A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
- Học sinh củng cố các tính chất của tiếp tuyến đường tròn, đường tròn nội tiếp tam giác.
2. về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vận dụng các tính chất của tiếp tuyến vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
- Bước đầu vận dụng tính chất của tiếp tuyến vào bài tập quỹ tích dựng hình.
3.Thái độ:
- Phát triển tư duy logic của hs, lòng say mê môn học hơn.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. GV: Giáo án, bảng phụ ghi nội dung bài tập, thước thẳng, compa, êke, phấn màu.
2. HS : Ôn lại kiến thức cũ, sgk, dụng cụ học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 từ tiết 28 đến tiết 31 năm học 2011- 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19 /11 / 2011
Ngày giảng : Lớp 9A : 26 /11 /2011 ; Lớp 9B : 26 /11 /2011
Tiết 28
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
- Học sinh củng cố các tính chất của tiếp tuyến đường tròn, đường tròn nội tiếp tam giác.
2. về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vận dụng các tính chất của tiếp tuyến vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
- Bước đầu vận dụng tính chất của tiếp tuyến vào bài tập quỹ tích dựng hình.
3.Thái độ:
- Phát triển tư duy logic của hs, lòng say mê môn học hơn.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. GV: Giáo án, bảng phụ ghi nội dung bài tập, thước thẳng, compa, êke, phấn màu..
2. HS : Ôn lại kiến thức cũ, sgk, dụng cụ học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức : (1phút)
Sĩ số : Lớp 9A : ..../.... , vắng ....................................................................
Lớp 9B : ..../.... , vắng ....................................................................
II. Kiểm tra bài cũ.(8 phút)
1.Câu hỏi.
- Phát biểu định lý về tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau?
- Làm bài tập 27 (SGK – Tr115)
2. Đáp án:
- Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì.
+ Điểm đó cách đều hai tiếp điểm. 1đ
+ Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến. 1đ
+ Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm. 1đ
- Bài 27:
1đ
Chu vi của tam giác
ADE là AD + AE + DE
= AD + AE + MD + ME(1) 1đ
D là giao của các tiếp tuyến tại B và M của (O)
Þ M D = DB (2) 1đ
E là giao của các tiếp tuyến tại C và M của (O)
Þ ME = EC (3) 1đ
Do đó AD + AE + MD + ME = AD + AE + DB + EC
= (AD + DB) + (AE + EC) = AB + AC 1đ
Do A là giao của các tiếp tuyến tại B và C của (O) nên AB = AC 1đ
Do đó chu vi tam giác ADE = 2AB 1đ
- Hs theo dõi, nhận xét. Gv nhận xét cho điểm.
+ GV : Ở bài trước ta đã được học về tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau. Vậy áp dụng những kiến thức đó vào bài tập như thế nào. Ta đi nghiên cứu bài hôm nay.
III. Bài mới. (31’)
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1 : (11 phút)
1.Bài tập 30:(SGK – Tr116)
+ Gv : Cho học sinh đọc nội dung đề bài.
? Hãy vẽ hình của bài toán?
- HS vẽ hình, ghi : gt,kl
? Hãy chứng minh góc COD bằng 90o?
- HS : OC là tia phân giác của
OD là tia phân giác của
(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Mà và kề bù
Þ = 90o (góc tạo bởi tia phân giác của hai góc kề bù)
a) OC là tia phân giác của
OD là tia phân giác của
(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Mà và kề bù
Þ = 90o (góc tạo bởi tia phân giác của hai góc kề bù)
? Hãy chứng minh CD = AC + BD
- HS : Ta có CM = CA; MD = BD (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Do đó CD = CM + MD = AC + BD
b) Ta có CM = CA; MD = BD (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Do đó CD = CM + MD = AC + BD
? AC.BD bằng tích của hai đoạn thẳng nào?
? Trong tam giác vuông OCD, đường cao OM có MC.MD = ?
? Từ đó em có kết luận gì?
c) Ta có AC.BD = MC.MD = OM2 (Hệ thức về đường cao trong tam giác vuông)
= vì AB không đổi nên khi M thay đổi ta luôn có AC.BD không đổi.
