I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức :
- Ôn tập những nội dung cơ bản của thuyết CTHH
- Đồng phân, đặc điểm về cấu tạo, tính chất của mỗi loại hiđrocacbon là những phần liên quan đến lớp 12 để chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới về các hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
Trọng tâm
Ÿ Ba luận điểm chính của thuyết CTHH
Ÿ Các loại đồng phân: mạch cacbon; vị trí nối đôi, ba, nhóm thế và nhóm chức;
Ÿ Đồng phân nhóm chức và đồng phân cis-trans của HC và dẫn xuất của chúng.
Ÿ Đặc điểm CT, tính chất hóa học của ba loại CxHy: no, không no và thơm.
2. Kỹ năng : Giải một số bài tập áp dụng kiến thức.
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đàm thoại, nêu vấn đề
III- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Ÿ Chuẩn bị của GV : Sơ đồ liên quan giữa cấu tạo các loại HC và tính chất.
Ÿ Chuẩn bị của trò: Ôn tập kiến thức Hóa hữu cơ 11.
IV- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức :
2. Nội dung
44 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 09/09/2007 – Tiết 1
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức :
Ôn tập những nội dung cơ bản của thuyết CTHH
Đồng phân, đặc điểm về cấu tạo, tính chất của mỗi loại hiđrocacbon là những phần liên quan đến lớp 12 để chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới về các hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
Trọng tâm
Ba luận điểm chính của thuyết CTHH
Các loại đồng phân: mạch cacbon; vị trí nối đôi, ba, nhóm thế và nhóm chức;
Đồng phân nhóm chức và đồng phân cis-trans của HC và dẫn xuất của chúng.
Đặc điểm CT, tính chất hóa học của ba loại CxHy: no, không no và thơm.
2. Kỹ năng : Giải một số bài tập áp dụng kiến thức.
II- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đàm thoại, nêu vấn đề
III- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Chuẩn bị của GV : Sơ đồ liên quan giữa cấu tạo các loại HC và tính chất.
Chuẩn bị của trò: Ôn tập kiến thức Hóa hữu cơ 11.
IV- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định tổ chức :
Nội dung
Thời lượng
Hoạt động của trò
Họat động của thầy
I-NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC:
HS:
1. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất mới.
2. Trong phân tử chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4. Những ngtu C có thể kết hợp không những với những của
ngtố khác mà còn kết hợp trực tiép với nhau tạo thành những mạch C khác nhau (mạch không nhánh, có nhánh và mạch vòng).
3. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần (bản chất và số lượng các ) và cấu tạo hóa học ( thứ tự liên kết các).
Vì vậy, thuyết CTHH làm cơ sở để nghiên cứu các hợp chất hữu cơ: cấu tạo
1. VD : C2H6O
CH3-CH2 -OH CH3 -O-CH3
Rượu etylic Đimetylete
2. IV IV IV VI VI
VD : CH4 , CH3-CH2-OH , CHºCH
CH3-CH2-CH2-CH3 , CH3-CH-CH3 , ½
CH3
CH2-CH2
½ ½
CH2-CH2
3. VD: Tính chất phụ thuộc vào:
Bản chất: CH4: Khí, dễ cháy,CCl4: Lỏng , không cháy
-Số lượng nguyên tử : C4H10:
Khí, C5H12 : Lỏng
-Thứ tự liên kết:
CH3-CH2-OH: Lỏng, không tan.
CH3-O-CH3: Khí, không tan
II- ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN:
1. Đồng đẳng: Đồng đẳng: là hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm: - CH2 -.
VD: Tìm công thức chung dãy đồng đẳng của rượu etylic?
Giải :
Ta có: C2H5OH + xCH2 = C2+xH5+2xOH
Đặt : n =2+x. Do đó: 6 + 2x = 2n + 2.
Vậy công thức chung dãy đồng đẳng rượu etylic là: CnH2n+1OH Hay CnH2n+2O.
2. Đồng phân:2. Đồng phân : là hiện tượng các chất có cùng CTPT, nhưng có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.
- Phân loại đồng phân:
a) Đồng phân cấu tạo: (3 loại)
Đồng phân mạch cacbon: mạch không nhánh, mạch có nhánh.
