Giáo án Hình học lớp 8 - Tiết 8 đến tiết 16

I . MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: HS nhận biết được:

 + Các khái niệm “đối xứng trục” và “đối xứng tâm”.

 + Trục đối xứng của một hình và hình có trục đối xứng. Tâm đối xứng của một hình và hình có tâm đối xứng.

2. Về kĩ năng: HS biết xác định trục đối xứng và tâm đối xứng của một hình.

3. Về thái độ: Tích cực suy nghĩ, tìm tòi kiến thức.

II. CHUẨN BỊ

- HS: Chuẩn bị 2 tấm bìa một hình tam giác cân, một hình thang cân .

Thước thẳng, compa, êke.

- GV: Bảng phụ , thước thẳng, êke

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 - Tiết 8 đến tiết 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 9: ĐỐI XỨNG TRỤC I . MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: HS nhận biết được: + Các khái niệm “đối xứng trục” và “đối xứng tâm”. + Trục đối xứng của một hình và hình có trục đối xứng. Tâm đối xứng của một hình và hình có tâm đối xứng. 2. Về kĩ năng: HS biết xác định trục đối xứng và tâm đối xứng của một hình. 3. Về thái độ: Tích cực suy nghĩ, tìm tòi kiến thức. II. CHUẨN BỊ - HS: Chuẩn bị 2 tấm bìa một hình tam giác cân, một hình thang cân . Thước thẳng, compa, êke. - GV: Bảng phụ , thước thẳng, êke III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Tổ chức. 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ( Lồng vào bài) 3.Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng GV: Nêu ?1 . vẽ hình 50 HD: - Vẽ AH^ d (HÎd) - Trên tia đối của tia HA lấy điểm A’ sao cho AH=A’H. GV: A’ là điểm đối xứng của A qua d, A là điểm đối xứng của A’ qua d, A và A’ đối xứng với nhau qua d. GV:Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng ? GV: Cho HS đọc định nghĩa. GV: Cho B Îd .Tìm điểm đối xứng của điểm B qua đường thẳng d? GV: Nêu quy ước SGK. Hoạt động 2: Hai hình đối xứng qua một đường thẳng GV: Cho HS làm ?2 Treo bảng phụ viết đề bài và hình vẽ. GV: AB và A’B’ đối xứng với nhau qua d Khi đó d được gọi là trục đối xứng GV: Thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng ? GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK. GV: Treo bảng phụ vẽ hình 53 SGK và giới thiệu như SGK GV: giới thiệu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau. GV: khi gấp hình 54 theo trục d thì hai hình H và H’ trùng nhau Hoạt động 3: Hình có trục đối xứng GV: Cho HS làm ?3 Treo bảng phụ vẽ hình 55 SGK. Tìm hình đỗi xứng với mỗi cạnh của tam giác ABC qua AH? GV: AH là trục đối xứng của D ABC. GV: Đường thẳng d là trục đối xứng của một hình khi nào ? GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK. GV: Cho HS trả lời ? 4 (SGK ) Treo bảng phụ viết đề bài và hình 56 SGK. GV: Giới thiệu định lí: Hình thang cân nhận đường thảng đi qua trung điểm 2 đáy làm trục đối xứng HS: Làm ?1 Một học sinh lên bảng làm. Các học sinh khác làm vào vở. A B d H HS : Ghi vở A’ HS: Trả lời. HS: đọc định nghĩa SGK. HS: B chính là điểm đối xứng của nó qua đường thẳng d. HS: Làm ?2 HS lên bảng thực hiện. C B A d C’ A’ B’ HS: điểm C’ thuộc A’B’ HS: Trả lời. HS: Đọc định nghĩa SGK HS theo dõi. HS: quan sát hình 54 HS: Làm ?3 (SGK ) Hình đối xứng của các cạnh của D ABC qua AH là A - Cạnh AB là AC - Cạnh AC là AB - Cạnh BC là BC. HS: Trả lời B H C HS: đọc định nghĩa SGK. HS: làm ?4 Một trục đối xứng Ba trục đối xứng Vô số trục đối xứng. HS: Về nhà chứng minh. 4. Củng cố. GV: Cho HS làm bài 38 SGK. GV: Trục đối xứng của tam giác cân và của hình thang cân là đường nào? GV: Hướng dẫn gấp hình: Gấp tam giác cân theo đường cao ứng với cạnh đáy. Gấp hình thang cân theo đường trung trực của hai đáy. HS Dự đoán đường thẳng là trục đỗi xứng của mỗi hình. HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 5. Hướng dẫn về nhà - Làm các bài tập trong SGK. - Làm trong sách học tốt và sách bồi dưỡng. ……………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 10: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: HS nhận biết được: + Các khái niệm “đối xứng trục” và “đối xứng tâm”. + Trục đối xứng của một hình và hình có trục đối xứng. Tâm đối xứng của một hình và hình có tâm đối xứng. 2. Về kĩ năng: HS biết xác định trục đối xứng và tâm đối xứng của một hình. 3. Về thái độ: Tích cực suy nghĩ, tìm tòi kiến thức. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ vẽ các hình của bàI tập 37 và bai tập 40. - HS: Làm các bài tập về nhà, ôn lại lý thuyết đối xứng trục. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Tổ chức. 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Chữa bài tập 36 SGK. GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình, viết GT,KL. GV: a) Ox là đường trung trực của AB nên OA=OB (1) Oy là đường trung trực của AC nên OA=OC (2) Từ (1),(2) suy ra OB=OC. b) DAOB cân tại O Þ O1=O2 = AOB D AOC cân tại O Þ O3=O4 = AOC AOB +AOC =2(O2+O3)=2.xOy=2.500=1000 Vậy BOC =1000 3.Bài mới. GV: Cho HS làm bài 39 SGK GV: Gọi 1HS đọc đề bài GV: Gọi một HS viết giả thiết, kết luận và vẽ hình bài toán phần a). GV: Hãy so sánh AD và CD; AE và CE? So sánh AD+DB và BC ? So sánh CE+EB và BC ? GV: Gọi HS lên bảng trình bày lời giải, các HS khác theo dõi, góp ý kiến về bài giải của bạn. GV: Nhận xét và cho điểm GV: Nếu có một bạn ở vị trí A, đường thẳng d xem như một dòng sông, tìm vị trí mà bạn đó sẽ đi từ A, đến lấy nước ở bến sông d sao cho quay lại về B gần nhất? GV: Gợi ý HS vận dụng kết quả phần a) (chú ý E có thể trùng D). GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm vào phiếu học tập. GV: Gọi các nhóm nộp bài, gọi HS nhóm khác nhận xét. GV: Chữa bài Theo bài trên, ta luôn có: AD+BDAE+BE, dấu “=” xảy ra khi E trùng với D, Vậy D là vị trí cần tìm. B x 2 HS: 1 A 4 3 O C GT Góc xOy=500, A Î xOy A đối xứng với B qua Ox A đỗi xứng với C qua Oy KL So sánh OB và OC BOC=? HS theo dõi ,ghi bài HS1: đọc đề bài. HS2: Viết gt, kl và vẽ hình. A, B cùng phía với d C đối xứng với A qua d GT BC d=D E d, E ≠ D KL AD+BD < AE+EB HS: Lên bảng trình bày lời giải. AD= CD; AE= CE (tính chất đường trung trực). Xét ∆BCE CE+BE > BC Mặt khác BC=CD+DB=AD+DB Suy ra AD+BD < AE+EB HS: Hoạt động theo nhóm. HS: Đại diện nhóm nhận xét bài làm của nhóm khác. Hoạt động 2: Vận dụng hiểu biết toán học vào thực tế. GV: Cho HS làm bài 40 SGK GV: Gọi HS đọc đề bài. GV: Treo bảng phụ vẽ hình 61 SGK GV: Trong các biển báo giao thông sau đây, biển báo nào có trục đối xứng? GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời và nhận xét HS : đọc đề bài 40 SGK. HS: Quan sát hình vẽ 61 SGK để trả lời câu hỏi của GV. HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Rèn