Hoạt động 2 : (10 phút)
2.Bài 31: (SGK – Tr116)
AD = AF (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
2AD = AD + AF = (AB - DB) + (AC - FC) = AB + AC - (DB + FC)
Mà DB = EB; FC = EC
+ Gv : Cho học sinh quan sát hình?
? Chứng minh rằng 2AD = AB + AC - BC
nên DB + FC = EB + EC = BC do đó 2AD = AB + AC - BC
Tìm các hệ thức tương tự?
2BD = BA + BC - AC
2CE = CB + CA – AB
Hoạt động 3 : (10 phút)
3.Bài 32: (SGK - Tr 116)
+ GV : Cho học sinh đọc nội dung đề bài?
- HS đọc đề bài
+ Gv : y/c hs HĐN làm vào bảng nhóm.
- Hs làm vào bảng nhóm trong 3’.
đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét.
+ GV : nhận xét, chốt lại KQ đúng
Trong tam giác vuông OCM có
MC = MO.cotg=1.cotg30o
=
OC =
SDABC = =
(AO + OM).2MC
= 3.2. = 3(cm2)
IV. Củng cố: (4 phút)
? T/c của 2 TT cắt nhau có nội dung ntn.
- Hs : Nhắc lại nội dung 3 đlí.
+ Gv : chốt lại các dạng bài tập đã làm.
V. Hướng dẫn học ở nhà : (2 phút)
- Ôn lại các kiến thức của bài. Xem lại các bài tập đã chữa.Ôn lại định lý về sự xác định đường tròn.
- Làm bài tập 54 ® 62 (SBT - 135 ® 137) và Làm bài 29/116.
+ GV : Hướng dẫn bài 29.
+ Gv đưa ra hình vẽ tạm để hướng dẫn hs
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Nhận xét của Tổ trưởng CM :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Sào Báy, ngày.......tháng.......năm 2011
Ngày soạn : 20/11 / 2011
Ngày giảng : Lớp 9A : 29/ 11 /2011 ; Lớp 9B : 29/ 11/2011
Tiết 29
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn tiếp xúc nhau (tiếp điểm nằm trên đường nối tâm), tính chất hai đường tròn cắt nhau (hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm.
2.Kĩ năng:
- Biết vận dụng tính chất hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
3.Thái độ:
- Rèn luyện tính cính xác trong phát biểu, vẽ hình và tính toán.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. GV : Giáo án, bảng phụ vẽ sẵn hình từ 85 ->89 sgk, câu hỏi, thước thẳng, compa, êke, phấn màu.1 đtròn bằng dây thép để minh hoạ các vị trí tương đối của nó với đtròn đc vẽ sẵn trên bảng.
2. HS : Ôn lại kiến thức cũ, sgk, dụng cụ học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức : (1phút)
Sĩ số : Lớp 9A : ..../.... , vắng ....................................................................
Lớp 9B : ..../.... , vắng ....................................................................
II.Kiểm tra bài cũ.(8’)
1.Câu hỏi.
- Làm bài tập 56(SBT - T135)
Cho DABC vuông tại A, đường cao AH. vẽ đường tròn (A;AH) kẻ các tiếp tuyến BD, CE với đường tròn (D, E là các tiếp điểm khác H)
Chứng minh rằng:
a. Ba điểm D, A, E thẳng hàng.
b. DE tiếp xúc với đường tròn có đường kình BC.
2. Đáp án:
a) Có góc A1 bằng góc A2; góc A3 bằng góc A4
2đ
(T/c hai tiếp tuyến cắt nhau) 1đ
Mà tổng góc A1 và A2 bằng 90o 1đ
Þ tổng 4 góc A1, A2, A3, A4 bằng 180o. 1đ
Þ D, A, E thẳng hàng. 1đ
b) Có MA = MB = MC = (T/c tam giác vuông) 1đ
Þ A Î đường tròn (M; ). Hình thang DBCE có AM là đường trung bình vì AD = AE, MB = MC) Þ MA // DB Þ MA ^ DE 2đ
vậy DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC. 1đ
- Hs theo dõi, nhận xét. Gv nhận xét, cho điểm.
+ GV : (1’ )? Đường tròn (A) và (M) có mấy điểm chung?
