Giáo án Hình học - Tiết 23, 24

 

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức:

- Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác

- Biết vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó, biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh -

cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra các góc tương ứng

bằng nhau.

b. Về kỹ năng:

- Học sinh rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình.

Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau

c. Về thái độ:

- Học sinh luôn có tính tự giác, tích cực trong học tập, ham học hỏi, hợp tác trong

hoạt động nhóm, yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của GV: N/c soạn bài, TLTK SGV, SBS. Bảng phụ ?2, hình 67, 68, 69,

70 (SGK – 113, 114).Thước thẳng, thước đo góc, com pa.

b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài tập, thước thẳng, thước đo góc, phiếu học tập. Ôn

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học - Tiết 23, 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: …/ …/ 2012 Ngµy d¹y: Tiết …;…/ …/ 2012-D¹y líp:7… Tiết 23: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC CẠNH - CẠNH - CẠNH (C.C.C) (Tiếp) 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác - Biết vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó, biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau. b. Về kỹ năng: - Học sinh rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình. Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau c. Về thái độ: - Học sinh luôn có tính tự giác, tích cực trong học tập, ham học hỏi, hợp tác trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của GV: N/c soạn bài, TLTK SGV, SBS. Bảng phụ ?2, hình 67, 68, 69, 70 (SGK – 113, 114).Thước thẳng, thước đo góc, com pa. b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài tập, thước thẳng, thước đo góc, phiếu học tập. Ôn lại cách vẽ tam giác biết 3 cạnh (lớp 6). 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) * Câu hỏi: - Vẽ MNP - Vẽ M’N’P’ sao cho M’N’ = MN; M’P’ = MP; N’P’ = NP * Trả lời: * Vào bài: (1’) Khi định nghĩa 2 tam giác bằng nhau, ta nêu ra 6 điều kiện bằng nhau ( 3 điều kiện về cạnh, 3 điều kiện về góc). Trong bài học hôm nay ta sẽ thấy chỉ cần có ba điều kiện: 3 cạnh bằng nhau từng đôi một cũng có thể nhận biết được hai tam giác bằng nhau. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV ? HS GV ? ? HS GV ? HS HS GV GV HS ? ? HS GV ? ? HS GV HS GV GV Bài toán 2 ở tiết 22 chính là nội dung ?1 Qua 2 bài toán dã xét ở tiết 22 ta có thể đưa ra dự đoán nào? Hai tam giác có 3 cạnh bằng nhau thì bằng nhau. Ta thừa nhận tính chất sau: " Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì 2 tam giác đó bằng nhau" Nhắc lại tính chất vừa thừa nhận. Nếu ABC và A'B'C' có A'B' = AB; B'C' = BC; A'C' = AC thì kết luận gì về 2 tam giác này? ABC = A'B'C' (c.c.c) Giới thiệu kí hiệu trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c) - Vẽ hình 66 Có kết luận gì về các cặp tam giác sau: a. MNP và M'P'N' b. MNP và M'N'P' Nếu MP = M'N'; NP = P'N'; MN = M'P' a. MP = M'N' đỉnh M tương ứng đỉnh M' NP = P'N' đỉnh P tương ứng đỉnh N' MN = M'P' đỉnh N tương ứng đỉnh P' MNP = M'P'N' (c.c.c) b. MNP cũng bằng M'N'P' nhưng không được viết là: MNP = M'N'P' vì cách kí hiệu này sai tương ứng. Lưu ý: Học sinh viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau lưu ý đỉnh tương ứng với nhau. Bảng phụ ?2 (Hình 67) 1 em lên bảng trình bày, cả lớp cùng làm. Tìm số đo của góc trên hình 67 ? Muốn tìm được số đo góc B ta làm như thế nào? Ta chứng minh được ADC = BDC B A C D Bảng phụ hình 68, 69, 70 (Sgk – 114) (Hình 68) Trên H.68 có tam giác nào bằng nhau vì sao? (Hình 69) Chỉ ra các tam giác bằng nhau ở hình (69) (Hình 70) 3 em lên bảng, cả lớp cùng làm. Chốt lại: Nếu hai tam giác có 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh tương ứng của tam giác kia thì 2 tam giác đó bằng nhau. Đọc bài tập 18 – SGK 1 em lên bảng làm phần 1 Bảng phụ phần 2 (Bài tập 18) và hình 71 Yêu cầu một học sinh khác lên bảng làm ý 2. 2. Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh : (13’) ?1 * Tính chất: (Sgk - 113) Nếu ABC và A'B'C' có: (h 66) (h 66) ?2 Xét ADC và BDC có: 3. Luyện tập: (20’) * Bài tập 17: (Sgk - 114) (H.68) ABC và ABD có: AC = AD (gt) BC = BD (gt) AB cạnh chung ABC = ABD (c.c.c) (H.69) MNQ và QPM có: MN = PQ (gt) MQ cạnh chung MP = NQ (gt) MNQ = QPM (c.c.c) (Hình 70) EHI và IKE có: HE = KI (gt) EI cạnh chung HI = KE (gt) EHI = IKE (c . c. c) EHK và IKH có: EK = HI (gt) HK cạnh chung HE = IK (gt) EHK = IKH (c . c. c) * Bài tập 18: (SGK – 114) 1. Ghi giả thiết kết luận GT AMB và ANB: MA = MB; NA = NB KL 2. Sắp xếp: d. AMB và ANB có: b. MN cạnh chung ; MA = MB (gt); NA = NB (gt) a. Do đó AMB = ANB (c.c.c) c. Suy ra (hai góc tương ứng) c. Củng cố, luyện tập: (3’) - Khi nào có thể khẳng