Giáo án Hình học lớp 8 - Trường THCS xó Hiệp Tùng - Tuần 10 đến tiết 17

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh củng cố:khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song cách đều,tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước,định lý về các đường thẳng song song cách đều.

- Rèn luyện cho học sinh các kỷ năng,vận dụng định lý về các đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau ,tìm quỹ tích của một điểm thoả mãn một điều kiện cho trước.

- Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy,phân tích, so sánh, tổng hợp.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Thước, hệ thống bài tập.

-Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập.

- HS: Sgk, thước, vở nháp.

 

docChia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 - Trường THCS xó Hiệp Tùng - Tuần 10 đến tiết 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết : 19 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh củng cố:khái niệm khoảng cách giữa hai đường thẳng song song cách đều,tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước,định lý về các đường thẳng song song cách đều. - Rèn luyện cho học sinh các kỷ năng,vận dụng định lý về các đường thẳng song song cách đều để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau ,tìm quỹ tích của một điểm thoả mãn một điều kiện cho trước. - Rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy,phân tích, so sánh, tổng hợp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Thước, hệ thống bài tập. -Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập. - HS: Sgk, thước, vở nháp. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) GV HS Tập hợp các điểm cách đường thẳng a cho trước một khoảng bằng h nằm trên đường nào ? - HS: Nằm trên 2 đường thẳng song song với a và cách a một khoảng là h. 3. Luyện tập: (30') HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Bài 1 (10’) - GV:Yêu cầu học sinh vẽ hình, nêu gt, kl. - GV: HD hs giải bài toán tìm tập hợp: lấy một điểm B’ là một vị trí khác của điểm B, tìm trung điểm C’ của AB’, kẻ đường thẳng CC’ và dự đoán về đường thẳng CC’ ? - GV: Kẻ CH vuông góc với OA tại H . Hãy nhận xét CH và OB ? - GV: Khi B di chuyển độ dài CH có thay đổi không ? - GV: Suy ra khi B di chuyển thì C di chuyển trên đường nào ? Bài 1: (70sgk/103) - HS: Vẽ hình, nêu gt, kl. - HS: Dự đoán GT: =900 B Î Ox , A Î Oy CB = CA ,CÎ AB KL: Khi B di động trên Ox thì C nằm trên đường thẳng nào? * CM: Kẻ CH Oy , H Î Oy HC là đường trung bình của Δ AOB Nên CH // OB , CH = OA = .2 = 1cm Vậy: Khi B di chuyển trên Ox thì C nằm trên đường thẳng song song với Ox luôn cách Ox một khoảng bằng 1 cm Hoạt động 2: Bài 2 (10’) - GV:Yêu cầu học sinh vẽ hình, nêu gt, kl - GV: Kẻ đường thẳng a qua I song song với BC ? - GV: Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của a với AB và AC. P, Q có phải là trung điểm của AB, AC không ? Vì sao ? HS: Do IQ//BM và AI=IM nên trong tam giác ABM, P là trung điểm của AB, tương tự Q là trung điểm của AC - GV: Suy ra khi M di chuyển trên BC thì I nằm trên đường nào ? HS: I nằm trên PQ - GV: Suy ra khi M di chuyển trên BC khoảng cách từ I đến BC có thay đổi không? Bài 2: Cho tam giác ABC và 1 điểm M di chuyển trên cạnh BC. Gọi I là trung điểm của AM. Chứng minh khoảng cách từ I đến BC không đổi. Kẻ a // BC , I Î a , gọi P,Q lần lượt là giao điểm của a và AB , AC Ta có IP // MB và AI = IM nên AP = PB Tương tự ta có AQ = AC Vậy : khi M di động trên BC thì I nằm trên PQ là đường trung bình của ΔABC, do đó khoảng cách từ I đến BC không thay đổi . Hoạt động 3: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song (10’) -GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình, nêu