- HS: Có hai điểm chung.
+ GV : Hai đường tròn (A) và (M) không trùng nhau, đó là hai đường tròn phân biệt. Hai đường tròn phân biệt có bao nhiêu vị trí tương đối đó là nội dung của bài học hôm nay.
III. Bài mới.
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung
Hoạt động 1 : (12 phút)
1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
+ Gv : Các em hãy trả lời câu hỏi ?1
? Vì sao hai đường tròn phân biệt không thể có quá hai điểm chung?
- HS :
+ Gv : Dùng một đường tròn bằng dây thép giới thiệu về các vị trí tương đối của hai đường tròn.
?1(SGK-Tr117) :
Theo định lý về sự xác định đường tròn nếu hai đường
tròn có ba điểm chung thì hai đường tròn chính là
một đường tròn vậy hai đường tròn phân biệt không
thể có quá hai điểm chung.
a. Hai đường tròn cắt nhau.
+ Gv : Vẽ hình
? Qua nghiên cứu và hình vẽ em hiểu thế nào là hai đường tròn cắt nhau?
- HS trả lời :
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
Hai đường tròn có 2 điểm chung được
gọi là hai đường tròn cắt nhau.
Hai điểm chung đó (A;B) gọi là hai giao điểm.
Đoạn AB gọi là dây chung.
? Thế nào là hai đường tròn tiếp xúc nhau?
- HS :
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau là hai đường tròn chỉ có một điểm chung
? Hai đường tròn tiếp xúc nhau có mấy trường hợp? Hãy vẽ hình minh hoạ?
- HS :
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
Tiếp xúc ngoài.
+ Gv : Điểm chung đó gọi là tiếp điểm.
Tiếp xúc trong
? Em hiểu thế nào là hai đường tròn không giao nhau?
c) Hai đường tròn không giao nhau là hai đường tròn không có điểm chung.
? Em hãy vẽ hình minh hoạ trường hợp hai đường tròn ở ngoài nhau?
- 2HS lên bảng vẽ, HS khác vẽ vào vở
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
Hoạt động 2 : (16 phút)
Đựng nhau.
Ở ngoài nhau.
+ Gv : Vậy đường nối tâm trong mỗi vị trí tương đối có tính chất gì? Þ 2
2. Tính chất đường nối tâm. (16’)
+ Gv : Vẽ hai đường tròn (O) và (O’) có O ¹ O’.
+ Gv : (Giới thiệu) đường thẳng OO’ gọi là đường nối tâm, đoạn OO’ gọi là đoạn nối tâm. Đường nối tâm OO’ cắt (O) tại hai điểm C, D và cắt (O’) tại hai điểm E, F.
? Tại sao đường nối tâm OO’ lại là trục đối xứng của hình gồm cả hai đường tròn đó?
- HS :
Đường kính CD là trục đối xứng của (O) và đường kính EF là trục đối xứng của (O’) Þ CF là trục đối xứng của hình gồm hai đường tròn đó.
+ Gv : Cho học sinh làm ?2.
?2
(SGK-Tr118) :
+ Gv : Bổ xung vào hình 85.
a) Ta có :
OA = OB = R của(O)
O’A = O’B = R của(O’)
Þ OO’ là đường trung trực của của đoạn thẳng AB hoặc OO’ là trục đối xứng của hai đường tròn.
+ Gv : Cho học sinh ghi (O) và (O’) cắt nhau tại A và B.
Þ
Þ A và B đối xứng với nhau qua OO’ Þ OO’ là đường trung trực của đoạn AB.
? Em hãy phát biểu nội dung tính chất trên?
- Hs : Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng với nhau qua đường nối tâm hay đường nối tâm là đường trung trực của dây chung.
? Quan sát hình 86 hãy dự đoán về vị trí cua điểm A đối với đường nối tâm OO’
- HS :
b) Vì A là điểm chung duy nhất của 2 đường tròn nên A phải nằm trên trục đối xứng của hình tức là A đối xứng với chính nó vậy A phải nằm trên đường nối tâm.
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
Vậy khi (O) và (O’) tiếp xúc nhau tại A Þ O, O’, A thẳng hàng.