kỹ năng làm bài tập GV: Trong các câu sau đây, câu nào đúng câu nào sai? (GV dùng bảng phụ chuẩn bị trước). GV: Gọi HS lên bảng điền Đ hoặc S vào phần bảng phụ đã chuẩn bị trước. a, Nếu ba điểm thẳng hàng thì ba điểm đối xứng với chúng qua một trục cũng thẳng hàng. b, Hai tam giác đx với nhau qua một trục thì có chu vi bằng nhau. c, Một đường tròn có vô số trục đx. d, Một đoạn thẳng chỉ có một trục đx. GV: Gọi HS nhận xét và sửa chữa. trắc nghiệm. HS: Làm việc theo nhóm. HS: Lên bảng điền Đ hoặc S thích hợp vào ô trống. 4. Củng cố: Cho HS đọc phần “có thể em chưa biết “ 5. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 42 SGK, đọc nghiên cứu trước bài Hình bình hành. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 11: HÌNH BÌNH HÀNH I.MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: HS hiểu định nghĩa hình bình hành, tính chất của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành. 2. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình bình hành, kỹ năng nhận biết một tứ giác là hình bình hành, kỹ năng chứng minh hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh ba điểm thẳng hàng. - Rèn luyện thêm một bước về tư duy logic, tư duy phân tích, tổng hợp. 3. Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng say mê môn học. II.CHUẨN BỊ HS: ôn tập về hình thang, chú ý trường hợp hình thang có hai cạnh bên song song, hay hình thang có hai đáy bằng nhau. Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông. GV: Bảng phụ vẽ bài tập kiểm tra, bảng phụ viết trước định lý và dấu hiệu nhận biết. III.TIỀN TRÌNH BÀI DẠY 1. Tổ chức: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hình thang? 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Định nghĩa về hình bình hành. GV: Cho HS làm ?1 GV: Treo bảng phụ vẽ hình 66 SGK Hỏi: Các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt? GV: ABCD gọi là hình bình hành. GV: Thế nào là hình bình hành? GV: Giới thiệu khái niệm hình bình hành. GV:Tứ giác ABCD là hình bình hành Như vậy, có thể định nghĩa hbh cách khác không? HS: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. HS : Làm ?1 HS: Tứ giác ABCD có AB//CD và AD//BC. HS: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. HS: Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song. Hoạt động 2:Tìm tòi tính chất về cạnh, góc đối của hình bình hành. GV: Cho HS làm ?2 GV: Bằng cách thực hiện phép đo cạnh,góc, em có nhận xét gì về các cạnh, góc đối của hbh? GV: Yêu cầu HS chứng minh kết quả đo. GV: Hướng dẫn. - Dựa vào tính chất : Hình thang có hai cạnh bên song song thì các cặp cạnh đối bằng nhau. - Chứng minh DABC=DCDA. GV: Yêu cầu HS nêu tính chất về cạnh và góc của hình bình hành? GV: Kẻ đường chéo AC và BD cắt nhau tai O.Em có nhận xét gì về các cặp đoạn thẳng OA và OC, OB và OD? GV: Em có nhận xét gì về giao điểm hai đường chéo của hbh? GV: Gọi một HS đứng tại chỗ nêu nhận xét. GV: Gọi một HS lên bảng chứng minh. GV: Hướng dẫn xét AOB và COD. GV: Hai đường chéo của hình bình hành có tính chất gì? GV: Như vậy hình bình hành có những tính chất nào? GV: Cho HS đọc tính chât SGK Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành. GV: Nêu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành? GV: Treo bảng phụ viết các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành. GV: Yêu cầu HS về nhà tự chứng minh các dấu hiệu nhận biết này. GV: Cho HS làm ?3 GV: Treo bảng phụ vẽ hình 70 SGK GV: Yê cầu HS trả lời câu hỏi: Tứ giác nào là hình bình hành ? vì sao? HS: Làm ?2 HS: Đo các cạnh và các góc của h.b.h HS: Kết quả đo AB=DC, AD=BC , HS: Chứng minh. - AB=DC, AD=BC. ABCD là h.b.h nên ABCD là h. thang có đáy AB, CD và AD//BC suy ra AB=DC, AD=BC , DABC=DCDA( c.c.d) suy ra C/m tương tự : HS: Trong hình bình hành các cạnh đối bằng nhau và các góc đối bằng nhau HS: Vẽ AC,BD HS:đo các đoạn thẳng và rút ra nhận xét. HS: Đứng tại chỗ nhận xét. HS: Xét AOB và COD có: (So le trong, AB//CD) AB = CD (So le trong, AB//CD) Suy ra DAOB = DCOD (g-c-g) HS: Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường HS: Nêu các tính chất của hình bình hành. HS: đọc tính chât SGK. HS: Trả lời câu hỏi GV. HS : Theo dõi. HS: Về nhà chứng minh các dấu hiệu nhận biết hình bình hành HS: Làm ?3 HS theo dõi trả lời. H70a) ABCD là hình bình hành vì có AB=CD, AD=BC (Dấu hiệu 2) H70b)EFGH là hình bình hành vì có E=G , F=H (Dấu hiệu 4) H70c) MNIK không là hình bình hành vì I ¹ M (Dấu hiệu 4) H70d) PQRS là hình bình hành vì có OP=OR, OQ= OS (Dấu hiệu 5) H70e) UVXY là hình bình hành vì có VX//UY và VX=UY. (Dấu hiệu 3) 4.củng cố: HS1: Nêu các tính chất của hình bình hành? (GV treo bảng phụ các tính chất của hình bình hành). HS2: Nêu các dấu hiệu nhận biết hình bình hành? (GV treo bảng phụ các dấu hiệu nhận biết hình bình hành). 5. hướng dẫn về nhà - Làm các bài tập 43, 44, 45 SGK. HD: Hình vẽ trên giấy kẻ ô giúp ta nhận biết điều gì? Từ đó rút ra kết luận? - Xem và nghiên cứu các bài tập 46, 47, 48, 49 SGK. ……………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 12: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Giúp HS củng cố vững chắc những t/ c,những dấu hiệu nhận biết hình bình hành. 2. Về kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng nhận biết một tứ giác là hình bình hành, kỹ năng sử dụng những tính chất của hình bình hành trong chứng minh. - Rèn luyện thêm cho HS thao tác phân tích, tổng hợp, tư duy logic. 3. Về thái độ: Giáo dục HS lòng say mê môn học. II. CHUẨN BỊ - HS: Làm các bài tập GV đã yêu cầu về nhà làm trong tiết trớc, giấy kẻ ô vuông, đồ dùng học tập. - GV: Bảng phụ cho bài tập 46 SGK, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Tổ chức. 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: nêu câu hỏi. 1) Phát biểu định nghĩa ,nêu tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành? 2) Chứng minh dấu hiệu : Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. GV: Nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Làm bài 46 SGK GV: Treo bảng phụ viết đề bài GV: Yêu cầu HS lên điền Đ vào cột Đúng, S vào cột Sai trên bảng phụ. HS 1: Phát biểu định nghĩa ,nêu tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành. HS 2: GT Tứ giác ABCD, AC cắt BD tại O , OA=OC, OB=OD KL ABCD là hình bình hành. Chứng minh: O ∆AOB=∆COD(c-g-c) Þ AB=CD và . Từ OAB = OCD Þ AB//CD (hai góc so le trong bằng nhau) Do đó ABCD là hình bình hành Bài 46 SGK HS lên bảng điền. Câu a b c d Đúng Đ Đ Sai S S Bài 47 SGK HS: Đọc nội dung bài 47 SGK. HS: Vẽ hình, ghi GT,KL. HS: Làm việc theo nhóm. - Nhóm 1 trình bày lời giải câu a. - Nhóm 2 trình bày lới giải câu b. Bài 48 SGK HS: Đọc nội dung bài toán. HS: Lên bảng làm. GT Tứ giác ABCD có AE=EB, BF=FC, CG=GD, DH=HA KL EFGH là hình bình hành. Kẻ đường chéo AC. Ta có EF là đường trung bình của DABC nên EF//AC và EF=AC -HG là đường trung bình của DACD nên HG//AC và HG=AC Do đó, tứ giác EFGH có EF//HG và EF=HG nên EFGH là hình bình hành. Hoạt động 2: Làm bài 47 SGK GV: Gọi HS đọc đề bài. GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết và kết luận. GV: Cho HS hoạt động theo nhóm GV: Cho hai nhóm làm tốt nhất lên bảng trình bày câu a và câu b sau đó gọi các em khác nhận xét cuối cùng GV nhận xét và kết luận. Kết luận: a, AH//CK (cùng vuông góc với BD) (1) ABCD là hình bình hành nên AD//BC Xét 2 tam giác vuông AHD và CKB có AD=CB (ABCD là hình bình hành) ADH = CBK (so le trong,AD//BC) ÞADH=CKB( cạnh huyền- góc nhọn) AH=CK (2) Từ (1) và (2) AHCK là hbh. b, O là trung điểm của HK AHCK là h.b.hành Suy ra O là trung điểm của AC A, O, C thẳng hàng. Hoạt động 3: Làm bài tập 48 SGK. GV: Gọi HS đọc đề bài. GV: Yêu cầu 1HS lên bảng làm. . GV: Gợi ý. EFGH là hình bình hành Ý Tứ giác EFGH có EF=GH ,EF//HG Ý EF=GH=AC , EF//AC//HG Ý EF là đường trung bình của DABC HG là đường trung bình của DACD. GV: nhận xét và cho điểm 4.Củng cố: - Bài tập 49 SGK. GV: Đọc nội dung bài toán, vẽ hình. GV: Huớng dẫn HS chứng minh. a, Ta có AK//IC và AK=IC AICK là hbh AI//KC b, D ABM có KN//AM và K là trung điểm của AB N là trung điểm của BM Tương tự : M là trung điểm của DN DM=MN=NB. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại lý thuyết và làm các bài tập 79 đến 91 trong SBT. - Đọc nghiên cứu trớc bài đối xứng tâm. ……………………………………………………………………….. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 13: ĐỐI XỨNG TÂM I.MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: HS hiểu được định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm. Nhận biết được hai đoạn thẳng đx với nhau qua một điểm. Nhận biết được một số hình có tâm đối xứng. 2. Về kĩ năng: Vẽ được điẻm đx với một điểm cho trước qua một điểm, đoạn thẳng đx với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm. - Rèn luyện kỹ năng chứng minh hai điểm đx với nhau qua một điểm, nhận biết một số hình có tâm đx trong thực tế, rèn luyện tư duy biện chứng thông qua mối liên hệ giữa đx trục và đx tâm. 3. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học, yêu thích môn toán. II. CHUẨN BỊ: - HS: Các tính chất của hbh, giấy kẻ ô vuông, phiếu học tập cá nhân. - GV: Chuẩn bị bảng phụ và các miếng bìa về những hình có tâm đx. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Tổ chức: Sĩ số: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu định nghĩa hình bình hành? Vẽ hbh ABCD, O là giao điểm của AC và BD. Nêu tính chất hai đường chéo của hbh? GV: Theo t/c hbh OA=OC Lúc này A và C đgl đx với nhau qua điểm O GV: Tương tự, em hãy nêu hai điểm đx với nhau qua O có trong hình vẽ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Hãy vẽ hình bình hành ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. So sánh OA và OB, OC và OD ? GV: Gọi HS lên bảng thực hiện. GV: Nhận xét và cho