gt, kl - GV: Gọi C là giao điểm của AD và BC. Tam giác ABC là tam giác gì ? Vì sao ? HS: Tam giác ABC có góc A, góc B bằng 600 nên nó là tam giác đều - GV: Tứ giác DCEM là hình gì ? Vì sao ? - GV: Suy ra I như thế nào với đoạn CM ? - GV: P, Q lần lượt là giao điểm của đường thẳng a qua I song song với AB. PQ đường gì của tam giác ABC ? Vì sao ? - GV: Suy ra khi M di chuyển trên BC thì I di chuyển trên đường nào ? Bài 3: Cho đoạn thẳng AB, điểm M di chuyển trên đoạn thẳng ấy. Vẽ về một phía của AB các tam giác đều AMD, BME. Trung điểm I của DE di chuyển trên đường nào ? - HS: Tứ giác DCEM có hai góc đối D, E bằng 1200 , hai góc đối M, C bằng 600 nên nó là hình bình hành - HS: I là trung điểm của đường chéo DE nên nó cũng là trung điểm của đường chéo CM - HS: Do I là trung điểm của CM và ID //AM nên P là trung điểm của CA, tương tự Q là trung điểm của CB. Do đó PQ là đường trung bình của tam giác ABC - HS: Do khi M di chuyển, A, B, C cố định mà I là trung điểm CM nên I nằm trên đường trung bình PQ 4. Củng cố: (5') - GV: Qua các bài toán trên thuộc dạng bài toán quỹ tích, hãy rút ra phương pháp chung để giải quyết loại toán này ? - HS: Phương pháp chung đó là: 1. Xác định được các yếu tố (điểm, đoạn thẳng, tam giác…) cố định, bằng cách: Kéo dài hoặc vẽ các đường thẳng, đoạn thẳng, xác định các điểm, các đoạn thẳng, đường thẳng cố định. 2. Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố cố định và yếu tố di chuyển. 3. Dựa vào mối liên hệ đó để đưa ra kết luận và chứng minh kết luận. 5. Hướng dẫn về nhà: (4') - Xem lại các bài tập đã làm - Làm bài tập: 71 sgk/103 - Làm thêm: Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng d. Điểm M di chuyển trên đường thẳng d. Gọi B là điểm đối xứng với A qua M. Điểm B di chuyển trên đường nào ? IV/ Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................................................................................................................... §Tuần: 10 Tiết : 20 11. HÌNH THOI I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nắm được khái niệm hình thoi; Biết được các tính chất của hình thoi; Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thoi. - Giúp học sinh có kỷ năng vẽ hình thoi; Chứng minh một tứ giác là hình thoi; Vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh trong các bài toán thực tế. - Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp. - Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: Tính linh hoạt,tính độc lập. II. CHUẨN BỊ: - GV:Thước thẳng, bảng phụ, máy chiếu. - Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. - HS: Định nghĩa và tính chất về HBH. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp:( 1') 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) GV HS ? Hình bình hành có tính chất gì ? Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau có phải là bình hành không ? Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành. - GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. HS1: Các cạnh đối song song và bằng nhau, các góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình bình hành. HS2 : tứ giác ABCD có: AB = DC; AD = BC suy ra ABCD là hình bình hành( tứ giác có các cặp cạnh đối song song) 3. Bài mới: (31') HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Định nghĩa (10’) - GV: Tứ giác ABCD ở bài cũ gọi là hình thoi. Hãy phát biểu định nghĩa hình thoi? - GV: Cho tứ giác ABCD là hình thoi thì theo đ/n ra suy ra điều gì ? - GV: Tóm tắt lại đ/n. - GV: Theo bài tập ở đầu bài ta có thể phát biểu đ/n hình thoi từ hình bình hành ? 