+ Gv : Từ kết quả đó ta có định lý sau:
* Định lý: (Tr119 - SGK)
+ Gv : Cho học sinh đọc nội dung định lý
? Các em hãy làm ?3?
?3(SGK-Tr119) :
? Hãy xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O’) ?
- HS :
a) Hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại điểm A và B.
? Theo hình vẽ AC, AD là gì của đường tròn tâm (O) và (O’)?
- HS :
- Chứng minh BC // OO’ và ba điểm C, B, D thẳng hàng?
b) AC là đường kính của (O)
AD là đường kính của (O’)
Xét tam giác ABC có IO là đường trung bình Þ IO // BC hay OO’ // BC
+ Gv : Nối AB cắt OO’ tại I và AB ^ OO’
- HS :
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
Tương tự ta có OO’ // BD
Þ C, B, D thẳng hàng theo tiên đề ơclít
IV.Củng cố: (6 phút)
? Qua bài học hôm nay chúng ta cần nắm vững những kiến thức nào.
- Hs : 3 vị trí tương đối.., đlí đg nối tâm.
+ Gv : Cho hs làm bài tập 33/119. Treo bảng phụ ghi đề bài và hình vẽ.
CM :
DAOC có OA = OC = R(O) => DAOC cân tại O =>
DAO’D có O’A=O’D => DAO’D cân tại O’ => mà
=> => OC // O’D ( vì có 2 góc so le trong bằng nhau).
? Trong bài c/m này ta đã sử dụng t/c gì của đường nối tâm.
- Hs : khi 2 đtròn tiếp xúc nhau tại A thì A phải nằm trên đường nối tâm.
+ Gv : chốt lại bài tập.
V. Hướng dẫn học ở nhà.(2 phút)
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
- Nắm vững ba vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất đường nối tâm.
- Bài tập về nhà: 33, 34 (SGK - Tr119) và 64, 65, 66 (SBT - Tr137,138).
- Đọc trước bài 8 sách giáo khoa. Tìm trong thực tế những đồ vật có hình dạng, kết cấu liên quan đến những vị trí tương đối của hai đường tròn. Ôn tập bất đẳng thức tam giác.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
@&?
Ngày soạn : 22 /11 / 2011
Ngày giảng : Lớp 9A : 03 /12 /2011 ; Lớp 9B : 03 /12 /2011
Tiết 30
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN(TIẾP THEO)
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của hai đường tròn. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
2.Kĩ năng:
- Biết vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong, biết vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Xác định được vị trí tương đối của hai đường tròn thông qua hệ thức giữa đường nối tâm và hai bán kính.
3.Thái độ:
- Thấy được hình ảnh vị trí tương đối của hai đường tròn trong thực tế.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. GV : Giáo án, bảng phụ vẽ sẵn các vị trí tương đối của 2 đtròn, TT Chung của 2đtròn, hình ảnh 1 số vị trí tương đối trong thực tế, bảng tóm tắt trang 121, thước thẳng, compa, êke, phấn màu..
2. HS : Ôn lại kiến thức cũ (Bất đẳng thức tam giác ), sgk, dụng cụ học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức : (1phút)
Sĩ số : Lớp 9A : ..../.... , vắng ....................................................................
Lớp 9B : ..../.... , vắng ....................................................................
II. Kiểm tra bài cũ.(6 phút)
1.Câu hỏi.
- Hs1: Giữa hai đường tròn có những vị trí tương đối nào? Nêu định nghĩa?
- Phát biểu tính chất đường nối tâm.
- Hs2: Làm bài tập 34 (SGK - Tr119).
2. Đáp án:
- Hs1:
- Hs2: Có IA = IB = =12(cm) 1đ
Xét DAIO có = 90o
Þ OI = (Định lý Pytago) 2đ
1đ
= 1đ
Xét DAIO’ có = 90o
Þ O’I = (Định lý Pytago) 2đ
= 1đ
Nếu O và O’ nằm khác phía đối với AB: OO’ = OI + IO’ = 16 + 9 = 25 (cm) 2đ
- Hs theo dõi, nhận xét. Gv nhận xét cho điểm.
