HĐ1: Viết cấu hình electron của hidro và nhận xét số electron lớp ngoài cùng?
HĐ2: Để đạt trạng thái bền vững các nguyên tố có xu hướng nhường hoặc nhận e để có cấu hình giống nguyên tố khí hiếm liền nó. Để có cấu hình giống nguyên tố khí hiếm He thì H phải nhường hay nhận bao nhiêu electron?
HĐ3: H cần 1 electron để có cấu hình giống He nên mỗi nguyên tử H đưa ra 1 electron để góp thành cặp e dùng chung.
HĐ4: Theo dõi sự hình thành liên kết trong phân tử H2 ( giáo viên biễu diễn bằng nam châm màu. Học sinh quan sát và cho nhận xét về sự hình thành phân tử H2
HĐ5: Hãy biễu diễn sự hình thành phân tử N2 bằng các nam châm màu và thuyết trình công thức đó.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chương 3: Liên kết hóa học - Bài 13: Liên kết cộng hóa trị - Lê Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Liên kết hóa học
Khung Kế hoạch Bài dạy
Người soạn bài
Họ và tên:
Lê Thị Thủy
Địa chỉ E-mail :
thuytl1@gmail.com
Tên bài dạy:
Bài 13: Liên kết cộng hóa trị
Tiết phân bố chương trình:
Tiết 24
Lớp dạy:
10 A1
Ngày soạn bài:
11/2008
Các câu hỏi khung chương trình
Câu hỏi khái quát
Trong tự nhiên các nguyên tố hóa học tồn tại dưới dạng nào?
Các câu hỏi bài học
Có phải tất cả các nguyên tố đều liên kết với nhau bằng lực tương tác tĩnh điện.
Các câu hỏi nội dung
Phân tử H2 được hình thành như thế nào?
Nêu sự hình thành phân tử N2?
Kết luận về sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử giống nhau?
Liên kết cộng hóa trị là gì?
Liên kết cộng hóa trị không phân cực là gì?
Nêu sự hình thành liên kết của phân tử HCl và phân tử CO2?
Nêu khái niệm về liên kết cộng hóa trị phân cực?
Nêu tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.
Nêu được mối quan hệ giữa độ âm điện và kiên kết hóa học.
Cấp độ [Chọn tất cả các mức độ mà Bài dạy hướng tới]
1-2
6-8
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai
Học sinh giỏi
3-5
9-12
Học sinh tiếp thu nhanh
Khác: tiếp thu chậm
Mục tiêu chung
Kiến thức
+ Học sinh nêu được sự hình thành liên kết của các nguyên tử giống nhau: N2, O2, H2.
+Học sinh nêu được khái niệm về liên kết cộng hóa trị, liên kết cộng hóa trị không phân cực.
+ Học sinh nêu được sự hình thành liên kết của các nguyên tử khác nhau: HCl, CO2
+ Học sinh nêu được khái niệm liên kết cộng hóa trị phân cực.
+Học sinh nêu được tính chất của các hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
+Học sinh nêu được mối quan hệ giữa độ âm điện và liên kết hóa học.
Kỹ năng
+Học sinh phân biệt được đâu liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị phân cực.
+Học sinh trình bày được sự hình thành liên kết của hợp chất.
+ Học sinh rèn được kĩ năng quan sát, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
Thái độ
+ Có hứng thú tìm hiểu, khám phá các hiện tượng hóa học “ Tại sao các nguyên tố ít tồn tại dưới dạng đơn chất”. Con đường hình thành hợp chất như thế nào?
Mục tiêu cho học sinh
Bậc 1:
+ Học sinh nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tố giống nhau, sự hình thành đơn chất.
+ Học sinh nêu được sự hình thành liên cộng hóa trị giữa các nguyên tố khác nhau, sự hình thành hợp chất.
+ Học sinh nêu được khái niệm liên kết cộng hóa trị, cộng hóa trị không phân cực, cộng hóa trị phân cực.
+Học sinh nêu được mối quan hệ giữa độ âm điện và liên kết hóa học.
Bậc 2:
+ Học sinh phân biệt được đâu là liên kết cộng hóa trị, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực.
+ Học sinh nêu được ví dụ về sự hình thành liên kết cộng hóa trị của các hợp chất cộng hóa trị và chỉ rõ sự hình thành liên kết đó.
Bậc 3:
Kết luận về những hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
Phương pháp giảng dạy:
+Phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp.
+Phương pháp trực quan sinh động: sử dụng bộ nam châm làm các electron.
