 1: Chửa bài tập 37.
( 12 phút )
- GV: Nêu đề bài tập và yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình.
- GV: Yêu cầu HS trình bày lại cách vẽ.
- GV: Chốt lại phần hình vẽ.
- GV: Cho HS thảo luận và nêu cách làm.
- GV: Căn cứ các ý kiến của HS có thể đưa ra các gợi ý như sau:
* Câu a:
+ Để chứng minh DABC vuông tại A ta dựa vào định lí đảo của Pi-ta-go.
+ Tìm các góc B, C và sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn.
+ Tìm AH dựa vào hệ thức giữa các cạnh và đường cao trong D vuông.
* Câu b:
Để chứng minh SMBC = SABC thì M phải cách BC một khoảng bằng bao nhiêu ?Tức là M phải nằm ở đâu?
- GV: Yêu cầu HS tự hoàn thành và thống nhất về lời giải.
- GV: Gọi 1 HS đại diện lên bảng làm câu a còn câu b yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV: Kiểm tra bài làm của một vài nhóm HS.
- 1 HS lên bảng vẽ hình.
- HS còn lại tự vẽ vào vở.
- Nhận xét.
- HS đứng tại chỗ trình bày.
- HS thảo luận và nêu cách làm từng câu.
- Nhận xét về cách làm.
- HS theo dõi kết hợp trả lời và ghi chép lại các hướng dẫn.
- 1 HS đại diện lên bảng làm câu a.
- HS còn lại chuẩn bị nhận xét và sửa chữa bổ sung (nếu có).
*Bài tập 37 – SGK.tr95.
a) Ta có :
62 + (4,5)2 = (7,5)2 nên DABC vuông tại A. Do đó:
Mặt khác trong DABC vuông tại A. ta có:
BC.AH = AB.AC
Þ
b) Để SMBC = SABC thì M phải cách BC một khoảng bằng AH. Do đó M phải nằm trên hai đường thẳng song song với BC cùng cách BC một khoảng bằng 3,6cm.
Hoạt động 2: Chửa bài tập 38.
( 10 phút )
- GV: Gọi 1 HS đọc đề bào và đưa bảng phụ vẽ sẵn H.48 để HS quan sávà nêu cách giải.
- GV: Lưu ý – Có thể HS đưa ra nhiều cách giải tuy nhiên có thể chốt lại cách giải như sau:
+ Tính IB (= IK.tg)
+ Tính IA ( = IK.tg)
+ Suy ra AB = IB – IA.
- GV: Gọi 1 HS lên bảng giải.
- GV: Nhận xét xhung và chốt lại.
- HS quan sát và đưa H.48 và nêu cách giải.
- Nhận xét.
- 1 HS lên bảng giải.
- HS còn lại kiểm tra kết quả và cách làm chéo nhau.
- Nhận xét.
*Bài tập 38 – SGK.tr95.
*IB = IK.tg(500 – 150) = 380.tg650 » 814,9 (m)
IA = IK.tg500 = 380.tg500 » 452,9 (m).
Vậy khoảng cách giữa hai chiệc s thuyền là:
AB = IB – IA = 841,9 – 452,9 = 362(m).
Hoạt động 3: Chửa bài tập 42
( 15 phút )
- GV: Vẽ hình minh họa cho HS.
- Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và nêu cách làm.
- GV: Gọi 1 HS lên bảng giải sau khi HS đã thống nhất về cách làm.
- HS đổi tập cho nhau và vẽ lại hình vào vở.
- Đại diện nêu cách làm.
- Thống nhất cách làm.
- 1 HS đại diện lên bảng làm.
- HS còn lại tự làm và đối chiếu kết quả và chuẩn bị nhận xét.
*Bài tập 42 – SGK.tr96.
- Theo hình ta có:
*AC = BC.cosa = 3.1/2 = 1,5 (m)
*AC’ = B’C’.cosC’ = 3.cos700 » 1,03 (m).
Vậy khi dùng thang, phải đặt chân thang cách tường một khoảng từ 1,03 đến 1,5m để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 5: Hướng dẫn – dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã chữa và lí thuyết có liên quan
- BTVN : Làm các bài tập 41 - SGK.tr96
- Chuẩn bị kĩ lí thuyết và bài tập cho tiết sau kiểm tra chương I (45 phút).
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày:
Tổ trưởng
Lê Văn Út
File đính kèm:
- Tuan 9 - Tiet 17, 18.doc