Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 11 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 * HS biết:

- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.

- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

* HS hiểu :

 Quá trình hình thành ion, liên kết ion.

* HS vận dụng:

Gọi tên các ion và xác định được ion đơn nguyên tử và đa nguyên tử.

2. Kĩ năng:

 - Viết được cấu hình electron của các ion đơn nguên tử cụ thể.

 - Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

3. Thái độ:

Có thái độ học tập nghiêm túc và hăng hái đóng gốp xây dựng bài.

 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình,

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Tranh ảnh về mô hình liên kết ion.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Xem lại tính chất chung nguyên tố nhóm IA, VIIA điển hình và một số nguyên tố nhóm A khác.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 11 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 20 /10/2012 Tiết: 21 Ngày dạy: 29/10/2012 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU Kiến thức: Củng cố kiến thức của chương 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, kĩ năng kĩ năng tính toán tìm tên nguyên tố, xác định vị trí các nguyên tố và kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử, Thái độ Có thái độ nghiêm túc, trật tự trong kiểm tra, tự học và sáng tạo, tư duy cao. II. CHUẨN BỊ Giáo viên Chuẩn bị đề kiểm tra. Học sinh Ôn lại kiến thức cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sỉ số: Tiến trình dạy: GV phát đề kiểm tra Tuần : 11 Ngày soạn: 21/10/2012 Tiết : 22 Ngày dạy: 30/10/2012 Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC BÀI 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau. - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. * HS hiểu : Quá trình hình thành ion, liên kết ion. * HS vận dụng: Gọi tên các ion và xác định được ion đơn nguyên tử và đa nguyên tử. Kĩ năng: - Viết được cấu hình electron của các ion đơn nguên tử cụ thể. - Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và hăng hái đóng gốp xây dựng bài. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về mô hình liên kết ion. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại tính chất chung nguyên tố nhóm IA, VIIA điển hình và một số nguyên tố nhóm A khác. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Tiến trình dạy học: Giới thiệu bài mới: Nguyên tử kim loại và phi kim muốn đạt đến cấu hình e bền thì phải thực hiện quá trình nhường nhận e, biến thành ion trái dầu liên kết nhau, gọi là liến kết ion. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Sự tạo thành ion. -GV: Cho nguyên tử Na có Z =11. Hãy tính số e, số p. Cho biết nguyên tử Na trung hòa về điện hay không? Vì sao? Khi nào nguyên tử không trung hòa về điện? Vậy ion là gì? - GV: Trả lời các câu hỏi. I- SỰ TẠO THÀNH ION, CATION, ANION. 1/ Ion, Cation, Anion: a/ Sự tạo thành ion Nguyên tử luôn trung hòa về điện, nhưng khi nguyên tử nhường hay nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion. Hoạt động 2: Sự tạo thành Cation. - GV: Ion dương tạo thành từ nguyên tử nguyên tố nào? Vd? -Cho ion A2+ có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 . Hãy xác định vị trí nguyên tố A trong hệ thống tuần hoàn. Viết cấu hình e đầy đủ của nguyên tử A?(Hoạt động nhóm). - HS: Trả lời và nêu vd. - Đại diện nhóm trình bày: Cấu hình e nguyên tử A. b/ Sự tạo thành Cation. Khi nguyên tử kim loại nhường đi e ngoài cùng thì biến thành ion dương (hay Cation). Vd: Na – 1e → Na+ Hay : Na → Na+ + 1e Cation natri * Gọi tên cation: Cation + tên kim loại tương ứng. Vd: Na+: Cation natri Mg2+: Cation magie Al3+: Cation nhôm Zn2+: Caton kẽm Hoạt động 3: Sự tạo thành Anion. - GV: Ion âm tạo thành từ nguyên tử nguyên tố nào? Vd? - Cho ion A- có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 . Hãy xác định vị trí nguyên tố A trong hệ thống tuần hoàn. Viết cấu hình e đầy đủ của nguyên tử A?