CHƯƠNG III: GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN
§1. GÓC Ở TÂM - SỐ ĐO CUNG
I. Mục tiêu:
* Kiên thức: Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn. Thành thạo về cách đo góc ở tâm. Biết so sánh hai cung trên một đường tròn thông qua việc so sánh góc ở tâm.
* kỹ năng: Hiểu và vận dụng được định lí về “cộng hai cung”. Rèn luyện học sinh kỹ năng vẽ, đo cẩn thận và suy luận lôgíc.
* Thái độ: Cẩn thận trong đo đạc và tính toán.
II. Chuẩn bị:
Gv: Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ, mô hình hình tròn.
Hs: Thước, copa, máy tính.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 tuần 20 tiết 37: Góc ở tâm - Số đo cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Gv: Nguyễn Hữu Dương – Trường THCS Đại hải 2 – Huyện Kế Sách – Tỉnh Sóc Trăng.
Mail: hduong7985@yahoo.com
ĐT: 0978035097. 0793875806.
Tuần 20 Tiết 37 Ngày soạn: 07/01/2009
Ngày dạy: 09/01/2009
CHƯƠNG III: GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN
§1. GÓC Ở TÂM - SỐ ĐO CUNG
I. Mục tiêu:
* Kiên thức: Nhận biết được góc ở tâm, có thể chỉ ra hai cung tương ứng, trong đó có một cung bị chắn. Thành thạo về cách đo góc ở tâm. Biết so sánh hai cung trên một đường tròn thông qua việc so sánh góc ở tâm.
* kỹ năng: Hiểu và vận dụng được định lí về “cộng hai cung”. Rèn luyện học sinh kỹ năng vẽ, đo cẩn thận và suy luận lôgíc.
* Thái độ: Cẩn thận trong đo đạc và tính toán.
II. Chuẩn bị:
Gv: Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu, bảng phụ, mô hình hình tròn.
Hs: Thước, copa, máy tính.
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
v Hoạt động 1. Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ (4phút)
Gv yêu cầu báo cáo sĩ số lớp.
Thay vào phần kiểm tra bài cũ, gv giới thiệu vào chương III: Với chương II các em đã được học về đường tròn, sự xác định và tính chất đối xứng của nó, vị trí tương đối với đường thẳng, vị trí tương đối giữa hai đường tròn.
Ở chương III này các em tiếp tục được biết về các loại góc với đường tròn. Ngoài ra còn được học về quỹ tích cung chứa góc, tứ giác nội tiếp và công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình quạt tròn, diện tích hình tròn.
Đầu bài của chương chúng ta sẽ học “Góc ở tâm – Số đo cung”.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Học sinh cả lớp lắng nghe gv giới thiệu vào chương.
Hs theo dõi sách giáo khoa.
Chương III này gồm:
Biết về các loại góc với đường tròn.
Học về quỹ tích cung chứa góc.
Tứ giác nội tiếp và công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình quạt tròn, diện tích hình tròn.
v Hoạt động 2. Bài mới ( 35phút)
* Hđ 2.1. Góc ở tâm (10phút)
GV giới thiệu nội dung bài mới.
Gv: Đưa bảng phụ có hình ảnh góc ở tâm giới thiệu với học sinh.
Gv: Vậy góc như thế nào được gọi là góc ở tâm?
Gv: Với hai điểm nằm trên đường tròn thì nó sẽ chia đường tròn thành mấy cung?
GV giới thiệu cho học sinh kí hiệu về cung. Kí hiệu cung nhỏ cung lớn trong một đường tròn.
GV giới thiệu phần chú ý.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát hình (h1) và vẽ.
Hs suy nghĩ trả lời:
Là góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn.
Thành hai cung.
Học sinh ghi bài
Học sinh ghi bài
1. Góc ở tâm
ĐỊNH NGHĨA: Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Kí hiệu:
- Cung AB được kí hiệu là AB
AmB là cung nhỏ.
AnB là cung lớn.
Chú ý: Với thì mỗi cung là một nửa đường tròn.
Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn. AmB là cung bị chắn bởi góc AOB.
Góc COD chắn nửa đường tròn.
* Hđ 2.2. Số đo cung (4phút)
GV yêu cầu một học sinh lên bảng đo góc AOB chắn cung nhỏ AB, rồi tính góc AOB chắn cung lớn.