+ GV : (1’) Ở tiết trước, ta đã được biết 2 đường tròn phân biệt có 3 vị trí tương đối. Vậy trong mỗi vị trí đó thì đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn có mối liên hệ như thế nào, ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
III.Bài mới.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1 : (18 phút)
+ Gv : Trong mục này ta xét hai đường tròn là (O, R) và (O’, r) với R > r.
1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và bán kính
+ Gv :Ta xét mối quan hệ giữa OO’ với R, r trong từng vị trí tương đối của hai đường tròn.
? Em hãy quan sát hình 90 sách giáo khoa có nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm OO’ với các bán kính R, r? Căn cứ vào đâu để có nhận xét đó?
- HS :
a) Hai đường tròn cắt nhau.
+ Gv : Đó chính là yêu cầu của ?1
- HS : ghi câu trả lời
?1(SGK-Tr120) : Xét DOAO’ có
OA - O’A < OO’ < AO + O’A (Bất đẳng thức tam giác) hay
R - r < OO’ < R + r
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau.
+ Gv : Các em quan sát hình 91, 92 và cho biết:
?2(SGK-Tr120) :
? Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm và hai tâm quan hệ như thế nào?
- HS :
- Tiếp điểm và hai tâm cùng nằm trên một đường thẳng.
? Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài thì đoạn nối tâm quan hệ với hai bán kính như thế nào?
- HS :
- Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài Þ A Î OO’(A nằm giữa OO’) ta có OO’ = OA + OA’ = R + r
? Nếu (O) và (O’) tiếp xúc trong thì đoạn nối tâm quan hệ với hai bán kính như thế nào?
- HS :
Nếu (O) và (O’) tiếp xúc trong
Þ O’ nằm giữa O và A
Þ OO’ = OA - O’A = R - r
+ Gv : Đó chính là nội dung ?2.
- HS : ghi vở
c) Hai đường tròn không giao nhau.
+ Gv : Em hãy quan sát H.93
? Nếu hai đường tròn ở ngoài nhau thì đoạn thẳng nối tâm OO’ so với (R + r) như thế nào? Vì sao?
- HS trả lời :
+ Hai đường tròn ở ngoài ngoài nhau
OO’ = OA + AB + BO’
OO’ = R + r + AB
Þ OO’ > R + r
+ Gv : Yêu cầu học sinh quan sát H. 94
+ Đựng nhau.
? Nếu hai đường tròn ở ngoài nhau thì đoạn thẳng nối tâm OO’ so với (R - r) như thế nào? Vì sao?
- HS trả lời :
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
OO’ = OA - O’A = OA - (O’B + AB)
= OA - O’B - AB = (R - r) - AB
Þ OO’ < R - r
? Nếu tâm O trùng tâm O’ thì em có nhận xét gì về OO’?
- Hs : Nếu O trùng O’ thì OO’ = 0
+ Gv : Cho học sinh làm bài tập 35(SGK - Tr 121) OO’ = d; R > r
Vị trí tương đối của hai đường tròn
Số điểm chung
Hệ thức giữa d, R, r
(O, R) đựng (O’, r)
0
d < R - r
ở ngoài nhau
0
d > R + r
Tiếp xúc ngoài
1
d = R + r
Tiếp xúc trong
1
d = R - r
Cắt nhau
2
R - r < d < R +r
Hoạt động 2 : (13 phút)
+ Gv : Cho học sinh quan sát hình 95, hình 96 trong sách giáo khoa
2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn
+ Gv : Hình 95 có d1, d2 tiếp xúc với cả hai đường tròn tâm (O) và (O’) ta gọi d1 và d2 là các tiếp tuyến chung của 2 đường tròn (O) và (O’)
? ở hình 96 có tiếp tuyến chung của cả hai đường tròn không?
- Hs : Hình 96 có m1, m2 cũng là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
? Các tiếp tuyến ở hình 95 và hình 96 đối với đoan nối tâm OO’ khác nhau thế nào?
- Hs : Các tiếp tuyến chung d1, d2 không cắt đoạn nối tâm. Gọi là tiếp tuyến chung ngoài.
Các tiếp tuyến chung d1, d2 cắt đoạn nối tâm. Gọi là tiếp tuyến chung trong.
.