Đồng phân vị trí: nối đôi, ba, nhóm thế và nhóm chức.
Đồng phân nhóm chức: các đồng phân khác nhau về nhóm chức, tức là đổi từ nhóm chức này sang nhóm chức khác.
VD: Ankađien – Ankin - Xicloanken
Anken – Xicloankan.
b) Đồng phân hình học : (cis – trans):
VD: Buten – 2
H H H C H3
\ / \ /
C=C C=C
/ \ / \
CH3 CH3 CH3 H
Cis Trans
* Điều kiện để có đồng phân cis – trans:
a e
\ / a ¹ b
C=C
/ \ e ¹ d
b d
Phương pháp viết đồng phân của một chất :
VD: Viết các đồng phân của C4H10O
Giải :
+ Đồng phân rượu : –OH (4đp)
CH3-CH2-CH2-CH2-OH
CH3-CH-CH2 -OH
½
CH3
CH3-CH2-CH -OH
½
CH3 CH3
½
CH3-C -OH
½
CH3
+ Đồng phân ete : - O - (3đp)
CH3-O-CH2-CH2-CH3
CH3-O-CH-CH3
½
CH3
CH3-CH2-O-CH2-CH3
III- CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CÁC HIĐROCACBON :
ANKAN (PARAFIN): CnH2n+2
( n ³ 1)
a) Cấu tạo: Mạch C hở, chỉ có liên kết đơn (lk d).
b) Hóa tính:
Phản ứng thế: Cl2, Br2.
Phản ứng hủy.
Phản ứng tách H2.
Phản ứng crackinh.
2. ANKEN (OLEFIN): CnH2n ( n ³ 2)
a) Cấu tạo: mạch C hở, có 1 liên kết đôi ( 1 lk d và 1 lk p).
b) Hóa tính:
Phản ứng cộng: H2, X2, HX, H2O
Phản ứng trùng hợp.
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn : Làm mất màu dung dịch thuốc tím.
3. ANKIN: CnH2n-2 (n ³ 2)
a) Cấu tạo : mạch C hở, có 1 liên kết ba ( 1lk d và 2lk p ).
b) Hóa tính:
Phản ứng cộng
Phản ứng trùng hợp. ( nhị hợp và tam hợp)
Phản ứng thế bởi ion kim loại.
Phản ứng oxi hóa: làm mất màu dung dịch KMnO4.
4. AREN: CnH2n-6 (n ³ 6)
a) Cấu tạo: mạch C vòng, chứa nhân benzen.
b) Hóa tính:
Phản ứng thế : Br2, HNO3.
Phản ứng cộng: H2, Cl2.
I-NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC:
Hoạt động 1:
H: Hãy nêu nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học ?
GV: hướng dẫn học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
II- ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN
Hoạt động 2:
H: Em nào hãy nhắc lại định nghĩa đồng đẳng ? lấy ví dụ
H: Em nào hãy nhắc lại định nghĩa đồng phân ? lấy ví dụ
VD: C4H10 có 2 đồng phân:
CH3-CH2-CH2-CH3
Butan
CH3-CH-CH3
½ iso-butan
CH3
VD: Đicloetan C2H4Cl2 có 2đp:
CH2-CH2 ,CH3-CH-CH3
½ ½ ½
Cl Cl CH3
1,2-đicloetan, 1,1-đicloetan
VD: C3H6 có 2đp
CH2=CH-CH3, propen
CH2
/ \
CH2¾CH2
xiclopropan
Đây là các đồng phân mà thứ tự liên kết của các trong phân tử hoàn toàn giống nhau, nhưng sự phân bố hay nhóm nguyên tử trong không gian khác nhau.
Nếu 2 hay nhóm nguyên tử ở một phía của nối đôi giống nhau ta có
dạng cis, khác nhau ta có dạng trans.
Mạch hở
No:lk đơn
Không no :Lk đôi ba
Ankan
Anken,ankin, an kanđien
Mạch vòng
Vòng no :lk đơn
Xiclo ankan
Thơm: Có nhân Benzen
A ten
CxHy
GV: Trước hết xác định xem chất đã cho thuộc loại chất gì : no, không no, có thể chứa những loại nhóm chức nào ?