(Hoạt động nhóm). - HS: Trả lời và nêu vd. - Đại diện nhóm trình bày: Cấu hình e nguyên tử A. c/ Sự tạo thành Anion. Khi nguyên tử phi kim nhận thêm e thì biến thành ion âm (hay Anion). Vd: Cl + 1e → Cl- anion clorua. * Gọi tên anion: Anion + tên gốc axit tương ứng (trừ O2- là anion oxit.) Vd: SO42-: Anion sunfat F-: Anion florua S2-: Anion sunfua Hoạt động 4: Ion đơn nguyên tử, đa nguyên tử. - GV: Thế nào là ion đơn nguyên tử? - GV: Thế nào là ion đa nguyên tử? - GV: Nêu một số vd và gọi tên các ion đó. - HS: Trả lời và nêu vd. - HS: Trả lời và nêu vd. 2/ Ion Đơn Nguyên Tử Và Ion Đa Nguyên Tử. a/ Ion đơn nguyên tử: Là các ion tạo nên từ một nguyên tử. Vd: Ca2+: Caton caxi Fe2+: Cation sắt (II) N3-: Anion nitrua P3-: Anion photphua b/ Ion đa nguyên tử: Là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Vd: NH4+: Caton amoni. SO32-: Anion sunfit OH-: Anion hiđroxit CO32-: Anion cacbonat IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Nắm vững quá trình tạo thành ion , tạo thành liên kết ion. Hợp chất ion có tính chất chung nào. Liên kết ion được hình thành bởi 1 kim loại điển hình và 1 phi kim điển hình - Học bài và làm các bài tập sgk. Đọc trước bài mới “Liên kết cọng hóa trị”.- Giải các bài tập còn lại, chuẩn bị cho kiểm tra tới. * RÚT KINH NGHIỆM .. .... Tuần: 11 Ngày soạn:29/10/2012 Tiết: 11 (TC) Ngày dạy: 01/11/2012 BÀI TẬP LIÊN KẾT ION I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng có lại kiến thức đã học về liên kết ion 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, gọi tên các ion, biểu diễn sự hình thành liên kết ion của các hợp chất ion. 3. Thái độ: Nghiêm túc và tự giác. 4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ - GV: Phiếu bài tập. - HS: Học bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Nêu khái niệm liên kết ion? - Biểu diễn sự hình thành liên kết ion của hợp chất CaCl2 2. Tiến trình dạy họ Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: Lý thuyết - GV: Khi nào nguyên tử thu, nhường e? Khi thu hay nhường e được gọi là gì? - GV: Tại sao các nguyên tử phải liên kết với nhau? Mục đích của liên kết để làm gì? - HS thảo luận nhóm để trả lời. - GV: kết luận. Hoạt động 2: Bài tập - GV: Phát phiếu học tập. - GV nhận xét đánh giá cho điểm. - GV: Cho đề , gợi ý : giống sự tạo thành liên kết NaCl. Vận dụng quá trình tạo thành ion ở trên để làm BT. - GV: nhận xét cho điểm. - GV: Yêu cầu 3 hs lên gọi tên các ion. - HS: Dựa trên cơ sở lí thuyết để trả lời. - HS thảo luận nhóm trả lời, các nhóm bổ sung ý cho nhau. - HS: Thảo luận nhóm để trả lời. - HS: gọi tên các ion. I. Lí thuyết: 1. Ion: Khi nhường hoặc thu thêm e , các nguyên tử trở thành phần tử mang điện gọi là ion. - Thông thường nguyên tử của các nguyên tố có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng dễ nhừơng e. Nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường e trở thành ion dương hay cation. - Thông thường nguyên tử của các nguyên tố có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng dễ nhận e. Nguyên tử phi kim có khuynh hướng thu thêm e trở thành ion âm hay anion. 2. Liên kết ion: - Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. II. Bài tập: Bài 1. a) Viết pt biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng: Na Na+ ; Cl Cl-. Mg Mg2+ ; S S2- Al Al3+ ; O O2- b) Viết cấu hình e của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình e lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành. Giải: a) Na Na+ + 1e ; Cl + 1e Cl-. Mg Mg2+ + 2e; S +2e S2- Al Al3+ + 3e; O + 2e O2-. b) Cấu hình e của các nguyên tử và ion: Na: 1s22s22p63s1. Na+ : 1s22s22p6. giống Ne Mg : 1s22s22p63s2. Mg2+: 1s22s22p6. giống Ne Bài 2. Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion của: Na2O, MgO, Al2O3. + Na+ + O2- + Na+ Na2O 4.1e Phương trình trao đổi e. : 4Na + O2 2Na2O. 2.2e + Phương trình trao đổi e: 2Mg + O2 2MgO. Hay: Mg2+O2-. Al2O3 tương tự. Bài 3: Gọi tên các ion sau: Mg2+; Al3+; SO32-; AlO2-; CO32-, Br-. Giải: - Mg2+: Cation Magie. - Al3+: Cation Nhôm - SO32-: Anion Sunfif - AlO2-: Anion Aluminat. - CO32-: Anion Cacbonat. - Br-: Anion Bromua. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau? Liên kết ion là liên kết bền hay kém bền. - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK và chuẩn bị bài mới. * RÚT KINH NGHIỆM .. .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_11_le_hong_phuoc.doc
Giáo án liên quan