Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 10 - Lê Hồng Phước

I- MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

Học sinh hiểu được:

 -Cấu tạo của bảng tuần hoàn.

 -Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tinh kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hóa trị .

 -Định luật tuần hoàn.

2/ Kỹ năng:

- Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.

3/ Thái độ:

- Đức tính cần cù, tỉ mỉ, chịu khó.

II- CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên:

 Phân chia nội dung bài luyện tập thành hai tiết để cho học sinh chuẩn bị trước.

2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại lí thuyết bảng tuần hòan, làm bài tập trước ở nhà.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định tình hình lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

Bảng tuần hòan gồm mấy chu kì, mấy nhóm. Cách xác định chu kì, nhóm nguyên tố?

3/ Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu bảng tuần hoàn và thấy được cấu hình e nguyên tử có sự lặp lại sau mỗi các chu kì giống nhau. Một lần nữa chúng ta luyện tập khắc sâu kiến thức lí thuyết .

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 10 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 Ngày soạn: 18/10/2012 Tuần 10 Ngày dạy: 22/10/2012 Luyện tập : BẢNG TUẦN HÒAN ,SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I- MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Học sinh hiểu được: -Cấu tạo của bảng tuần hoàn. -Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tinh kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hóa trị . -Định luật tuần hoàn. 2/ Kỹ năng: - Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại. 3/ Thái độ: - Đức tính cần cù, tỉ mỉ, chịu khó. II- CHUẨN BỊ 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Phân chia nội dung bài luyện tập thành hai tiết để cho học sinh chuẩn bị trước. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại lí thuyết bảng tuần hòan, làm bài tập trước ở nhà. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tình hình lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Bảng tuần hòan gồm mấy chu kì, mấy nhóm. Cách xác định chu kì, nhóm nguyên tố? 3/ Bài mới: Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu bảng tuần hoàn và thấy được cấu hình e nguyên tử có sự lặp lại sau mỗi các chu kì giống nhau. Một lần nữa chúng ta luyện tập khắc sâu kiến thức lí thuyết . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: Câu 1:Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? Câu 2: Sắp xếp 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn? Câu 3:Thế nào là ô nguyên tố. Câu 4: Bảng tuần hòan gồm bao nhiêu chu kì, bao nhiêu nhóm A, nhóm B ? GV yêu cầu HS nhắc lại sự biến đổi các tính chất theo chu kì, theo nhóm A. - HS: thảo luận nhóm và trình bày phần trả lời. HS theo dõi lại kiến thức cũ và trả lời. I-LÍ THUYẾT 1- Cấu tạo bảng tuần hoàn a/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Gồm 3 nguyên tắc. b/Ô nguyên tố . c/Chu kì: STT = số lớp e. d/Nhóm: gồm nhóm A và nhóm B STT nhóm A = số e lớp ngoài cùng STT nhóm B = số e ở (n-1)dns 2- Sự biến đổi tuần hoàn: Trong cùng chu kì (trái-phải): -Tính KL giảm, tính PK tăng. -Tính axit của oxit và hidroxit tăng, tính bazơ giảm. -Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. Trong cùng nhóm A (trên-xuống): -Tính PK giảm, tính KL tăng. -Tính axit của oxit và hidroxit giảm, tính bazơ tăng. -Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. GV yêu cầu HS theo dõi Bài tập 1, đã ôn trong phần lí thuyết . -Học sinh ôn tập trong lí thuyết để giải bài tập 1. II-BÀI TẬP Bài 1: a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành một chu kì, nhóm? b)Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn?. Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố? Giải : GV Giới thiệu bài tập 2. Tìm câu nào sai là chọn đúng. -HS1: Câu a/ đúng –không chọn -HS2: Câu b/ đúng – không chọn. -HS3: Câu c/ sai vì các nguyên tố trong cùng một chu kì có số lớp e bằng nhau –chọn. -HS4: Câu d/ đúng –không chọn. Bài 2: Tìm câu sai trong những câu dưới đây: a/Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. b/Trong chu kì, các nguyê tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần. c/ Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số e bằng nhau. d/ Chu kì thường bắt đằu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm(trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành). Giải :Chọn câu c/ GV: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố nhóm A nào gồn hầu hết các nguyên tố kim loại? -Đặc điểmsố e lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên. -Các nguyên tố nhóm IA,IIA,IIIA là các kim loại. -Các nguyên tố nhóm VA,VIA, VIIA là các phi kim . -Các nguyên tố nhóm VIIIA là các khí hiếm. -Nguyên tử nguyên tố kim loại có 1,2,3 e lớp ngoài cùng . -Nguyên tử nguyên tố phi kim có 5,6,7 e lớp ngoài cùng. -Nguyên tử nguyên tố khí hiếm có 8 e lớp ngoài cùng(trừ He có 2e). Bài 3:Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố nhóm A nào gồn hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố khí hiếm? Đặc điểm số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên. Giải : GV: Chu kì, nhóm cho ta biết nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng -Lớp e ngoài cùng là lớp thứ mấy? -Viết số e ở từng lớp e. HS: Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p4. Có 6 e ở lớp ngoài cùng. -Lớp ngoài cùng là lớp thứ 3(chu kì 3). -Số e từng lớp : A : 2/8/6 Bài 6: Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng. b)Lớp e ngoài cùng là lớp thứ mấy? c) Viết số e ở từng lớp e. Giải : -Từ công thức oxit, viết công thức hợp chất khí với Hiđro. -Dựa vào %H lập phương trình đại số theo ẩn R của nguyên tố R. -Giải phương trình , tìm R. -Công thức hợp chất khí với Hiđro là RH2. Ta có : R = 32 Vậy : R là lưu hùynh(S) Bài 7: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với Hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. Giải : GV: Gọi HS lên bảng lầm bài tập 8: - Đặt tên cho kim loại của nhóm IIA. - Viết phương trình của phản ứng. - Dựa vào phương trình để tìm M của kim loại đó. Hoặc tìm số mol của hidro rồi duâwj vào đó tính ra kết quả: HS: lên bảng và làm bài tập. Bài 8 Gọi kim loại nhóm IIA là A ta có phương trình hóa học của phản ứng Số mol của hidro là: Theo phương trình ta có Kết luận:nguyên tố kim loại đó là Ca IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Xem trước nội dung của chương III, bài liên kết ion-tinh thể ion. Làm các bài tập 3,5,7,8,9 trang 54/54. RÚT KINH NGHIỆM Tuần : 10 Ngày soạn: 19/11/2012 Tiết : 20 Ngày dạy: 23/10/2012 BÀI 11: Luyện tập BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: - Cấu tạo của bảng tuần hoàn. - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tinh kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện và hóa trị . - Định luật tuần hoàn. * HS hiểu : Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố dựa vào quy luật biến đổi tuần hoàn. * HS vận dụng: Giải các bài tập về so sánh tính chất, xác định tên nguyên tố dựa vào bảng hệ thống tuần hoàn, Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn: Từ vị trí của nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại, kĩ năng giải bài tập. 3. Thái độ: Rèn luyện tính tỉ mỉ, tính ham học hỏi, tính kiên trì. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Các dạng bài tập vận dụng bảng tuần hoàn, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại các kiến thức về BTH và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cho Z = 17, hãy cho biết vị trí và tính chất của nguyên tử nguyên tố trên, so sánh tính chất của nó với các nguyên tố lân cận. 3.Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV: Chia học sinh thành 3 nhóm giải các bài tập trên. Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV: Gọi 3 em hs lên trình bày, nhóm khác nhận xét. Gv sửa và kết luận. - HS: Thảo luận nhóm và trình bày. - HS: Trình bày lên bảng và các nhóm khác nhận xét. BÀI TẬP Bài 1: Các nguyên tố sau có Z= 5,7,9,11. a. Viết cấu hình e nguyên tử. b. Xác định vị trí trong BTH. b. Xác định tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trên. Giải: + Z= 5: 1s22s22p1, là nguyên tố ở chu kì 2, nhóm IIIA. Là nguyên tố B có tính phi kim. + Z= 7: 1s22s22p3, là nguyên tố ở chu kì 2, nhóm VA. Là nguyên tố N có tính phi kim. + Z= 9: 1s22s22p5, là nguyên tố ở chu kì 2, nhóm VIIA. Là nguyên tố F có tính phi kim. + Z= 11: 1s22s22p63s1, là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IA. Là nguyên tố Na có tính kim loại. Hoạt động 2: Bài tập 2 - GV: Hướng dẫn cho học sinh và yêu cầu hs