Các bước tiến hành
Mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
nội dung viết bảng
Giới thiệu bài học mới
Chúng ta đã được tìm hiểu về liên kết ion và liệu rằng chỉ có lực tương tác tĩnh điện giữa các ion trái dấu mới tạo thành hợp chất hay còn một lực gì khác liên kết các nguyên tố hóa học lại với nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về loại liên kết mới. Liên kết cộng hóa trị.
nghe
Bài 24: Liên kết cộng hóa trị.
Nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử giống nhau và sự hình thành đơn chất
HĐ1: Viết cấu hình electron của hidro và nhận xét số electron lớp ngoài cùng?
HĐ2: Để đạt trạng thái bền vững các nguyên tố có xu hướng nhường hoặc nhận e để có cấu hình giống nguyên tố khí hiếm liền nó. Để có cấu hình giống nguyên tố khí hiếm He thì H phải nhường hay nhận bao nhiêu electron?
HĐ3: H cần 1 electron để có cấu hình giống He nên mỗi nguyên tử H đưa ra 1 electron để góp thành cặp e dùng chung.
HĐ4: Theo dõi sự hình thành liên kết trong phân tử H2 ( giáo viên biễu diễn bằng nam châm màu. Học sinh quan sát và cho nhận xét về sự hình thành phân tử H2
HĐ5: Hãy biễu diễn sự hình thành phân tử N2 bằng các nam châm màu và thuyết trình công thức đó.
HĐ1:
H(Z=1): 1s1
Hidro có một electron lớp ngoài cùng.
HĐ2:
He( Z=2): 1s2
để có cấu hình của He thì H phải nhận thêm một electron.
HĐ3: Học sinh nghe
HĐ4: Mỗi nguyên tử có một electron đưa ra tạo thành cặp e góp chung( dùng chung) giữa hai nguyên tử H có một liên kết được hình thành.
HĐ5: Học sinh lên bảng biếu diễn.
+ Nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng nên nó phải đưa ra 3 electron góp chung để đạt cấu hình bền vững cưa khí hiếm gần nhất.
+ Mỗi nguyên tử N đưa ra 3 electron độc thân để hình thành 3 cặp electron góp chung dùng cho cả hai nguyên tử. 3 cặp e này biễu diễn bằng 3 gạch là liên kết 3
I. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị.
1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất.
a. Sự hình thành phân tử hidro(H2).
H (Z=1) : 1s1
H. + .H ® H : H
H : H ® H – H ® H2
Công thức e CTCT CTPT
+ Giữa hai nguyên tử có một cặp electron liên kết bằng một gạch biểu thị cho liên kết đơn.
b. Sự hình thành phân tử nitơ
:. + .: ® NMM N
: NMM N : ® N º N ® N2
Công thức e CTCT CTPT
Kết luận cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
+ Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị mà cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
Học sinh nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị của các nguyên tử khác nhau và sự hình thành hợp chất.
HĐ6: Nêu đặc điểm về lớp vỏ của Cl và H?
HĐ7: Học sinh trình bày sự hình thành phân tử HCl? ( dùng nam châm màu) Có kết luận gì?
HĐ8: Nêu cấu hình lớp ngoài cùng của O và C? Có nhận xét gì?
HĐ9: Biễu diễn sự hình thành phân tử CO2 nêu cấu tạo của nó( sử dụng nam châm màu
HĐ6: Clo có 7 electron lớp ngoài cùng, H có 1 electron lớp ngoài cùng. Để đạt cấu hình bền vững giống Ar clo phải góp 1 elelcltron để tạo cặp e dùng chung với các nguyên tử khác.
HĐ7: biễu diễn số electron lớp ngoài của Cl, của H. Biểu diễn cặp electron dùng chung bị lệch về phía Cl.
Phân tử HCl có một liên kết hình thành giữa Cl và H là liên kết cộng hóa trị phân cực. Cặp e dùng chung bị lệch về phía Cl.
HĐ8 :
6C (6e) 1s2 2s2 2p2
8O (8e) 1s2 2s2 2p4
Cacbon có 4 electron lớp ngoài cùng còn thiếu 4 electron để có cấu hình bền vững, O có 6 electron lớp ngoài cùng còn thiểu 2 electron để có cấu hình bền vững giống Ne.
HĐ9: Trong phân tử CO2 nguyên tử C ở giữa 2 nguyên tử O và góp với mỗi nguyên tử O hai electron để tạo 2 liên kết đôi.