* Thứ tự viết:
Đồng phân mạch cacbon
Đồng phân vị trí.
Đồng phân nhóm chức.
Cuối cùng xem trong số các đồng phân vừa viết, đồng phân nào có đồng phân cis-trans (hợp chất chứa nối đôi).
Hoạt động 3:
GV: ở lớp 11 các em đã nghiên cứu những hiđrocacbon nào?
H:Tính chất hoá học của những hợp chất hữu cơ đó?
Chú ý : Phản ứng thế của Ankan có 3 cacbon trở lên ưu tiên thế ở cacbon có bậc cao nhất.
Cần lưu ý: phản ứng cộng anken không đối xứng với tác nhân không đối xứng (HX, H2O) tuân theo qui tắc Maccopnhicop:
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O ® CH2-CH2 + 2MnO2 +2KOH ½ ½
OH OH
Có khả năng tham gia phản ứng cộng hợp 2 lần:
VD :
HCºCH + Ag2O AgCºCAg¯ + H2O
Bạcaxetilua(vàng)
Chú ý: qui luật thế ở vòng benzen
4). Củng cố kiến thức :( 3 phút )
Ôn lại kỹ tính chất hoá học của các hiđrocacbon.
5). Hướng dẫn học ở nhà : ( 1 phút)
BÀI TẬP
1. Viết các đp có thể có của:
a) C6H14 ; b) C5H10
c) C5H12O ; d) C4H11N
e) C4H9Cl ; f) C4H8Cl2
Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
CH3CHO C2H4 à PE
CH4 à C2H2 CH2 = CH – Cl à PVC
CH3COOCH=CH2 C6H6 à 666
Ngày soạn: 18/09/2007 – Tiết 2+ 3
Chương 1: CACBOHIĐRAT
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG:
1. Kiến thức:
Biết: cấu trúc phân tử của hợp chất cacbohiđrat
Hiểu:
Các nhóm chức chứa trong phân tử các hợp chất monosaccarit, đisaccarit và polisaccarittiêu biểu.
Từ cấu tạo các hợp chất trên, dự đoán tính chất hóa học của chúng.
Từ các tính chất hóa học ( ở những dạng khác nhau và các thí nghiệm) khẳng định cấu tạo của các hợp chất cacbohiđrát.
Kĩ năng:
viết CTCT của các hợp chất (ở những dạng khác nhau: mạch thẳng, mạch nhánh và mạch vòng).
Viết các PTHH.
Kĩ năng quan sát,phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh, phân biệt các hợp chất cacbohiđrat.
Thái độ:
có ý thức tìm tòi, khám phá thế giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.
Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, trung thực và nghiêm túc trong khoa học.
B. DẠY CÁC BÀI CỤ THỂ:
Bài 1: GLUCOZƠ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết cấu trúc phân tử ( dạng mạch hở, dạng mạch vòng) của glucozơ và fructozơ.
- Biết sự chuyển hóa giữa 2 đồng phân: glucozơ và fuctozơ.
- Hiểu các nhóm chức có trong phân tử glucozơ và fuctozơ, vận dụng tính chất của các nhóm chức đó để giải thích các tính chất hóa học của glucozơ và fuctozơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện phương pháp tư duy trừu tượng khi nghiên cứu cấu trúc phân tử phức tạp ( cấu tạo vòng của glucozơ và fuctozơ)
- Khai thác mối quan hệ: cấu trúc phân tử tính chất hóa học
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích các kết quả thí nghiệm.
- Giải các bài tập có liên quan đến hợp chấ glucozơ và fuctozơ.
II. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ: kẹp gỗ, ống nghiệm, đũa thủy tinh, đèn cồn, thìa, ống nhỏ giọt, ống thí nghiệm nhỏ.
Hóa chất: glucozơ, các dung dịch: AgNO3, NH3, CuSO4, NaOH.
Mô hình, hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định trật tự:
Vào bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
GV: Cho hs quan sát mẫu glucozơ và tự nghiên cứu SGK.