1. Định nghĩa: - HS: Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi. - HS: Hình thoi là 1 hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau. ● Tứ giác ABCD là hình thoi Û AB = BC = CD = DA ● Hình thoi là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau. Hoạt động 2: Tính chất (11’) - GV: Dựa vào định nghĩa và nhận xét hãy chỉ ra một số tính chất của hình thoi ? - GV: Vấn đề hình thoi còn có tính chất gì khác nữa không ? GV yêu cầu HS thực hiện ?2 - GV: Cho hình thoi ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. BD có vuông góc với AC không ? Vì sao ? - GV: BD có phải là phân giác của góc B không ? Vì sao ? - GV: Từ bài toán này hãy chỉ ra một số các tính chất khác của hình thoi ? 2. Tính chất: - Hình thoi mang đầy đủ tính chất của HBH - Ngoài ra, hình thoi có tính chất đặc biệt: ?2 ABCD là hình thoi AC cắt BD tại O a) AC BD b) AC là phân giác của góc A, C. BD là phân giác của góc D,B. - HS: Do AB = BC và OA = OC nên OB là trung trực của AC. Suy ra BD vuông góc với AC. - HS: Do AB = BC nên tam giác ABC cân tại B. Mà BO là trung trực nên BO cũng là phân giác. Vậy BD là phân giác của góc A. - HS: Phát biểu định lý sgk/104 Trong hình thoi: Hai đường chéo vuông góc với nhau. Hai đường chéo là cácờng phân giác các góc của hình thoi Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết (10’) - GV: Từ định nghĩa hãy tìm cách chứng 1 tứ giác là hình thoi ? - Yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu 1, 2 sgk/105. - GV: Từ đlí trên một HBH có thêm điều kiện gì thì trở thành Hthoi? - Yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu 3, 4. - GV: chú ý chỉ cần một đường chéo là phân giác của một góc. - GV: HD hs c/m dấu hiệu 3, yêu cầu hs về nhà chứng các dấu hiệu 4. 3. Dấu hiệu nhận biết: (Bảng phụ) 1. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi 2. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi 3. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi 4. Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi. 4. Củng cố: (5') Về tính chất hình thoi khác hình bình hành ở tính chất nào? - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 73 sgk/106 Từ hình e) bài tập 73 sgk/106 hãy chỉ ra cách vẽ hình thoi có cạnh là a ? - Vẽ hai đường tròn cùng bán kính a với tâm của một đường tròn nằm trên đường tròn kia. Hai tâm và hai giao điểm là các đỉnh cảu hình thoi cần dựng. 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Nắm vững Đn, Đlí, dấu hiệu nhận biết của hình thoi. - Chứng minh dấu hiệu 4 . - Làm các bài tập: 74, 75, 76, 77 sgk/105. IV/ Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................................................................................................................... Hiệp Tùng, ngày........tháng........năm 2010 PHT Nguyễn Văn Tài Tuần: 11 Tiết : 21 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - HS củng cố định nghĩa hình thoi, các T/c của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết về hình thoi, T/c đặc trưng hai đường chéo vuông góc& là đường phân giác của góc của hình thoi. - Hs biết vẽ hình thoi (Theo định nghĩa và T/c đặc trưng) + Nhận biết hình thoi theo dấu hiệu của nó. + Biết áp dụng các tính chất và dấu hiệu vào chứng minh bài tập Rèn tư duy lô gíc - p2 chuẩn đoán hình. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ, thước. Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, giải quyết vấn đề HS: Thước, compa. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ôn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (8') GV HS HS2: Hãy nêu định nghĩa hình thoi, các T/c của hình thoi? - áp dụng: Trả lời bài tập 74/106 HS1: Nếu các dấu hiệu nhận biết hình thoi? áp dụng: Chữa bài 78 (sgk)/ Hình 102 HS1: Hình thoi là tuyws giác cos cạnh bằng nhau.......... HS2: Dấu hiệu nhận biết: Tứ giác có....... 3. Luyện tập : (32') Hoạt động của GV - HS Nội dung Để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật ta thường chứng minh bằng những cách nào? - Trung điểm của các cạnh làm ta liên tưởng đường nào ? - Hình thoi có tính chất đặc trưng nào ? HS phát biểu và lên bảng thực hiện A B C D O Hình bình hành có tâm đối xứng ở đâu? Cho hình thoi ABCD có = 600 Đường thẳng MN cắt cạnh AB ở M Cắt cạnh BC ở N. Biết MB + NB bằng độ dài một cạnh của hình thoi. Tam giác MND là tam giác gì ? Vì sao ? 1) Chữa bài 76 ( sgk Bài giải: EF là đường trung bình của ABC EF // AC HG là đường trung bình của ADC HG// AC Suy ra EF // HG Chứng minh tương tự EH //HG Do đó EFHG là hình bình hành EF //AC và BD AC nên BD EF EH// BD và EF BD nên EF EH Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật 2) Chữa bài 77/sgk a) Hình bình hành nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng, hình thoi cũng là hình bình hành nên giao điểm hai đường chéo hình thoi cũng là tâm đối xứng b) BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD. B & D cũng đối xứng với chính nó qua BD. Do đó BD là trục đối xứng của hình thoi. 3) Bài tập nâng cao Chứng minh Có MA + MB = AB MB + BN = AB AM = BN = 600 gt = 1200 BD là phân giác của nên = 600 AMD = BND (c.g.c) Do đó DM = DN => MND là tam giác cân Lại có: = + = + = = 600 Vậy MND là tam giác đều 4. Củng cố: (3') - GV: Nhắc lại các phương pháp chứng minh một tứ giác là hình thoi - Nhắc lại các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi. 5. Hướng dẫn về nhà (1') Xem lại bài đã chữa - Làm các bài tập còn lại IV/ Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 11 Tiết : 22 §12. HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nắm được định nghĩa hình vuông, tính chất của hình vuông; Biết cách chứng minh một tứ giác là hình vuông. - Giúp học sinh có kỷ năng vẽ hình vuông; Chứng minh một tứ giác là hình vuông; Vận dụng tính chất của hình vuông để tính độ dài các đoạn thẳng . - Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: Phân tích, so sánh, tổng hợp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Hình 104 sgk/107, Sgk, thước. - Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. - HS: Định nghĩa và tính chất về hình thoi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) GV HS Tứ giác ABCD là hình thoi. Từ giả thiết đó hãy chỉ ra quan hệ giữa các cạnh, các góc, các đường chéo của tứ giác ? - GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. AB = BC = CD = DA và AB//DC; AD//BC; Các góc đối bằng nhau; AC vuông góc với BD tại trung điểm của chúng; AC, BD là các đường phân giác của các góc và cũng là hai trục đối xứng của hình thoi; Giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình thoi. 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Định nghĩa (8’) - GV: Tứ giác ABCD ở hình 104 sgk/107 là hình vuông. Tổng quát: Hình vuông là tứ giác như thế nào ? - GV: Tứ giác ABCD là hình vuông các cạnh, các góc của nó như thế nào ? - GV: Nếu tứ giác ABCD có AB = BC = CD = DA và ÐA = ÐB = ÐC = ÐD = 900 thì tứ giác ABCD là hình gì ? - HS: Phát biểu định nghĩa sgk/107. - GV: Hình vuông có phải là hình chữ nhật không ? HS phát biểu - GV: Hình vuông có phải là hình thoi không ? HS phát biểu 1. Định nghĩa * Tứ giác ABCD là hình vuông Û AB = BC = CD = DA ÐA = ÐB = ÐC = ÐD = 900 - HS: Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau. - HS: Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông. Hoạt động 2: Tính chất (13’) - GV: Nêu các tính chất của hình vuông ? HS phát biểu - GV: Hình vuông có trục đối xứng, tâm đối xứng không ? - HS: Hai trục đối xứng là hai đường chéo. - GV yêu cầu HS về nhà tìm xem hình vuông có trục đối xứng nào nữa không ? 