2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất
a. Sự hình thành phân tử hidroclorua
17Cl (17e) 1s22s22p63s23p5
1H (1e) 1s1
H . + .:® H : Cl
H :: ® H – Cl ® HCl
Công thức e CTCT CTPT
Cặp electron dùng chung bị lệch về phía Cl là nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. Liên kết trong phân tử HCl gọi là LKCHT phân cực
b) Sự hình thành phân tử khí cacbondioxit.
6C (6e) 1s2 2s2 2p2
8O (8e) 1s2 2s2 2p4
: . + . . + . : ® O :: C :: O
::: C ::: ® O = C = O ® CO2
Công thức e CTCT CTPT
Hai cặp electron chung tạo 2 cặp liên kết cộng hóa trị.
Liên kết giữa C và O là liên kết phân cực nhưng phân tử CO có cấu tạo thẳng nên hai liên kết phân cực triệt tiêu nhau kết quả là phân tử CO không phân cực.
Nêu được tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị
HĐ10: đọc sách và rút ra tính chất của cá các chất có liên kết cộng hóa trị
HĐ10:
Thể rắn:đường, lưu huỳnh, iot
Thể lỏng: nước, ancol
Thể khí: CO, CO2
3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.
Thể rắn:đường, lưu huỳnh, iot
Thể lỏng: nước, ancol
Thể khí: CO, CO2
Các chất không phân cực không dẫn điện ở mọi trạng thái
Phân biệt được các loại liên kết.
HĐ11: Nêu khái niệm về độ âm điện?
HĐ12: Đã học được những loại liên kết nào? Nêu khái niệm từng loại liên kết.
HĐ13: Điền thông tin vào bảng trên.
HĐ11: Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử. Độ âm điện càng lớn khả năng hút electron càng mạnh.
HĐ12: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị trong đó có LKCHT phân cực và LKCHT không phân cực.
+ Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực tương tác tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
+ Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành do sự góp chung một hay nhiều cặp electron giữa hai nguyên tử.
+ LKCHT không cực là LKCHT cặp e dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử nào
+ LKCHT phân cực là LKCHT cặp e dùng chung bị lệch về nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
III. Độ âm điện và liên kết hóa học
+ Liên kết ion là trường hợp riêng của liên kết cộng hóa trị.
Liên kết
Liên kết ion
Liên kết cộng hóa trị
Không cực
Phân cực
Khái niệm
lực tương tác tĩnh điện
Góp chung electron. cặp e dùng chung không bị lệch
Gớp chung electron cặp en
Bản chất
Cho và nhận electron
Đôi e dùng chung không bị lệch
Đôi e dùng chung bị lệch phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
Hiệu độ âm điện
1,7
0→<0,4
0,4→< 1,7
Trang thiết bị
Công nghệ – Phần cứng (Chọn các phần cứng cần thiết)
Máy ảnh
Máy tính
Máy ảnh KTS
Đầu đọc DVD
Kết nối Internet
Đĩa CD-ROM
Máy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
Ti vi
Đầu Video
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo truyền hình
Khác: Nam châm và tranh ảnh
Công nghệ – Phần mềm (Chọn các phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/Bảng tính
Chế bản
Phần mềm E-mail
CD-ROM Microsoft Encarta
Xử lý ảnh
Trình duyệt Internet
Đa phương tiện
Xây dựng trang Web
Soạn thảo văn bản
Khác:
Đánh giá học sinh
+ Đánh giá qua các câu hỏi trong quá trình dạy học
+ Đánh giá qua phiếu học tập.
Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau?
A. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
B. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
C. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
D. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khắc hẳn nhau về tính chất hóa học.
Câu 2:Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl là do:
A. Lực hút tĩnh điện giữa H+ và Cl-
B. Mỗi nguyên tử H và Cl góp chung 1e tạo thành 1 cặp electron dùng chung.
C. Clo cho hiđro 1 cặp electron để hình thành liên kết liên kết cho nhận.
D. Hiđro cho clo 1 cặp electron để hình thành liên kết liên kết cho nhận.
Câu 3:Liên kết hóa học tạo giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau thuộc loại
A. liên kết kim loại.
B. liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị ?
A. NaF. B. CaF2. C. KBr. D. CCl4.
Câu 5:Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết có thể tạo bởi
A. hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau.
B. hai nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim.
C. hai nguyên tử của hai nguyên tố bất kì.
D. hai nguyên tử của cùng một nguyên tố kim loại.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_chuong_3_lien_ket_hoa_hoc_bai_13_lien.doc