GV: Em hãy cho biết những tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên của glucozơ?
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN:
Hs: Quan sát mẫu glucozơ và nghiên cứu sgk từ đó rút ra nhận xét
HS: Trả lời
- Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu , nóng chảy ở 1460C ( dạng α) và 1500C ( dạng ) dễ tan trong nước.
- Có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây ( lá, hoa, rễ)
- Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, tỉ lệ hầu như không đổi là 0,1%
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ sgk
H: Cho biết để xác định được CTCT của glucozơphải tiến hành các thí nghiệm nào?
Hoạt động 3:
HS: Hãy nhắc lại khái niệm đồng phân
GV: Các đồng phân có tính chất khác nhau.(nhiệt độ nóng chảy và nhiều tính chất vật lí khác)
HS: Nghiên cứu SGK cho biết hiện tượng đặc biệt về nhiệt độ nóng chảy của glucozơ.
GV: Nêu
* Hiện tượng glucozơ có 2 nhiệt độ nóng chảy khác nhau như vậy glucozơ có 2 đồng phân.
* nguyên nhân do nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon số 5 cộng vào nhóm C=O tạo ra 2 dạng vòng 6 cạnh là α và .
* Viết sơ đồ biến hoá giữa dạng mạch hở và 2 đồng phân mạch vòng α và của glucozơ..
II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ:
1, Dạng mạch hở:
Hs: Trả lời:
- Khử hoàn toàn phân tử glucozơ thu được n - hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành một mạch không phân nhánh.
- Glucozơ có phản ứng tráng bạc, vậy trong phân tử glucozơ có nhóm – CHO.
- Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam, vậy trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm –OH ở vị trí kề nhau.
- Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit vậy trong phân tử có 5 nhóm –OH .
Kết luận:
Phân tử glucozơ có CTCT dạng mạch hở thu gọn là:
CH2OH- CHOH- CHOH- CHOH- CHOH-CHO
2. Dạng mạch vòng:
Kết luận:
- Glucozơ tồn tại ở 2 dạng mạch vòng là α và .
- Nếu nhóm –OH đính với C số 1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là là α- glucozơ , ngược lại nằm trên mặt phẳng vòng 6 cạnh là là - glucozơ.
Hoạt động 4:
GV: Biểu diễn thí nghiệm oxihoá glucozơ bằng AgNO3 trong dung dịch NH3 ( chú ý ống nghiệm phải sạch và đun nhẹ hỗn hợp phản ứng )
HS: Theo dõi gv làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
GV: Biểu diễn thí nghiệm oxihoá glucozơ bằng Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH .
HS: Theo dõi gv làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
GV: yêu cầu học sinh viết phương trình hoá học của phản ứng khử glucozơ bằng hiđro.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
1. Tính chất của nhóm anđehit:
a) oxihoa glucozơ:
AgNO3 + NH3 + H2O→ [Ag(NH3)2]OH
RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 3NH3 + 2Ag
RCHO + Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O + H2O
b) Khử glucozơ bằng hiđro:
CH2OH – (CH2OH)4 – CHO + H2 → CH2OH – (CH2OH)4 –CH2OH
Kết luận:
Trong phân tử glucozơ có chứa nhóm chức anđehit –CH=O.
Hoạt động 5:
GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình hoá học của phản ứng giữa dung dịch glucozơ và Cu(OH)2 dưới dạng phân tử.
HS: Nghiên cứu SGK cho biết đặc điểm cấu tạo của este được tạo ra từ glucozơ. Kết luận rút ra về đặc điểm cấu tạo của glucozơ.
Hoạt động 6:
GV: Em hãy cho biết điểm khác nhau giữa nhóm –OH đính với nguyên tử cacbon số 1 với các nhóm –OH đính với các nguyên tử cacbon khác của vòng glucozơ ?
GV: Tính chất đặc biệt của nhóm –OH ở C1 (-OH hemiaxetal) tác dụng với metanol có dung dịch HCl làm chất xúc tác tạo ra este chỉ ở vị trí này. Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng hoá học.
HS: hãy nghiên cứu SGK và cho biết tính chất của metyl α- glucozit.