giải sau đó trình bày, nhóm khác quan sát và nêu lên ý kiến. Hoạt động 3: Bài tập 3 - GV: Hướng dẫn sơ lược và cho hs giải theo nhóm, sau đó trình bày, nhóm khác nhận xét và giáo viên kết luận lại các bài tập trên. - HS: Lắng nghe và giải theo nhóm, sau đó trình bày, sau đó nhận xét. - HS: Lắng nghe và giải theo nhóm, sau đó trình bày. Bài 2: Cho 3,1 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước, ta thu được 1,12 lít khí ở dktc. Xác định 2 kim loại và % theo khối lượng của chúng trong hh? Giải : Gọi A,B là hai nguyên tố cần tìm. là NTK trung bình của A,B. ĐK: MA < <MB 2+ 2H2O → 2OH + H2 = đvC *Vì ở hai chu kì liên tiếp và cùng nhóm trong bảng tuần hoàn nên chọn A là Na, B là K. * PTPƯ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 x x/2 2K + 2H2O → 2KOH + H2 y y/2 Gọi x, y lần lượt là số mol của Na, K Theo giả thiết ta có hệ phương trình 23x + 39y = 3,1 x/2 + y/2 = 0,05 x = 0,05 y = 0,05 % Na = 0,05.23.100%/3,1 = 37% % K = 100% - 37% = 63% Bài 3: Hợp chất khí với H của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3%O. Gọi tên nguyên tố đó? Giải: Công thức tronh hợp chất với H có công thức là RH4 => trong hợp chất với oxi có công thức là: RO2. Theo giả thiết ta có: => MR = 28 => R là silic (Si). IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Hãy phát biểu định luật tuần hoàn. - Giải các bài tập còn lại, chuẩn bị cho kiểm tra tới. RÚT KINH NGHIỆM .. Tuần: 10 Ngày soạn:21/10/2012 Tiết: 10 (tự chọn) Ngày dạy: 25/10/2012 ÔN TẬP CHƯƠNG II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng có lại kiến thức đã học về bảng tuần hoàn và sự biến đổi tính chất của các nguyên tố hóa học. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, so sánh tính chất của các nguyên tố, xác định các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, 3. Thái độ: Nghiêm túc giải và trình bày cách giải của bản thân của học sinh. 4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ - GV: Phiếu bài tập. - HS: Học bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Tiến trình dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV: Hướng dẫn sơ lược và cho học sinh hoạt động giải theo nhóm nhỏ. Hoạt động 2: Bài tập 2 - GV: Yêu cầu 2 hs lên trình bày. Hoạt động 3: Bài tập 3 - GV: Hướng dẫn cho hs và yêu cầu các nhóm nhỏ giải và trình bày. - GV: Nhận xét và kết luận. - HS: Lắng nghe và giải theo nhóm, sau đó trình bày. - HS: Lên bảng trình bày. - HS: Tự giải và các hs khác nhận xét. - HS: Lắng nghe và ghi chép. Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 14,2 g hai muối cacbonat của hai kim loại A,B của hai chu kì liên tiếp nhau của cùng nhóm IIA bằng lượng vừa đủ H2SO4 thu được 3,36 lít khí (đktc). Xác định 2 kim loại trên và % theo khối lượng của muối đó. Giải: Gọi MA, MB là nguyên tử khối của A,B. là nguyên tử khối trung bình của A,B. (ĐK: MA < < MB) CO3 + H2SO4→ SO4 +CO2+H2O nCO2 = 0,15 mol CO3 = 94,7 = 94,7 – 60 = 34,7 Vì ở nhóm IIA, của hai chu kì kế tiếp nhau nên chọn A là Mg, B là Ca. MgCO3 + H2SO4→MgSO4 +CO2+H2O CaCO3 + H2SO4→ CaSO4 +CO2+H2O Gọi x, y lần lược là số mol của hai muối. Ta có các pt sau: x + y = 0,15 (1) 84x + 100y = 14,2 (2) Từ (1) và (2) ta được : x = 0,05, y = 0,1. %MgCO3=0,05.84.100%/14,2 = 29,8% %CaCO3= 100% - 29,8 = 70,2% Câu 2: Viết cấu hình e của nguyên tố có Z = 11,14. Hãy xác định vị trí, cấu tạo nguyên tử của nguyên tố trên. Cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim, vì sao? Giải: Z = 11: 1s22s22p63s1. Nguyên tố trên thuộc chu kì 3, nhóm IA, có 3 lớp e, có 1 e ngoài cùng, có P=11. Là nguyên tố kim loại, vì có 1e ngoài cùng. Z = 14: 1s22s22p63s23p2 Nguyên tố trên thuộc chu kì 3, nhóm IVA, có 3 lớp e, có 4 e ngoài cùng, có P=14. Là nguyên tố phi kim, vì có 4e ngoài cùng. Câu 3: Hợp chất với oxi của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Trong hợp chất với hiđro chứa 17,65%H theo khối lượng. Gọi tên nguyên tố đó? Giải: Vì R có công thức với oxi là R2O5. => Công thức trong hợp chất với hiđro là: RH3. Theo giả thiết ta có: % O = MR = 14 => R là N. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong cùng chu kì, nhóm chính là như thế nào? - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK và chuẩn bị kiểm tra. RÚT KINH NGHIỆM .. .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_10_le_hong_phuoc.doc
Giáo án liên quan