2. Tính chất Tứ giác ABCD là hình vuông Þ AB//CD; AD//BC; AB=BC=CD=DA = 900 AC ^ BD tại trung điểm của chúng AC = BD; AC, BD là các đường phân giác của các góc AC, BD là hai trục đối xứng Giao của AC và BD là tâm đối xứng Giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng. Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết (12’) - GV: Hình chữ nhật có phải là hình vuông không? Vì sao? HS phát biểu - GV: Hình chữ nhật thêm điều kiện gì thì nó là hình vuông ? HS phát biểu - GV: Cho hình chữ nhật ABCD với điều kiện là hai cạnh kề AB = AD. Hình chữ nhật này có phải là hình vuông không ? HS phát biểu - GV: Cho hình chữ nhật ABCD với điều kiện đường chéo AC vuông góc với đường chéo BD. Hình chữ nhật này có phải là hình vuông không ? HS phát biểu - GV: Cho hình chữ nhật ABCD với điều kiện đường chéo AC là đường phân giác của góc A. Hình chữ nhật này có phải là hình vuông không ? HS phát biểu - GV: Hình thoi có phải là hình vuông không? Vì sao? HS phát biểu - GV: Khi nào hình thoi là hình vuông HS phát biểu - GV: Cho hình thoi ABCD với điều kiện góc A bằng một vuông. Hình thoi này có phải là hình vuông không ? - GV: Cho hình thoi ABCD với điều kiện hai đường chéo bằng nhau. Hình thoi này có phải là hình vuông không ? - GV: Tóm lại để chứng minh một tứ giác là hình vuông ta cần chứng minh điều gì? HS: Phát biểu các dấu hiệu nhận biết hình vuông 3. Dấu hiệu nhận biết Hình chữ nhật không phải là hình vuông. Vì hình chữ nhật có bốn góc vuông, nhưng bốn cạnh không bằng nhau. - ABCD là hình chữ nhật nên nó cũng là hình bình hành. Suy ra AB = CD và AD = BC. Vậy ABCD là hình vuông. - ABCD là hình chữ nhật có AC vuông góc với BD nên nó là hình thoi. Suy ra AB = BC = CD = DA hay ABCD là hình vuông. -ABCD là hình chữ nhật có AC là đường phân giác của góc A nên nó là hình thoi. Suy ra AB = BC = CD = DA hay ABCD là hình vuông. - Hình thoi không phải là hình vuông. Vì hình thoi có 4 cạnh bằng nhau, nhưng bốn không vuông. - Hình thoi có bốn góc vuông - ABCD là hình thoi nên nó cũng là hình bình hành. Suy ra các góc đối bằng nhau. Do ÐA = 900 nên góc B, C, D cũng bằng 90 độ hay ABCD là hình vuông. - ABCD là hình thoi có hai đường chéo bằng nhau nên nó là hình chữ nhật, suy ra góc A bằng 1 vuông. Hình thoi có một góc vuông là hình vuông. * DÊu hiÖu nhËn biÕt h×nh vu«ng. 1. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông 2. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông 3. Hình chữ nhật đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông 4. Hình thoi có một góc vuông là hình vuông 5. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông 4. Củng cố: (5') - Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 sgk/108 a) b) c) d) - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 81 sgk/108 DAED vuông cân tại E nên ED ^ EA;ED = EA DAFD vuông cân tại F nên AF ^ FD; AF = FD - Tứ giác AEDF có ba góc vuông và hai cạnh kề bằng nhau nên nó là hình vuông. 5. Hướng dẫn về nhà: (1') - Học thuộc tính chất của hình vuông. - Thực hiện bài tập: 79, 80, 82, 84 sgk/108, 109, tiết sau luyện tập. - Hướng dẫn: 79 dùng Pitago, 82 dựa vào các dấu hiệu. IV/ Rút kinh nghiệm : ...................................................................................................................................................................................................................................................................... Hiệp Tùng, ngày........tháng........năm 2010 PHT Nguyễn Văn Tài Tuần: 12 Tiết : 23 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh củng cố định nghĩa hình thoi, hình vuông, tính chất hình thoi, hình vuông. - Giúp học sinh rèn luyện kỷ năng: Vẽ hình vuông; Tính độ dài đường chéo hình vuông; Chứng minh một tứ giác là hình thoi, hình vuông. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ. - Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập. - HS: Định nghĩa và tính chất về hình thoi, hình vuông. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) GV HS - Phát biểu đ/n, tính chất hình vuông? - Nêu đ/n, t/c. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Ghi bảng Hoạt động 1: Bài 1: (10’) - GV: Yêu cầu h/s thực hiện bài tập 83 sgk/109: Các câu sau đúng hay sai ? a) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. b) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi. c) Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau. d) HCN có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. e) HCN có hai đường chéo vuông góc là hình vuông. - GV: Bổ sung, điều chỉnh Bài 1: (83 sgk/109) - HS ®øng t¹i chç tr¶ lêi. a) Sai b) §úng c) §úng d) Sai e) §úng Hoạt động 2: Bài 2: (10’) - GV: Hình vuông có độ dài cạnh là a thì đường chéo d có độ dài là bao nhiêu ? - HS: d2 = 2a2 (theo pitago) suy ra: d = a. - GV: Yêu cầu h/s thực hiện bài tập 79 sgk/1. HS thực hiện - GV: Bổ sung, điều chỉnh Bài 2: (79 sgk/108) Xét ∆ACD vuông tại C Nên : AD2 = AC2 + DC2 d2 = a2 + a2 d2 = 2a2 Þ d = a. - a) Hình vuông có cạnh là 3 cm. Đường chéo của nó là: cm. b) Hình vuông có cạnh là 3 cm. Đường chéo của nó là: cm. Hoạt động 3: Bài 3: (15’) - GV: Yêu cầu h/s vẽ hình nêu gt, kl - HS: Vẽ hình nêu gt, kl. - GV: Tứ giác AFDE là hình gì ? Vì sao ? - GV: Theo câu a : AFDE là hình bình hành Thêm đk nào nữa thì AFDE là hình thoi ? - HS: Nêu 3 dấu hiệu nhận biết một HBH là hình thoi. - GV: ? Với bài này ta chọn dấu hiệu nào? - GV: Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AFDE là hình gì ? - HS: Hình bình hành AFDE có góc A bằng 1v nên nó là hình chữ nhật - GV: Điểm D nằm ở đâu trên BC thì tứ giác AFDE là hình vuông ? - HS: D là giao điểm của phân giác góc A và BC . - GV: HCN là hình vuông khi nào ? Vì sao? - GV: HD như câu c. Bài 3: (84 sgk/109) DABC: DÎBC DF//AC; DE//AB a) AFDE là hình gì? b) D ở vị trí nào trên BC thì AFDE là hình thoi ? c) ÐA = 900 thì tứ giác AFDE là hình gì? D ở đâu trên BC thì AFDE là hình vuông? a)Theo GT : DF//AC, EÎ AB Þ DF // AE DE//AB, FÎ AC Þ DE // FA Do đó : AFDE là hình bình hành b) Theo câu a: AFDE là hình bình hành Để AFDE là hình thoi thì AD là phân giác của góc A. Vậy: Điểm D là giao điểm của đường phân giác góc A và cạnh BC. 4. Củng cố: (5') - GV: Nêu cách chứng minh một tứ giác là hình vuông ? - HS: Phát biểu tính chất, các dấu hiệu sgk/107. 5 . Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập theo các câu hỏi sgk/110. - Thực hiện bài tập: 87, 88, 98 sgk/111. - Tiết sau ôn tập. IV/ Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................. Tuần: 12 Tiết : 24 ÔN TẬP CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU: - Ôn tập củng cố kiến thức về Định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Hệ thống hoá kiến thức chương I. - HS thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học dễ nhớ & có thể suy luận ra các tính chất của mỗi loại tứ giác khi cần thiết - Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải bài tập có dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình & tìm điều kiện của hình. - Học tập tích cực và yêu thích môn học. Phát tiển tư duy sáng tạo của học sinh. II.CHUẨN BỊ: - GV: Thước kẻ, com pa, sgk, phấn màu. - Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề. - HS: Ôn tập chương I và làm bài tập về nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra sĩ số: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ ôn tập) 3. Bài mới: (40') Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Ôn luyện phần lý thuyết (30’) GV: Em