Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25: Đường tròn - Năm học 2020-2021 - Bùi Văn Hùng

NV1: Để vẽ đường tròn, người ta dùng dụng cụ gì?

Giới thiệu compa.

NV2: Vẽ OM = 2cm. Vẽ đường tròn tâm O bán kính OM = 2cm.

NV3: Lấy A; B; C bất kỳ trên đường tròn.

NV4:Các điểm A; B; C cách tâm O một khoảng cách bằng bao nhiêu?

Vậy đường tròn tâm O bán kính 2cm là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 2cm.

NV5: Đường tròn tâm O bán kính R là một hình gồm những điểm như thế nào?

Giới thiệu điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn.

NV6: So sánh ON và OM; OP và OM?

Hướng dẫn HS cách sử dụng Compa để so sánh hai đoạn thẳng(như hình 46 - SGK 90).

NV7: Các điểm nằm trên đường tròn, nằm trong đường tròn, nằm bên ngoài đường tròn cách tâm một khoảng như thế nào?

NV8:Ta đã biết đường tròn là đường bao quanh hình tròn. Vậy hình tròn là hình gồm những điểm nào?

Phân biệt đường tròn và hình tròn tâm O, bán kính R?

- Gv nhấn mạnh sự khác nhau khái niệm giữa đường tròn và hình tròn.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25: Đường tròn - Năm học 2020-2021 - Bùi Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: .. Tiết: . Tiết 25: ĐƯỜNG TRÒN. I. MỤC TIÊU Qua bài này giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? - Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. - Nhận biết được các điểm bên trong, bên ngoài, bên trên đường tròn. 2. Kỹ năng: -Sử dụng compa thành thạo. -Biết vẽ đường tròn,cung tròn. -Biết giữ nguyên độ mở của compa. 3. Thái độ: -Trung thực, cẩn thận, nghiêm túc và hứng thú học tập. -Vẽ hình,sử dụng compa cẩn thận,chính xác. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất +Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, phân tích bài toán, tóm tắt đề, tính toán chính xác, sử dụng máy tính bỏ túi. + Phẩm chất: Tự tin, tự chủ,có trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng,compa, SGK, SBT 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, thước thẳng,compa, SGK, SBT ,đọc trước bài. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) 2. Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung A. Hoạt động khởi động (2 phút) Mục tiêu: HS có các đồ dùng học tập cần thiết phục vụ môn học và biết về nội dung bài học. Phương pháp: Thuyết trình, trực quan. -Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Trong thực tế các em thấy bánh xe, cái sàng, cái mẹt tại sao lạ gọi là đường tròn, hình tròn. - Giới thiệu nội dung GV giới thiệu tiết học: “Đường tròn” HS lắng nghe, ghi chép (nếu cần) HS lấy sách vở, bút ghi chép bài B. Hoạt động hình thành kiến thức. Nhận biết và vẽ đường tròn hình tròn.(12 phút) Mục tiêu:Vẽ được đường tròn,hình tròn. Phương pháp: Thuyết trình, luyện tập thực hành, vấn đáp NV1: Để vẽ đường tròn, người ta dùng dụng cụ gì? Giới thiệu compa. NV2: Vẽ OM = 2cm. Vẽ đường tròn tâm O bán kính OM = 2cm. NV3: Lấy A; B; C bất kỳ trên đường tròn. NV4:Các điểm A; B; C cách tâm O một khoảng cách bằng bao nhiêu? Vậy đường tròn tâm O bán kính 2cm là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 2cm. NV5: Đường tròn tâm O bán kính R là một hình gồm những điểm như thế nào? Giới thiệu điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn. NV6: So sánh ON và OM; OP và OM? Hướng dẫn HS cách sử dụng Compa để so sánh hai đoạn thẳng(như hình 46 - SGK 90). NV7: Các điểm nằm trên đường tròn, nằm trong đường tròn, nằm bên ngoài đường tròn cách tâm một khoảng như thế nào? NV8:Ta đã biết đường tròn là đường bao quanh hình tròn. Vậy hình tròn là hình gồm những điểm nào? Phân biệt đường tròn và hình tròn tâm O, bán kính R? - Gv nhấn mạnh sự khác nhau khái niệm giữa đường tròn và hình tròn. Compa - Hs vẽ đường tròn 0, bán kính 2cm Vẽ hình theo giáo viên. Bằng 2cm. Nhắc lại khái niệm hình tròn. Ghi bài ON OM. 0N < 0M < 0P Các điểm nằm trên đường tròn cách tâm một khoảng bằng R, nằm trong đường tròn cách tâm một khoảng nhỏ hơn R, nằm ngoài đường tròn cách tâm một khoảng lớn hơn R. Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. 1. Đường tròn và hình tròn. a. Đường tròn : - Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R K/h:(O; R) VD: Đường tròn tâm O . bán kính OM = 2cm . - M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn . - N là điểm nằm bên trong đường tròn - P là điểm nằm bên ngoài đường tròn . b. Hình tròn Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó . Nhận biết và vẽ cung tròn ,dây cung. (13 phút) Mục tiêu: Phân biệt được cung và dây cung,bán kính. Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - Yêu cầu Hs hoạt động nhóm đọc SGK, quan sát H44, 45, trả lời câu hỏi. + Cung tròn là gì? + Dây cung là gì? + Thế nào là đường kình của đường tròn. - Gv giới thiệu đường kình của đường tròn tính độ dài của đường kính. * Hs : Đọc phần giới thiệu sgk : tr 90 . C A * Hs : Nghe giảng và dự đoán các thực hiện các thao tác . 2. Cung và dây cung. B D - Hai điểm nằm trên đường tròn chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần là một cung tròn . - Đoạn thẳng nối hai điểm ấy được gọi là dây cung . - Dây cung đi qua tâm O là đường kính . - Đường kính dài gấp đôi bán kính ..a .b .c .a .b .c .a .b .c Một công dụng khác của compa( 8 phút) Mục đích: HS biết dùng compa so sánh hai đoạn thẳng và tính tổng hai đoạn thẳng. Phương pháp: thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập - Compa chủ yếu dùng để vẽ đường tròn compa còn có công dụng nào? - Hs nêu cách so sánh đoạn thẳng AB và MN - Yêu cầu Hs đọc SGK rồi lên bảng làm. Nghe giảng. Nghiên cứu VD1 và 2 trong 4 phút. Thực hiện theo giáo viên. Lên bảng thực hành. A B M N A B D C M N 0 x 3. Một công dụng khác của compa. VD1 AB < MN VD2 Tổng độ dài hai đoạn thẳng: 0N = AB +CD C. Hoạt động vận dụng ( 6 phút) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức thực tế vào giải bài toán Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình Đọc đề? Vẽ hình ? Vì sao đường tròn (C; 2 cm) đi qua O và A? Đọc đề? Tính CA, CB, DA, DB? I có phải là trung điểm của AB không? Vì sao? Tính IK? Nhắc lại KN đường tròn, hình tròn, cung, dây cung. Đọc đề BT 38 (91 - SGK) Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, dưới lớp HS vẽ vào vở. Suy nghĩ - Trả lời. Đọc đề bài. Một HS lên bảng làm. Suy nghĩ trả lời. IK = AK - AI = 3 -2 = 1 (cm) Bài 38 (SGK - 91) Đường tròn (C; 2cm) đi qua O Bài 39 (SGK - 92) a) - CA = 3 cm (vì C thuộc đường tròn tâm A, bán kính 3 cm). - CB = 2 cm (vì C thuộc (B; 2 cm)). - DA = 3 cm (tương tự). - DB = 2 cm. b) I nằm giữa A và B nên AI + IB = AB Þ AI = AB - IB = 4 - 2 = 2 cm Þ IA = IB = = 2 (cm) Vậy I là trung điểm của AB. c) IK = AK - AI = 3 -2 = 1 (cm) và A vì CO = CA = 2cm D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2 phút) Mục tiêu: Học sinh liên hệ thực tế tìm hình tròn,đường tròn . Phương pháp: Ghi chép. GV cho bài tập vận dụng thực tế. HS ghi chép nội dung yêu cầu Bài tập: 1,Quan sát và tìm ra những mô hình liên quan đến hình tròn 2,Lấy 3 điểm A,B,C bất kỳ không thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CA a. Dùng compa để dựng đoạn MP = AB + BC b. Dùng compa để so sánh AC với AB+ BC -BTVN: 40; 41; 42 (92 - 93.SGK). -Đọc trước bài: Tam giác. -Tiết sau mỗi em mang một vật dụng có dạng hình tam giác.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_25_duong_tron_nam_hoc_2020_2021.docx