Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 18 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:

+ Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối.

+ Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.

Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.

- Viết tường trình thí nghiệm.

 3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc trong thực hành.

 4. Phương pháp: Thực hành theo nhóm,

II. CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thủy tinh, giá để ống nghiệm , đủa thủy tinh, ống nhỏ giọt.

Hóa chất: Zn, dd KMnO4, H2SO4 loãng , ddCuSO4, FeSO4.

 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phản ứng oxihóa-khử, xem trước bài thực hành.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY

1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số:

 2.Tiến trình dạy học:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 18 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18 Ngày soạn: 10/12/2012 Tiết : 35 Ngày dạy: 17/12/2012 BÀI 20: THỰC HÀNH PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối.. + Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc trong thực hành. 4. Phương pháp: Thực hành theo nhóm, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thủy tinh, giá để ống nghiệm , đủa thủy tinh, ống nhỏ giọt. Hóa chất: Zn, dd KMnO4, H2SO4 loãng , ddCuSO4, FeSO4. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phản ứng oxihóa-khử, xem trước bài thực hành. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2.Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu thí nghiệm. -GV: Nêu và hướng dẫn các thí nghiệm. + Phản ứng giữa kim loại và dd axit. + Phản ứng giữa kim loại và dd muối. + Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit. - GV: + Nêu những thí nghiệm thực hiện trong bài thực hành, những điều cần chú ý khi thực hiện từng thí nghiệm. + Biểu diễn cho hs xem động tác nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4, FeSO4. - Lắng nghe và nghiên cứu SGK. Hoạt động 2: Thực hành * Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit - GV: Lưu ý: + Nên dùng dung dịch H2SO4 khoảng 15%, có thể tiết kiệm hoá chất bằng cách làm thí nghiệm với lượng nhỏ trong hõm sứ. - GV: Dựa vào số oxi hoá, xác định vai trò các chất? - HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng thí nghiệm. - HS: Viết tường trình và trả lời câu hỏi của giáo viên. Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit - Cách tiến hành: Thực hiện phản ứng như hướng dẫn trong vở thí nghiệm. - Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích: - Hiện tượng: Có hiện tượng sủi bọt khí. - PTHH của phản ứng: 0 +1 +2 0 Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 - HS tự giải thích. Hoạt động 3: * Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối - GV: Lưu ý: Dùng đinh sắt nhỏ hoặc đoạn dây sắt dài khoảng 2cm, đã làm sạch bề mặt. - GV: Dựa vào số oxi hoá, xác định vai trò các chất? - HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng thí nghiệm. - HS: Viết tường trình và trả lời câu hỏi của giáo viên. Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối - Cách tiến hành: Thực hiện phản ứng như hướng dẫn trong vở thí nghiệm Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích: - Hiện tượng: lớp kim loại đồng được giải phóng phủ trên bề mặt đinh (hoặc dây) sắt. Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. - PTHH của phản ứng: +2 0 +2 0 CuSO4 + Fe à FeSO4 + Cu - HS tự giải thích. Hoạt động 4: * Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hoá - khử trong môi trường axit - GV: Lưu ý: Hs dùng ống nhỏ giọt nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm đựng hỗn hợp dung dịch FeSO4 và H2SO4, lắc ống nghiệm nhẹ và đều. - GV: Dựa vào số oxi hoá, xác định vai trò các chất? - HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng thí nghiệm. - HS: Viết tường trình và trả lời câu hỏi của giáo viên. Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hoá - khử trong môi trường axit - Cách tiến hành: Thực hiện phản ứng như hướng dẫn trong vở thí nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích: - Hiện tượng: Màu tím của dung dịch KMnO4 sẽ mất dần đi khi nhỏ từng giọt dung dịch này vào hỗn hợp dung dịch FeSO4 và H2SO4. Đến khi màu tím của KMnO4 không nhạt đi thì dừng không nhỏ tiếp KMnO4 nữa. - PTHH của phản ứng: +7 +2 2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 à +3 +2 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O - HS tự giải thích. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Nhắc lại kiến thức đã học. - Làm các bài tập còn lại sgk, xem lại kiến thức và chuẩn bị ôn tập học kì I. * RÚT KINH NGHIỆM Tuần : 18 Ngày soạn: 11/12/2012 Tiết : 36 Ngày dạy: 18/12/2012 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh nắm vững Giúp học sinh hệ thống hóa lại toàn bộ lý thuyết , bài tập Hóa 10 đã học ở học kì I, nắm vững kiến thức trọng tâm phần hóa đại cương về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học , sự biến thiên tính chất của các đơn chất và hợp chất dẫn đến định luật tuần hoàn Menđeleep và đặc biệt là nắm vững phản ứng oxihóa-khử. 2. Kỹ năng: Viết cấu hình e, xác định vị trí của nguyên tố trong HTTH, viết được CTCT hợp chất , đơn chất , sơ đồ liên kết ion, và cân bằng phản ứng oxihóa-khử 3. Thái độ: Vận dụng linh hoạt nhanh, tính chính xác cao. 4. Phương pháp: Thuyết trình, đặt vấn đề, vấn đáp. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số câu hỏi và bài tập ôn tập, lí thuyết tổng quan và bài tập sách giáo khoa Hóa 10. 2. Chuẩn bị của học sinh: Làm bài tập ôn tập theo đề cương hướng dẫn ôn tập, ôn lại toàn bộ lí thuyết đã học . III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2.Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn. GV: Đặt câu hỏi về cấu tạo nguyên tử và học sinh trả lời: Nguyên lý vững bền: Trong nguyên tử, các e lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao 1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s4f5d ns(n-2)f(n-1)dnp. Số thứ tự chu kì = Số lớp e Số hiệu Z= số p =số e= Số đvđthn . Số thứ tự nhóm = Số e hóa trị Nguyên tố nhóm A có e kết thúc ở phân lớp s hoặc p khi sắp xếp các phân mức năng lượng từ thấp đến cao I-LÍ THUYẾT 1/ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Kích thứơc, khối lượng P,n Nguyên tử Hạt nhân nguyên tử Điện tích hạt nhân Số khối hạt nhân Nguyên tố hóa học, đồng vị, Lớp vỏ nguyên tử (Lớp, phân lớp e, cấu hình e) Bảng tuần hoàn Nguyên tắc sắp xếp Số thứ tự, chu kì, nhóm Giới thiệu nhóm IA,VIIA,VIIIA Sự biến đổi tuần hòan số e ngoài cùng Hoạt động 2: Liên kết hóa học - GV: Trong chương trình đã nghiên cứu những loại liên kết hóa học nào? Nêu khái niệm và so sánh? GV: Hóa trị nguyên tố trong hợp chất có liên kết cộng hóa trị khác như thế nào với hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion? GV: cách phân biệt hợp chất có liên kết cộng hóa trị và liên kết cộng hóa trị có cực và không có cực là gì? - HS trả lời. 2/ LIÊN KẾT HÓA HỌC Liên kết hóa học Liên kết ion Liên kết cộng hóa trị Hóa trị Hoạt động 3: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - GV: Trình bày sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A(tính kim loại, phi kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử, hóa trị trong hợp chất cao nhất với Oxi, với Hiđro) - GV: Sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit, hiđroxit các nguyên tố trong một chu kì và trong một phân nhóm. - GV: Phát biểu định luật tuần hoàn Menđeleep. - HS trả lời. 3/ SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HÒAN TÍNH CHẤT Sự biến thiên Tính chất của oxit, hiđroxit -Tính bazơ -Tính axit Độ âm điện Hóa trị Tính chất -Kim loại -Phi kim Vị trí của nguyên tố trong HTTH Tính chất hóa học của chúng Định luật tuần hoàn Menđeleep Hoạt động 4: Phản ứng oxi hóa khử. -GV: Yêu cầu học sinh ôn tập lí thuyết phản ứng oxihóa-khử. Phản ứng oxihóa-khử