Giáo án Hình Học 9 - Trường THCS Vinh Quang - Tiết 26, 27: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.

 - HS biết vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đường tròn, vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm bên ngoài đường tròn.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn vào các bài tập tính toán và chứng minh.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác nhóm.

II. Chuẩn bị:

1. Gio vin:

- Giáo án, SGK, Phấn màu,Thước thẳng, Bảng phụ, compa, phấn màu.

2. Học sinh:

- Ôn lại các kiến thức có liên quan, SGK, vở, đồ dùng học tập.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình Học 9 - Trường THCS Vinh Quang - Tiết 26, 27: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2012 Tuần: 14 Tiết: 26 §4. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn. - HS biết vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đường tròn, vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm bên ngoài đường tròn. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn vào các bài tập tính toán và chứng minh. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Phấn màu,Thước thẳng, Bảng phụ, compa, phấn màu. 2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức có liên quan, SGK, vở, đồ dùng học tập. III. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, kết hợp làm việc nhóm. - Luyện tập - Thực hành IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) - Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, cùng các hệ thức liên hệ tương ứng ? Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn? Và tính chất cơ bản của nó ? 3. Bài mới: Ho¹t ®éng cđa GV Ho¹t ®éng cđa HS Nội dung Hoạt động 1: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn. ( 10 phút ) - GV: Dựa vào bài tập 19 để dẫn dắt vào bài. - GV: Hỏi. + Trong bài 19 vì sao đường thẳng xy là tiếp tuyến của đường tròn ? - GV: Vẽ đường tròn tâm (O) bán kính OC, rồi vẽ đường thẳng a vuông góc với OC tại C( hình 74) - GV: Hỏi. + Đường thẳng a có là tiếp tuyến của đường tròn tâm(O) hay không ? Vì sao? - Hãy phát biểu thành một định lí? - GV: Tóm tắt lên bảng. - GV: Cho HS làm ?1 - GV: Kết luận. - HS theo dõi. + Vì khoảng cách từ tâm (O) đến đường thẳng xy bằng bán kính của đường tròn. - 2 HS ngồi cùng bàn đổi tập cho nhau để vẽ. - HS trả lời . . . + a là tiếp tuyến của (O) vì OC^a nên khoảng cách từ a đến O là bằng bán kính. - HS nêu định lí SGK. - HS tóm tắt vào vở. - HS tự làm và đọc kết quả. 1. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn ĐỊNH LÍ + CỴa; C Ỵ(O)Þa là tiếp tuyến của (O) và a ^OC. ?1: Vì BC^AH tại H của đường tròn tâm(A;AH) nên BC là tiếp tuyến của của đường tròn. Hoạt động 2 : Áp dụng ( 10 phút ) - GV: Nêu bào toán và hướng dẫn HS phân tích bài toán. - GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài toán này. - GV: Chốt lại. - GV: Cho HS làm ?2. - GV: Chốt lại. - HS hoạt động theo nhóm. - Đại diện HS lên bảng làm. - HS còn lại tự làm vào vở. - Nhận xét. - Cá nhận HS làm ?2. - Nêu cách làm và lên bảng chứng minh. - Nhận xét. 2. Áp dụng *Cách dựng: + Dựng M là trung điểm của AO. + Dựng đường tròn tâm M bán kính MO cắt đường tròn tâm (O) tại B và C. + Kẻ các đường thẳng AB và AC. Ta được các tiếp tuyến cần dựng. ?2: Tam giác ABO có đường trung tuyến BM bằng 1/2AO nên góc ABO = 900. Do AB vuông gócc với OB tại B nên AB là tiếp tuyến của (O). Tương tự AC là tiếp tuyến của (O). Hoạt động 3 : Củng cố ( 10 phút ) - GV: + Yêu cầu HS nêu lại định lí. + Nêu các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyên của đường tròn ? - GV: Cho HS làm bài tập 21.111- SGK - GV: Nêu đề bài và yêu cầu HS đọc đề để đề xuất cách giải. - GV: Chốt lại và gọi 1 HS có kết quả nhanh nhất lên bảng giải. - HS đứng tại chỗ nêu lại hai định lí đã học. - HS hoạt động theo nhóm để tự làm. - Đứng tại chỗ trình bày cách giải. - HS còn lại tự giải vào vở. Bài tập 21 – SGK.tr111 +Tam giác ABC có AB2+AC2=32+42 =52. Vậy BC2 =52.Như vậy AB2+AC2=BC2. Do đó góc BAC = 900(định lí Pitago đảo). + CA vuông góc với bán kínhBA tại A nên CA là tiếp tuyến của đường tròn (B). Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) - Học lại lí thuyết trong vở và SGK. (Định lí 1, Định lí 2). - BTVN : Làm các bài tập 22; 23 - SGK.tr111 - Chuẩn bị trước các bài tập còn lại cho tiết sau luyện tập. V. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 12/11/2012 Tuần: 14 Tiết: 27 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu về mối liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây; vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình phân tích và áp dụng kiến thức đã học vào giải bài tập. - Rèn tính cẩn thận chính xác khi vẽ hình. 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dựng bài. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Phấn màu,Thước thẳng, Êke, Thước đo góc, Bảng phụ. 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức có liên quan, SGK, vở, đồ dùng học tập. III. Phương pháp: - Gợi mở – Vấn đáp - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) HS1: Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn ? HS2 : Nêu định lí về dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của một đường tròn ? 2. Bài mới: Ho¹t ®éng cđa GV Ho¹t ®éng cđa HS Nội dung Hoạt động 1: Chữa bài 22 (Sgk/Tr.111) ( 15 phút ) - Nêu đề bài và yêu cầu HS trình bày bằng miệng cách làm mà HS đã làm ở nhà. - GV: Chốt lại với các ý sau : + Vẽ đường thẳng c đi qua A và vuông góc với (d). + Vẽ đường thẳng trung trực của AB (e). + (e) và (c) cắt nhau tại O thì O là tâm của đường tròn cần dựng. Giải thích tại sao ? - GV: Kết luận chung về cách làm và kết quả. - 1 HS đứng tại chỗ nêu cách làm. - HS nhận xét. - HS theo dõi và ghi chép sau đó thực hiện lại. + HS giải thích. - 1 HS lên bảng thực hiện. - HS còn lại đổi tập để thực hiện. - Nhận xét. *Bài tập 22 – SGK/tr111. Tâm O là giao điểm của đường vuông góc với d tại A và đường trung trực của AB . Dựng đường tròn (O ; OA) Hoạt động 2 : Chữa bài 24 (Sgk/Tr.111) ( 14 phút ) - GV: Gọi HS đọc đề, cho HS vẽ hình ra nháp sau đó 2 phút gọi HS lên bảng vẽ. - GV: Chốt lại phần hình vẽ. - GV: Cho HS hoạt động theo nhóm trong ít phút để xây dựng chương trình giải. - GV: Chốt lại và có thể hướng dẫn như sau. + Để chứng minh CB là tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại B ta cần chứng minh điều gì ? + Theo gt DOAC là tam giác gì ? Tại đỉnh nào ? + Vậy ta có thể cm DOBC = DOAC được không ? + Nếu DOBC = DOAC thì suy ra được điều gì? - GV: Chốt lại bằng sơ đồ” phân tích đi lên”. *BC là tiếp tuyếnÜ OB ^ BC Ü góc OAC = OBC Ü DOBC = DOACÜ (gt). - GV: Hướng dẫn tiếp câu b). + Tính AH = ? + Tính OH (Pitago). + DOAC vuông tại A, AH là đường cao ÞOA2 = ? Þ OC = ?. - GV: Yêu cầu các nhóm làm việc để hoàn thành chương trình giải. GV kết hợp đi và kiểm tra các nhóm làm việc, có thể trợ giúp các nhóm (nếu cần). - GV: Gọi 2 HS lên bảng đồng thời để giải các câu a) và b). - GV: Gọi HS nhận xét lần lượt và chốt lại. - HS đọc đề bài. - HS vẽ hình ra nháp. - 1 HS lên bảng vẽ lại. - HS còn lại đổi tập để vẽ. - HS hoạt động nhóm. - HS theo dõi và có thể tham khảo các hướng dẫn của GV. + OB ^ OC. + DOAC là tam giác cân tại C. + góc OAC = góc OBC. - Nhóm trưởng của các nhóm điều hành các nhóm làm việc. - 2 HS lên bảng trình bày. - Nhận xét và chốt lại. *Bài tập 24 – SGK/tr111. * Cho (O), OC ^ AB tại H, AC là tiếp tuyến của (O) tại A. a/ Gọi H là giao điểm của OC và AB. Tam giác AOB cân tại O, OH là đường cao nên DOBC = DOAC (c – g – c) Nên Do đó CB là tiếp tuyến của đường tròn (O) b/ AH = = 12 (cm) Xét tam giác vuông OAH, ta được OH = 9(cm) Tam giac OAC vuông tại A, đường cao AH nên OA2 = OH.OC suy ra OC = 25cm. Hoạt động 3: Chữa bài 18 (SBT/Tr.111) ( 10 phút ) - GV: Gọi 1 HS lên bảng giải - GV: Yêu cầu HS còn lại tự làm và giải thích cách làm ? - GV: Kết luận. - 1 HS lên bảng giải. - HS còn lại đối chiếu kết quả và nhận xét. - Nhận xét và giải thích. *Bài tập 18 – SBT/tr110 Kẻ AH ^ Ox; AK ^ Oy. Bán kính đường tròn tâm A là R = 3. Do Ah = 4 > R nên đường tròn(A) và trục hoành không giao nhau. Do Ak =3 = R nên đường tròn (A) và trục tung tiếp xúc nhau. Hoạt động 4 : H­íng dÉn dỈn dß ( 1 phút ) - Xem lại các bài tập đã chữa và lí thuyết có liên quan - BTVN : Làm các bài tập 25 – SGK.tr112 - Đọc trước bài §6. Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau. V. Rút kinh nghiệm: Ngày / / TT: Lê Văn Út

File đính kèm:

  • docTuan 14 - Tiet 26, 27.doc