định được hai tam giác bằng nhau ? - Có hai tam giác bằng nhau thì ta có thể suy ra những yếu tố nào của hai tam giác đó bằng nhau ? d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’) - Học thuộc tính chất hai tam giác bằng nhau (c. c. c) - Đọc phần: “ Có thể em chưa biết” (SGK – 116) - Rèn kỹ năng vẽ tam giác biết 3 cạnh - Hiểu và phát biểu chính xác trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác (c.c.c). - Làm bài 22; 23 (SGK – 115, 116) - Tiết sau: Luyện tập */ Nhận xét sau khi dạy: …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: …/ …/ 2012 Ngµy d¹y: Tiết …;…/ …/ 2012-D¹y líp:7… Tiết 24: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Học sinh được làm một số bài tập về trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác. - Học sinh hiểu và biết vẽ một góc bằng một góc cho trước dùng thước và com pa. b. Về kỹ năng: - Thông qua bài tập học sinh rèn kĩ năng vẽ hình bằng thước và com pa, chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp thứ nhất cạnh - cạnh - cạnh, kỹ năng vẽ tia phân giác của góc. c. Về thái độ: - Học sinh luôn có tính tự giác, tích cực trong học tập, ham học hỏi, hợp tác trong hoạt động nhóm, yêu thích môn học. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của GV: N/c soạn bài, TLTK SGV, SBS. Bảng phụ hình 72,(SGK -115), bài tập chép, Thước thẳng, thước đo góc, com pa. b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài tập, thước thẳng, thước đo góc, phiếu học tập. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15’ Đề 1: Lớp 7A Câu 1: Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (c. c. c) Câu 2: Điền vào dấu (. . . ) để được câu đúng. MNK = ACB (c. c. c) vì có: . . . Câu 3 : Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy điểm C, Trên tia Oy lấy điểm D sao cho OD = OC, vẽ các cung tròn tâm C và tâm D có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm E nằm trong góc xOy. Chúng minh rằng OE là tia phân giác của góc xOy. * Đáp án - Biểu điểm: Đề 1: Lớp 7A Câu 1: (2 điểm) Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. Câu 2: (3 điểm) Điền vào dấu (. . . ) để được câu đúng. MNK = ACB (c. c. c) vì có: MN = AC; NK = CB; MK = AB Câu 3: (5điểm) (Hình bên) COE và DOE có: OE cạnh chung OC = OD (gt) CE = DE (gt) Do đó: COE = DOE )c. .c. c) (cặp góc tương ứng) Vậy OE là tia phân giác của */ Vào bài: (1’) Trong tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác. Để giúp các em có được kỹ năng vẽ hình, chứng minh, vẽ tia phân giác của 1 góc. Trong tiết học hôm nay chúng ta đi luyện tập về vấn đề đó. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV HS HS ? HS GV HS ? HS ? HS HS GV HS GV HS ? ? ? Treo bảng phụ hình 72 bài 19 (Sgk - 114) Quan sát hình vẽ hãy nêu giả thiết và kết luận của bài toán. Hoạt động cá nhân trong 2' Lên bảng trình bày. Đọc đề bài, nghiên cứu và tự thực hiện yêu cầu của đề bài ra nháp Hướng dẫn lại cụ thể (1). Vẽ cung tròn tâm O cung này cắt Ox, Oy theo thứ tự ở A và B. (2), (3). Vẽ các cung tròn tâm A, B cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm C xOy. (4). Nối O với C. Lên bảng vẽ tia phân giác của Muốn chứng minh OC là tia phân giác của ta phải chứng minh điều gì? Chứng minh Để chứng minh ta đưa về chứng minh điều gì? Ta chứng minh OAC = OBC Để có 2 tam giác đó ta nối AC và BC Đứng tại chỗ trình bày miệng chứng minh OC là tia phân giác của Bài toán trên cho ta cách dùng thước và compa để vẽ tia phân giác của 1 góc. Đọc nội dung bài tập 21 (Sgk - 115) Vẽ tam giác ABC Lên bảng dùng thước và compa vẽ tia phân giác của Nhận xét cách vẽ của bạn ? Nêu lại cách vẽ tia phân giác của góc - Vẽ cung tròn (B; R) cắt BA, BC tại A', B'. - Vẽ 2 cung tròn (A'; R') và (B'; R'). Hai cung tròn cắt nhau tại 1 điểm. - Nối B và điểm cắt nhau 2 cung tròn được tia phân giác của góc B. Nhận xét câu trả lời của bạn. * Bài tập 19: (Sgk - 114) (8') GT ADE = BDE AD = BD; AE = ED KL a. ADE = BDE b. Chứng minh: a. Xét ADE và BDE có: b. ADE = BDE (theo (1) ) (hai góc tương ứng) * Bài tập 20: (Sgk -115) (10') Chứng minh: Xét AOC = BOC có: OA = OB (cách vẽ) AC = BC (cách vẽ) OC cạnh chung AOC = BOC (c.c.c) (hai góc tương ứng) OC là tia phân giác của * Bài tập 21: (Sgk - 115) (6') c. Củng cố, luyện tập: (3’) - Khi nào có thể khẳng định được hai tam giác bằng nhau ? - Có hai tam giác bằng nhau thì ta có thể suy ra những yếu tố nào của hai tam giác đó bằng nhau ? d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) - Học thuộc tính chất hai tam giác bằng nhau (c. c. c) - Ôn lại cách vẽ tia phân giác của một góc. Tập vẽ 1 góc bằng 1 góc cho trước - Làm bài tập: 23 (Sgk - 116); bài 33, 35 (SBT - 102) - Đọc trước bài mới: “Tường hợp bằng nhau thứ hai của hai tam giác (c.g.c)” */ Nhận xét sau khi dạy: …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doc05-Hinh hoc 7 Tiet 1 den Tiet 24.doc
Giáo án liên quan