điểm. GV: Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai điểm A và B, C và D. Vậy tâm đối xứng là gì? Chúng ta tìm hiểu vào bài hôm nay. Hoạt động 1: Hai điểm đối xứng qua một điểm GV: Cho HS làm ?1 GV: Nhận xét bài làm. Sau đó giới thiệu: A’ là điểm đx với A qua O, A là điểm đx với A’ qua O hay A và A’ đối xứng nhau qua O. GV: Hai điểm A và A’ đx với nhau qua O khi nào? GV: Gọi 2-3 HS đọc định nghĩa SGK. Quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O HS: Lên bảng làm. ABCD là hình bình hành nên suy ra OA=OB, OC =OD. HS: lên bảng làm ?1. A B C HS: A và A’ đối xứng với nhau qua O khi O ÎAA’ và OA=OA’. HS: Đọc định nghĩa SGK Hoạt động 2: Hai hình đối xứng qua một điểm GV: Cho HS làm ?2 GV: Treo bảng phụ viết đề bài của ?2 GV: Gọi HS lên bảng thực hiện GV: Kết luận: Điểm C’ A’B’. Hai đoạn thẳng AB và A’B’ gọi là hai đoạn thẳng đx với nhau qua điểm O. GV: Hai hình đgl đx với nhau qua điểm O khi nào? GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK. GV: Điểm O gọi là tâm đx của hình đó. GV: Treo bảng phụ vẽ hình 77 SGK và giới thiệu như SGK. Rút ra nhận xét : Nếu hai đoạn thẳng(góc, tam giác) đỗi xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau. GV :Treo bảng phụ vẽ hình 78 SGK Giới thiệu hai hình H và H ’ đối xứng với nhau qua tâm O HS: Thực hiện ?2. 1 HS thực hiện trên bảng. HS: nhận xét C’ thuộc đoạn thẳng A’B’ HS: Trả lời. HS: đọc định nghĩa SGK. HS theo dõi Hoạt động 3: Hình có tâm đối xứng GV: Cho HS làm ?3. GV: Gọi 1HS lên bảng làm. GV: Giới thiệu O là tâm đx của hbh ABCD. GV: Điểm O là tâm đối xứng của một hình H khi nào? GV: Cho HS đọc định nghĩa SGK GV: Khi đó hình H có tâm đối xứng. GV: Giới thiệu định lý: Giao điểm hai đường chéo của hbh là tâm đx cua hbh đó. GV: Cho HS làm ?4 GV: treo bảng phụ vẽ hình 80 SGK - Cấc chữ cái N, S có tâm đx, còn chữ cái E không có tâm đx. GV: Em hãy lấy ví dụ một vài chữ cái có tâm đx và không có tâm đx? HS: thực hiện ?3 1 HS lên bảng thực hiện. Vẽ hình bình hành ABCD.AC và BD cắt nhau tại O. Hình bình hành ABCD có các cặp cạnh đối xứng với nhau qua tâm O là AB và CD, AD và BC. HS : Trả lời. HS: Đọc định nghĩa tâm đối xứng của một hình SGK. HS: Làm ?4 - Chữ cái có tâm đối xứng: X,H, I, O - Chữ cái không có tâm đối xứng : M, J 4. củng cố: GV: Viết đề bài trên bảng phụ: Khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Hai điểm A và B đối xứng với nhau qua điểm O khi OA=OB. Hai tam giác ABC và A’B’C’ đối xứng với nhau qua tâm O thì chúng bằng nhau. Hình thang cân nhận có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo. HS: Suy nghĩ trả lời. - Khẳng định 2) đúng. - Khẳng định 1), 3) sai. 5. hướng dẫn về nhà: - Học và làm bài tập từ 50 đến 57 SGK. - Chuẩn bị tốt các bài tập để tiết 15 luyện tập. …………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 14: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: HS hiểu khái niệm đối xứng tâm, hình có tâm đx, tính chất của hai đoạn thẳng, hai tam giác, hai góc đx với nhau qua một điểm. 2. Về kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện cho HS thao tác phân tích và tổng hợp qua việc tìm tòi lời giải cho một bài toán, trình bày lời giải. 3. Về thái độ: HS hứng thú học tập bộ môn và ham khám phá những ứng dụng toán học trong thực tế. II.CHUẨN BỊ: - HS: Chuẩn bị làm các bài GV đã hướng dẫn về nhà, giấy kẻ ô vuông để làm bài tập. - GV: Bảng phụ vễ sẵn để làm bài Tập 50 và 56 SGK III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ôn định tổ chức: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV:Nêu câu hỏi. 1) Phát biểu định nghĩa : hai điểm đối xứng qua một điểm,hai hình đối xứng qua một điểm, hình có tâm đối xứng? Nêu 3 hình có tâm đối xứng? 2) Giải bài 53 SGK. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Chứng minh hai điểm đối xứng qua một điểm GV: Cho HS làm bai tập 54 SGK. GV: Gọi HS đọc đề bài. GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình , ghi GT,KL và làm bài. GV: Gợi ý - C/m B, O, C thẳng hàng. - C/m BO=CO. GV: Nhận xét và chữa bài. HS 1: Trả lời câu 1. HS 2: Thực hiện bài 53 trên bảng. A Tứ giác AEMD có I MD//AE, ME//AC E nên AEMD là hình D bình hành Mà I là trung điểm B M C của đường chéo ED suy ra I là trung điểm của AM Þ A và M đối xứng qua I Bài tập 54 SGK. HS: Đọc nội dung bài 54. HS: Lên bảng vẽ hình ghi GT và KL. GT xOy=900,AÎxOy,A và C đối xứng qua Ox, A và B đối xứng qua Oy KL B đối xứng với C qua O HS lên bảng trình bày. - A đối xứng với B qua Ox và O ÎOx Þ OA đối xứng với OB qua Ox Þ OA=OB, O1=O2. - A đối xứng với C qua Oy và O ÎOy Þ OA đối xứng với OC qua Oy Þ OA=OC, O3=O4. Do đó : OB=OC. (1) Và BOC=AOB+AOC=2(O2+O3)=2.900=1800 Þ B,O,C thẳng hàng. (2) Từ (1), (2) Þ B đối xứng với C qua O Hoạt động 2: Luyện tập nhận biết hình có tâm đối xứng. GV: Treo bảng phụ vẽ trước các hình ở bài tập 56 SGK. Trong các hình trên hình nào có tâm đx? a, Đoạn thẳng AB. b, Tam giác đều ABC. c, Biển cấm đi ngược chiều. d, Biển chỉ hướng đi vòng tránh chướng ngại vật. GV: Gọi HS trả lời , sau đó nhận xét và chữa bài. HS: Quan sát tranh vẽ các hình ở bảng phụ và trả lời miệng các câu hỏi theo các hình vẽ. Hình có tâm đối xứng là hình a) và c) Hình không có tâm đx là hình b) và d) HS: Nhận xét bài làm của bạn. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng làm Bài tập trắc nghiệm. GV:Cho HS làm bài 57 SGK Các câu sau đúng hay sai? (GV huẩn bị sẵn bằng bảng phụ) a, Tâm đx của một đường thẳng là điểm bất kỳ của đường thẳng đó. b, Trọng tâm của tam giác là tâm đx của tam giác đó. c, Hai tam giác đx với nhau qua một điểm thì có chu vi bằng nhau. GV: Gọi HS trả lời . GV: nhận xét và cho điểm. HS: Trả lời miệng các câu hỏi mà GV yêu cầu. Câu a: Đúng. Câu b: Sai. Câu c: Đúng. HS: nhận xét trả lời của bạn. 4.Củng cố: GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 55 SGK GV: Vẽ hình và hướng dẫn làm C/m DAMO=DCNO (g.c.g) suy ra OM=ON Do đó M đối xứng với N qua O. HS : đọc đề bài. HS: vẽ hình vào vở 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lai các tính chất và định nghĩa hai điểm đx với nhau qua một điểm, làm các bài tập 92-105 SBT. - Đọc và nghiên cứu bài hình chữ nhật. ……………………………………………………………………………….. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 15 : HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: HS hiểu định nghĩa và tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật. 2. Về kĩ năng: Rèn luỵên kĩ năng vẽ hình chữ nhật, vận dụng tĩnh chất hình chữ nhật trong chứng minh .Vận dụng tính chất hình chữ nhật trong tam giác, trong tính toán. - Vận dụng kiến thức hình chữ nhật trong thực tế. 3. Về thái độ: HS tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập. II. CHUẨNG BỊ HS: Dụng cụ vẽ hình GV: Bảng phụ. III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Ôn định tổ chức: 8A: ……………………… 8B:…………………… 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa hình chữ nhật. GV: Tứ giác như thế nào là hình chữ nhật? Định nghĩa Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông ABCD là HCN A=B=C=D=900 GV: Cho HS làm ?1 : CMR: Hình CN ABCD cũng là một hình bình hành, một hình thang cân GV:Gọi HS lên bảng làm GV: Như vậy hình chữ nhật cũng là hình bình hành, hình thang cân. HS: Tự đọc SGK và trả lời Tứ giác có 4 góc vuông là hình chữ nhật Hình 84 HS: ABCD là HCN nên A=B=C=D=900 Suy ra A+B=1800 nên AD//BC A+D=1800 nên AB//CD Do đó ABCD là hình bình hành Vì AB//CD và A=B nên ABCD là hình thang cân. Hoạt động 2: Tính chất GV: Nêu tính chất của hình chữ nhật ? GV: Ngoài ra hình chữ nhật còn có tính chất nào khác nữa? GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình , viết GT, KL HS: Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành, hình thang cân HS : Hai đường chéo hình chữ nhật bằng nhau và cắt nhau tại trung điển của mỗi đường. GV ABCD là hình chữ nhật KL a) AB=CD b) OA=OB=OC=OD Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết. GV: Nêu các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật? GV: Treo bảng phụ viết các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật. GV: Treo bảng phụ hướng dẫn chứng minh dấu hiệu 4: Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. GV: Hướng dẫn Chứng minh : A=B=C=D=900 GV: Cho HS làm ?2 GV: Nhận xét và cho điểm. HS : Nêu các dấu hiệu nhận biết HCN HS: Đọc các dấu hiệu nhận biết HCN HS: Ghi tóm tắt ABCD là hình bình hành nên AB//CD và AD//BC. Ta có AB//CD, AC=BD nên ABCD là hình thang cân suy ra ADC=BCD . Ta lại có ADC+BCD =1800 ( góc trong cùng phía, AD//BC) Nên ADC=BCD=900. Do đó hình thang cân ABCD có bốn góc cùng bằng 900 Vậy ABCD là hình chữ nhật HS làm ?2 Bằng compa ta có thể kiểm tra tứ giác ABCD là hình chữ nhật. Bằng cách : - Hai đường chéo AC và BD cắt nhau ỏ O - Vẽ đường tròn (O, OA) nếu B,C,D cùng thuộc đường tròn này thì ABCD là HCN. 4. Củng cố. Hoạt động 4: Áp dụng vào tam giác GV: Cho HS làm ?3 Treo bảng phụ viết đề bài và hình vẽ 86 GV: Gọi 1 HS lên bảng làm GV: Gọi HS nhận xét GV: Nhận xét và cho điểm. GV: Cho HS làm ?4 Treo bảng phụ viết đề bài và hình vẽ 87 GV: Gọi 1 HS lên bảng làm GV: Gọi HS nhận xét GV: Nhận xét và cho điểm. GV: Treo bảng phụ giới thiệu 2 định lí áp dụng vào tam giác. HS làm ?3 HS lên bảng làm a) ABDC có MA=MD MB=MC nên là hình bình hành. Mà Â=900 nên là Hình chữ nhật. b) ABDC là hình chữ nhật nên AD=BC mà AM=AD:2 nên AM=BC:2 c) Dvuông ABC có AM là trung tuyến ứng với cạnh huyền BC thì AM bằng nửa BC. HS làm ?4 HS lên bảng làm a) Tứ giác ABCD có AD=BC và MA=MB=MC=MD nên là hình chữ nhật b) DABC có Â=900 (Vì ABCD là HCN) nên là tam giác vuông. c) DABC có trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC thì DABC vuông tại A. HS theo dõi. 5. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 59,61,64,65,66 SGK,

File đính kèm:

  • docHinh8(T8-16).doc
Giáo án liên quan