Gọi một học sinh đọc định nghĩa trong SGK.
Học sinh thực hiện
AOB chắn cung nhỏ là 1000
AOB chắn cung lớn là 2600
Học sinh thực hiện cả lớp theo dõi nghe.
Học sinh ghi nhận.
2. Số đo cung
ĐỊNH NGHĨA:
* Số đo cung nhỏ bằn số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
* Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ (có cung hai mút với cung lớn).
Số đo của nửa đường tròn bằng 1800.
Giới thiệu kí hiệu. Yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK.
Gv: cho AOB = thì :
sđ ABnhỏ = ?
sđ ABlớn = ?
Giới thiệu phần chú ý.
Hs: Trình bày bảng
Hs: cho AOB = thì :
sđ ABnhỏ =
sđ ABlớn = 360o -
Hs ghi nhận.
Số đo cung AB được kí hiệu sđAB
Ví dụ: sđAmB = 1000
sđAnB = 3600 - sđAmB = 2600
Chú ý:
Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 1800.
Cung lớn có số đo lớn hơn 1800
Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có “cung không” với số đo 0o và cung cả đường tròn có số đo 360o.
* Hđ 2.3. So sánh hai cung (10phút)
Gv: So sánh hai cung thì hai cung đó phải như thế nào?
Hai cung như thế nào là hai cung bằng nhau?
Tương tự trong hai cung khác nhau ta so sánh như thế nào?
GV giới thiệu kí hiệu.
Hs cùng trả lời: Cùng một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau.
Chúng có cùng số đo
Cung nào có số đo lớn hơn thì cung đó lớn hơn.
3. So sánh hai cung
Chú ý: Ta chỉ so sánh hai cung trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau.
Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau.
Kí hiệu: AB = CD
Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
Kí hiệu: EF > GH hoặc GH < EF.
* Hđ 2.3 Khi nào thì sđ AB = sđ AC + sđ CB (11phút)
Gv: Cho C là một điểm nằm trên cung AB vậy C chia cung AB thành mấy cung?
Khi nào thì
sđ AB = sđ AC + sđ CB?
Gv nêu nội dung định lý
Gv cho hs thảo luận nhóm thực hiện làm bài tập ?2
Gv gợi ý: Chuyển số đo cung sang số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
Hs: Thành hai cung AC và CB.
Khi C là một điểm nằm trên cung AB.
Hs nghi nhận
Hs thảo luận theo 4 nhóm thực hiện trong thời gian 5 phút làm bài tập ?2
Đại diện một nhóm lên trình bày:
Với C thuộc cung ab nhỏ. ta có
sđ AC = AOC
sđ CB = COB
sđ AB = AOB
Có AOB = AOC + COB (tia OC nằm giữa tia OA, OB
Vậy: sđ AB = sđ AC + sđ CB
4. Khi nào thì sđ AB = sđ AC + sđ CB
Cho C là một điểm nằm trên cung AB, khi đó ta nói: điểm C chia cung AB thành hai cung AC và CB.
Điểm C nằm trên cung nhỏ AB Điểm C nằm trên cung lớn AB
ĐỊNH LÍ: Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì: sđ AB = sđ AC + sđ CB
v Hoạt động 3: Củng cố (5phút)
Gọi một học sinh đọc bài 2 trang 69 SGK. Yêu cầu học sinh vẽ hình.
Học sinh thực hiện
Bài 2 trang 69 SGK: Cho hai đường thẳng xy và st cắt nhau tại O, Trong các góc tạo thành có góc bằng 400. Vẽ một đường tròn tâm O. Tính số đo của các góc ở tâm xác dịnh bởi hai tron bốn tia gốc O.
Gv gợi ý: Áp dụng tính chất góc đối đỉnh, hãy giải bài toán trên?
Trình bày bảng
O1 = O3 = 400
O2 = O4 = 1400
v Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (1phút)
Gv treo bảng phụ với nội dung yêu cầu hs về nhà như sau:
- Học kĩ lý thuyết từ vở và SGK.
- Làm bài tập 1,3, 4, 5, 6 SGK/69.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập”.
v Gv nhận xét đánh giá tiết học – Hs ghi nhận.
File đính kèm:
- tuan 20 tiet 37.hh.doc