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
?3(SGK-Tr122) :
Hình 97 a có tiếp tuyến chung ngoài d1, d2, tiếp tuyến chung trong m.
Hình 97 b có tiếp tuyến chung ngoài d1, d2.
Hình 97 c có tiếp tuyến chung ngoài d.
Hình 97 d không có tiếp tuyến chung.
+ Gv : Cho học sinh làm ?3
+ Gv : Trong thực tế có những đồ vật có hình dạng và kết cấu có liên quan đến vị trí tương đối của hai đường tròn, hãy lấy ví dụ
Ví dụ: Xe đạp có đĩa và líp xe có dạng 2 đường tròn ở ngoài nhau.
? Quan sát H98 hãy cho biết các hình đó có kết cấu là hình ảnh của những vị trí tương đối nào?
- HS :
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
IV. Củng cố. (5 phút)
+ Gv : Cho hs làm bài tập 35
- Hs : đứng tại chỗ điền.
+ Gv : Ghi vào bảng phụ đã kẻ sẵn bảng bt 35.
- HS :
+ GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
vị trí TĐ
Số điểm chung
Hệ thức giữa d,r,R
(O;R)đựng(O’;r)
0
d<R-r
Ngoài nhau
0
d>R+r
TX ngoài
1
d=R+r
TX trong
1
d=R-r
Cắt nhau
2
R-r<d<R+r
V. Hướng dẫn học ở nhà.(2 phút)
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, nắm vững vị trí tương đối của hai đường tròn cùng các hệ thức, tính chất đường nối tâm.
- Làm bài tập về nhà số: 36, 37, 38, 40(SGK - Tr123). Số 68 (SBT - Tr138)
- Đọc mục có thể em chưa biết, vẽ chắp nối trơn.
+ GV : Hướng dẫn bài 38: Có các đường tròn (O’, 1cm) tiếp xúc ngoài với đường tròn (O, 3cm) thì OO’ bằng bao nhiêu? Þ Tâm O’ nằm trên đường nào? bao nhiêu? Þ Tâm I nằm trên đường nào?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Nhận xét của Tổ trưởng CM :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Sào Báy, ngày.......tháng 11 năm 2011
@&?
Ngày soạn : 24 /11 / 2011
Ngày giảng : Lớp 9A : 06/12/2011 ; Lớp 9B : 06/12/2011
Tiết 31
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
- Củng cố về vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của đường nối tâm, tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh thông qua các bài tập.
- Củng cố cho học sinh một vài ứng dụng thực tế của vị trí tương đối của hai đường tròn, của đường thẳng bà đường tròn.
3.Thái độ:
- Hs thấy đc toán học có vai trò to lớn trong thực tế.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Thầy: Giáo án, bảng phụ ghi đề bài tập, hình 99->103 sgk, thước thẳng, compa, êke, phấn màu..
2. Trò: Ôn lại kiến thức cũ (Bất đẳng thức tam giác ), sgk, dụng cụ học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức : (1phút)
Sĩ số : Lớp 9A : ..../.... , vắng ....................................................................
Lớp 9B : ..../.... , vắng ....................................................................
II. Kiểm tra bài cũ.(15’)
1.Câu hỏi. Gv treo bảng phụ
Câu 1: Cho hai đường tròn đồng tâm O. dây AB của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ tại C và D. chứng minh rằng AC = BD.
Câu 2: Điền vào ô trống trong bảng sau, biết: (O;R) và (O/;r) có OO/=d, R > r
Số điểm chung
Hệ thức giữa d, R, r
Vị trí tương đối
1
d = R + r
(O) và(O/) tiếp xúc ngoài
1
d = R - r
(O) và(O/) Tiếp xúc trong
2
R - r < d < R +r
(O) và(O/) Cắt nhau
0
d > R + r
(O) và(O/) ở ngoài nhau
0
d < R - r
(O) và(O/) Đựng nhau
2. Đáp án:
Câu 1:
Chứng minh AC = BD 1đ
Vì OH ^ AB (OH ^ CD) nên ta có 1đ
(Tính chất bán kính vuông góc với dây cung) 1đ
1đ
Þ HA
File đính kèm:
- Hinh 9 tu tiet 28-31.doc