Hoạt động 7:
HS: Hãy nghiên cứu SGK cho biết đặc điểm cấu tạo của đồng phân quan trọng nhất của glucozơ là fructozơ.
HS: Cho biết tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của fructozơ.
HS: cho biết các tính chất hoá học đặc trưng của fructozơ. Giải thích nguyên nhân gây ra các tính chất đó.
2. Tính chất của ancol đa chức (poliol)
a) Tác dụng với Cu(OH)2:
b) phản ứng tạo este:
Kết luận: trong phân tử glucozơ chứa 5 nhóm –OH, các nhóm –OH ở vị trí liền kề.
3. Tính chất riêng của dạng mạch vòng:
Mhóm –OH đính với C1 ( -OH hemiaxetal) có tính chất khác với các nhóm –OH đính với các nguyên tử cacbon khác của vòng:
- tạo metylα- glucozit khi tác dụng với metanol có dung dịch HCl làm chất xúc tác.
- khi nhóm –OH ở C1 chuyển thành nhóm –OCH3 thì dạng vòng không chuyển sang dạng mạch hở được nữa.
4. Phản ứng lên men: (SGK)
IV. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG:
Điều chế:
Ứng dụng: (sgk)
V. ĐỒNG PHÂN CỦA GLUCOZƠ: LÀ FRUCTOZƠ:
Kết luận :
- Fructozơ là polihiđroxixeton
- Có thể tồn tại ở dạng vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh ( dạng 5 cạnh có 2 đồng phân α và )
- Fuctozơ có tính chất tương tự glucozơ và có sự chuyển hoá giữa 2 dạng đồng phân:
Glucozơ Fructozơ
Hoạt động 8: CỦNG CỐ BÀI
Ngày soạn: 14/09/2007 – Tiết 4
Bài 2: SACCAROZƠ
I. MỤC TIÊUCỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết cấu trúc phân tử của saccarozơ.
- Hiểu các nhóm chức chứa trong phân tử saccarozơ và mantozơ.
- Hiểu các phản ứng hoá học đặc trưng của chúng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy khoa học, từ cấu tạo của các hợp chất hữu cơ phức tạp (dạng vòng của saccarozơ và mantozơ, dự đoán tính chất hoá học của chúng)
- Quan sát phân tích các kết quả thí nghiệm.
- Thực hành thí nghiệm.
- Giải các bài tập về saccarozơ và mantozơ.
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ:cốc thuỷ tinh , đũa thuỷ tinh đèn cồn , ống nhỏ giọt .
- Hoá chất : dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH, saccacrozơ, mantozơ.
- Hình vẽ phóng to cấu tạo dạng vòng saccarozơ, mantozơ.
- Sơ đồ sản xuất đường saccarozơ trong công nghiệp.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định trật tự.
Kiểm tra bài cũ
Vào bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
HS: Quan sát mẫu saccarozơ ( đường kính trắng) và tìm hiểu SGK để biết những tíh chất vật lí và trạng thái tự nhiên của saccarozơ.
Hoạt động 2:
HS: Nghiên cứu kĩ SGK và cho biết để xác định CTCT của saccarozơ người ta phải tiến hành các thí nghiệm nào. Phân tích các kết quả thí nghiệm thu được, rút ra kết luận về cấu tạo phân tử của saccarozơ.
HS: Viết CTCT của saccarozơ.
GV: Sửa chữa cho học sinh, đồng thời nêu những đặc điểm cần chú ý về CTCT của saccarozơ, giúp cho học sinh viết chính xác CTCT của saccarozơ ( chú ý cách đánh số các vòng trong phân tử saccarozơ).
Hoạt động 3:
HS: Quan sát gv biểu diễn phản ứng của dung dịch saccarozơ (đã giới thiệu ở phần 2với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường) cho biết hiện tượng phản ứng và giải thích.
HS: Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử.
Hs: Theo dõi SGK cho biết hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch vôi sữa vào dung dịch saccarozơ, sau đó sục khí CO2 vào dung dịch vừa thu được. Cho biết các hiện tượng xảy ra. Giải thích.
HS: Viết PTPU.