hãy nêu các dấu hiệu nhận biết để tứ giác là hình thang, hình bình, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông? HS: Lần lượt đứng tại chỗ trả lời GV: Hãy phát biểu định nghĩa: tứ giác, hình thang, hình thang vuông, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi. - HS phát biểu tính chất của từng hình dựa vào sơ đồ GV: Chốt lại theo sơ đồ - GV: Hỏi Khi nào thì ta có 1 tứ giác là hình thang? -HS: Trả lời - Khi nào thì ta có hình thang là? + Hình thang cân + Hình thang vuông + Hình bình hành - Khi nào ta có tứ giác là hình bình hành? (5 trường hợp5) - Khi nào ta có hình bình hành là: + Hình chữ nhật + Hình thoi - Khi nào ta có hình chữ nhật là hình vuông? Khi nào ta có hình thoi là hình vuông? GV: Yêu cầu hs nêu các tính chất về góc của các hình: +) Tứ giác, +) Hình thang +) Hình thang cân +) Hình bình hành ( Hình thoi) + Hình chữ nhât ( Hình vuông) GV: Yêu cầu hs nêu tính chất về đường chéo của các hình: +) Hình thang cân +) Hình bình hành + Hình chữ nhât +) Hình thoi +) Hình vuông Hs: Đứng tại chỗ trả lời. GV: Trong các hình đã học hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng? Hs: Đứng tại chỗ trả lời GV: Yêu cầu HS nhắc lại các dấu hiệu nhận biết hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông ? HS: Trả lời I.Ôn tập lý thuyết: 1.Định nghĩa: (Xem sgk) Tứ giác có: + 2 cạnh đối // là hình thang + Các cạnh đối // là hình bình hành. + Có 4 góc vuông là hình chữ nhật. + Có 4 cạnh bằng nhau là hình thoi + Có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau là hình vuông 2.Sơ đồ các loại tứ giác đã học: 3. Các tính chất của các loại tứ giác * Tính chất về góc +)Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 +) Trong hình thang hai góc kề một cạnh bên bù nhau +) Trong hình thang cân hai góc kề một đáy bằng nhau, hai góc đối bù nhau. +) Trong hình bình hành các góc đói bằng nhau, hai góc kề mỗi cạnh bù nhau. +) Trong hình chữ nhật các góc đều bằng 900 * Tính chất về đường chéo +) Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau. +) Trong hình bình hành hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. +) Trong hình chữ nhật hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và bằng nhau. +) Trong hình thoi hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, vuông góc với nhau và là phân giác các góc của hình thoi +) Trong hình vuông hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, bằng nhau, vuông góc với nhau và là phân giác các góc của hình vuông. * Tính chất đối xứng: - Hình thang cân có trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân đó. - Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo - Hình chữ nhật có hai trục đối xứng là hai đường thẳng đi trung điểm hai cặp cạnh đối và có một tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo - Hình vuông có 4 trục đối xứng ( Hai trục của hình thoi và hai trục của hình chữ nhật) và có 1 tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo) 4. Dấu hiệu nhận biết Hình thang cân: ( 2 dấu hiệu sgk - 74) Hình bình hành: (5 dấu hiệu sgk - 91) Hình chữ nhật: (4 dấu hiệu sgk - 97) Hình thoi: (4 dấu hiệu sgk - 105) Hình vuông: (5 dấu hiệu sgk - 107) * Hoạt động 2: II. Bài tập áp dụng (10’) HS: Đọc bài sau đó vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận Gv: Hướng dẫn hs làm bài Gv: Tứ giác EFGH là hình gì. Hs: Cả lớp suy nghĩ trả lời 1 học sinh lên bảng làm GV chốt: Cho dù tứ giác ABCD thay đổi như thế nào thì EFGH luôn là hình bình hành Gv: Yêu cầu hs Làm các câu hỏi a, b, Hs: ba hs lần lượi lên bảng Mỗi em làm một câu Hs: Dưới lớp nhận xét Gv: Chốt lại cách làm và kết quả đúng. Trong từng trường hợp gv vẽ hình minh hoạ. Bài 88 (Sgk

File đính kèm:

  • docHINH 8 T7.doc