GV: Cho học sinh biết ứng dụng quan trọng của các phản ứng trên trong công nghiệp sản xuất đường tạo thêm hứng thú cho học sinh khi học phần tiếp theo của bài saccarozơ.
Hoạt động 4:
HS: Giải thích hiện tượng thực tế, các xí nghiệp ttráng gương đã dùng dung dịch saccarozơ với axit sunfuric làm chất khử trong phản ứng tráng gương.
HS: Viết phương trình phản ứng.
GV: Giải thích việc chọn dung dịch saccarozơ làm nguyên liệu cho phản ứng tráng gương.
Hoạt động 5:
HS: Theo dõi sơ đồ sản xuất đường saccarozơ trong công nghiệp được phóng to.
GV: Yêu cầu học sinh nêu tóm tắc các giai đoạn chính.
HS: Phân tích giai đoạn 5 của quá trình sản xuất đường saccarozơ.
GV: đánh giá trả lời của học sinh và tóm tắc mục đích chính của giai đoạn này.
Hoạt động 6:
HS: Nghiên cứu SGK cho biết CTCT của mantozơ.
HS: So sánh cấu tạo phân tử của saccarozơ và mantozơ. Từ cấu tạo phân tử của mantozơ. Học sinh dự đoán tính chất hoá học của mantozơ.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
- Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu , vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở nhiệt độ 1850C.
- Saccarozơ có nhiều trong mía, cũ cải đường, . . .
- Saccarozơ có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường kính, đường cát,. .
II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ:
- Cấu tạo phân tử của saccarozơ do sự kết hợp bởi gốc α – glucozơ và - fructozơ
- CTCT và cách đánh số của vòng α glucozơ và - fructozơ
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Phản ứng của ancol đa chức:
a) Phản ứng với Cu(OH)2:
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + H2O
b) phản ứng với Ca(OH)2:
C12H22O11 + Ca(OH)2 → C12H22O11.CaO. H2O
C12H22O11.CaO. H2O + CO2 → C12H22O11 + CaCO3↓ + H2O
Kết luận:
- saccarozơ là một poliol có nhiều nhóm –OH kề nhau.
- dung dịch saccarozơ hoà tan vôi sũa tạo ra dung dịch canxisaccacrat, khi ssục khí CO2 vào dung dịch canxi saccarat thì xuất hiện kết tủa CaCO3.
2. Phản ứng thuỷ phân:
C12H22O11 C6H12O6 + C6H12O6
Kết luận : khi đun nóng với axit sunfuric, saccarozơ bị thuỷ phân thành glucozơ và fructozơ.
IV. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT ĐƯỜNG SACCAROZƠ.
Ưùng dụng: (SGK)
Saccarozơ có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất.
Sản xuất đường saccarozơ:
Quá trình sản xuất đường có nhiều giai đoạn. Các yêu cầu kĩ thuật đặc ra: loại bỏ tạp chất, khử màu, tận dụng được sản phẩm, đạt hiệu xuất cao.
V. ĐỒNG PHÂN CỦA SACCAROZƠ: MANTOZƠ
- Phân tử mantozơ do 2 gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc thứ nhất ở C1 , gốc thứ 2 ở C4
- Mantozơ có các tính chất:
+ tính chất của poliol
+ tính khử tương tự glucozơ
+ Thuỷ phân với xúc tác axit.
Hoạt động 7: CỦNG CỐ BÀI HỌC
Dùng bài tập số 3,5 (SGK) để củng cố bài họcNgày soạn: 25/09/2007 – Tiết 5
Bài 3: TINH BỘT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của tinh bột.
- Biết sự chuyển hoá và sự tạo thành tinh bột.
2. Kĩ năng:
- Viết cấu trúc phân tử của ti nh bột
- Nhận biết tinh bột
- Giải bài tập về tinh bột.
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ: ống nghiệm , dao, ông nhỏ giọt.
- Hoá chất: Tinh bột, dung dịch iốt.
- Các hình vẽ phóng to về cấu trúc phân tử của tinh bột và các tranh ảnh có liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định trật tự
2. Kiểm tra bài cũ
3. Vào bài mới
Thời lượng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh quan sát mẫu tinh bột và nghiên cứu SGK cho biết các tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của tinh bột.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN:
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước nguội.
- Trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo ( hồ tinh bột)
- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ ( khoai, sắn), quả ( táo, chuối)
Hoạt động 2:
HS: Nghiên cứu SGK cho biết cấu trúc phân tử của tinh bột.
HS: Cho biết đặc điểm liên kết giữa các mắc xích α - glucozơ trong phân tử tinh bột.
II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ:
- Tinh bột là hỗn hợp của 2 loại polisaccarit (amilozơ và amilozơ peptiin)
+ amilozơ có mạch soắn lò so không phân nhánh
+ Amilozơ peptin có mạch soắn lò so có phân nhánh.
- Trong phân tử amilozơ, liên kết giữa các mắc xích α - glucozơ được tạo ra giữa các nguyên tử cacbon C1 ở mắc xích này với nguyên tử C4 ở mắc xích kia qua cầu oxi.
- Phân tử amilopectin cấu tạo bởi một số mạch amilozơ, các mạch này được tạo ra giữa nguyên tử C1 ở mắc xích đầu mạch này vối nguyên tử cacbon C6 ở mắc xích giữa của mạch kia.
Hoạt động 3:
HS: Nghiên cứu SGK, nêu hiện tượng khi nung nóng dung dịch tinh bột với axit vô cơ loãng hoặc nhai kĩ cơm. Viết phương trình phản ứng.
HS: Nghiên cứu SGK cho biết sơ đồ tóm tắc quá trình thuỷ phân tinh bột xảy ra nhờ enzim
HS: Quan sát GV biểu diễn :
- Thí nghiệm giữa dung dịch iốt và dung dịch hồ tinh bột ở nhiệt độ thường, đun nóng và để nguội dung dịch.
- Thí nghiệm giữa dung dịch iốt cho lên mặt cầu của cũ khoai lang. Nêu hiện tượng xảy ra.
GV: Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên, nhấn mạnh với học sinh đây là phản ứng đặc trưng để nhận ra tinh bột.
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
1. Phản ứng thuỷ phân:
a) Thuỷ phân nhờ xúc tác axit:
(C6H10O5 ) n + nH2O n C6H12O6
b) Thuỷ phân nhờ enzim:
tinh bột đextrin Mantozơ Glucozìm.
2. Phản ứng màu với iốt:
- Tinh bột bị thuỷ phân nhờ xúc tác axit ( Hoặc enzim) cho sản phẩm cuối cùng là glucozơ.
- Cho dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh lam.
Hoạt động 4:
HS: Hãy nghiên cứu SGK ,cho biết quá trình chuyển hoá trong cơ thể người.
GV: Nhận xét kết quả trả lời của HS, sau đó giải thích các giai đoạn chính trong quá trình chuyển hoá.
IV: SỰ CHUYỂN HOÁ TINH BỘT TRONG CƠ THỂ:
Lương thực chứa tinh bột là một trong những thức ăn cơ bản của con người . Khi ta ăn, tinh bột liên tục bị thuỷ phân cho sản phẩm cuối là glucozơ. Tại các mô của tế bào, nhờ enzim, glucozơ bị oxihoá chậm thành CO2 và nước, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động .
Hoạt động 5:
HS: Nghiên cứu SGK , nêu tóm tắc quá trình tạo thành tinh bột trong cây xanh và viết phương trình phản ứng hoá học
GV: Phân tích ý nghĩa của phương trình tổng hợp tinh bột.
V. SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT TRONG CÂY XANH:
Phương trình tổng hợp tinh bột:
6n CO2 + 5n H2O (C6H10O5)n + 6n O2
IV. CỦNG CỐ BÀI: Dùng bài tập 2,4,6 SGK để củng cố.
Ngày soạn: 01/ 10/ 2007 – Tiết 6
Bài 4: XENLULOZƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thưc:
Biết cấu trúc phân tử xenlulozơ
Hiểu biết tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng của xenlulozơ
2. Kĩ năng:
Phân tích và nhận dạng cấu trúc phân tử của xenlulozo
Quan sát phân tích các hiện tư
File đính kèm:
- giao an hoa 12 hk1.doc