thường xảy ra trong phản ứng hóa học nào? -GV: Các bước cân bằng phản ứng oxihóa-khử là gì ? -GV: Trong phản ứng oxihóa-khử luôn luôn số e cho và nhận có quan hệ như thế nào? - HS trả lời. 4/ PHẢN ỨNG OXIHÓA-KHỬ Phản ứng oxihóa-khử Các định nghĩa: -Chất khử, -Chất oxihóa, sự khử, Phản ứng hóa học -Sự oxihóa, -Phản ứng oxihóa-khử Cân bằng phản ứng oxihóa-khử Phản ứng hoá học khác IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Bài 1: Cho phản ứng oxi hóa khử sau: aNH3 + bO2 " cNO + dH2O. a, b, c, d là những số nguyên đơn giản nhất sau khi cân bằng. Tổng a+c là A. 4 B.6 C.8 D.10. Bài 2: Nhận định nào sai? A. Liên kết ion hình thành từ những cặp electron chung. B. Chất khử là chất có số oxi hóa tăng. C. Trong nguyên tử số proton bằng số electron. D. Nguyên tử có 2 electron s thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIA. - Về nhà học bài và làm các bài tập trong đề cương ôn tập. * RÚT KINH NGHIỆM Tuần : 18 Ngày soạn: 14/12/2012 Tiết : 18 (TC) Ngày dạy: 20/12/2012 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học và phản ứng oxi hóa khử. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, kĩ năng tóm tắt, 3. Thái độ: Xác định đúng tầm quan trọng của kiến thức, nhớ và ôn lại kiến thức cũ. 4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, , II. CHUẨN BỊ - GV: Các bài tập liên quan. - HS: Học bài cũ, giải bài tập sgk, bài tập ôn tập. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Bài tập 1 - GV: Chia lớp thành 5 nhóm và giải các bài tập theo nhóm. - GV: Yêu cầu hs giải, giáo viên nhận xét và bổ sung. Hoạt động 2: Bài tập 2 - GV: Yêu cầu hs giải, giáo viên nhận xét và bổ sung. - HS: Giải bài tập theo nhóm, trình bày và ghi chép. - HS: Giải bài tập theo nhóm, trình bày và ghi chép. BÀI TẬP Baøi 1: Nguyên tử của nguyên tố M có 19 (e) và 20 n .Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố M. Giải: p = e = z = 19 n=20 =>A=39 (M laø nguyeân töû K) Kí hieäu nguyeân töû: Bài 2: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 28. Biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. a. Hãy tìm số khối A=? b. Viết kí hiệu hoá học của nguyên tố X c. Viết cấu hình (e) của nguyên tố X, xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Giải: a.Ta có: p+e+n = 28 mà (p = e = z) =>2p +n = 28 (1) (p+e) –n = 8 =>2p – n = 8 (2) Giải hệ (1) và (2), ta được: z = 9, n = 10 A= 9+10 = 19 b. X có Z = 9 nên X là F: c.F(Z= 9):1s22s22p5 X ở ô thứ 9, chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Hoạt động 3: Bài tập 3 - GV: Yêu cầu hs giải, giáo viên nhận xét và bổ sung. Hoạt động 4: Bài tập 4 - GV: Yêu cầu hs giải, giáo viên nhận xét và bổ sung. Hoạt động 5: Bài tập 5 - GV: Yêu cầu hs giải, giáo viên nhận xét và bổ sung. - HS: Giải bài tập theo nhóm, trình bày và ghi chép. - HS: Giải bài tập theo nhóm, trình bày và ghi chép. - HS: Giải bài tập theo nhóm, trình bày và ghi chép. Bài 3: Bạc có nguyên tử khối trung bình là 108, bạc có hai đồng vị, 107Ag, 109Ag. Tính % mỗi đồng vị của bạc trong tự nhiên. Giải: Gọi x là % của đồng vị thứ nhất 107Ag. 100 - x là % của đồng vị thứ hai 109Ag. Theo giả thiết ta có: => x = 50% Vậy % của hai đồng vị là 50%. Bài 4: Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng HTTH có tổng số điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí của A, B trong bảng HTTH? Giải: Gọi ZA, ZB là điện tích hạt nhân của hai nguyên tử nguyên tố A, B. Theo giả thiết ta có: ZA + ZB = 25 (1) Mặt khác ta có: ZA = ZB – 1 => ZA - ZB = -1 (2) Từ (1),(2) ta có: ZA = 12, ZB = 13. + ZA = 12: 1s22s22p63s2:A là nguyên tố Mg, ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA. + ZB = 13: 1s22s22p63s23p1:A là nguyên tố Al, ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA. Bài 5: Viết cấu hình electron, xác định vị trí, tên nguyên tố và xác định tính chất của các nguyên tử nguyên tố có Z lần lượt là: 14,15,16,17,18,19,20. Giải: + z = 14: 1s22s22p63s23p2 . Là Si, ô thứ 14, chu kì 3, nhóm IVA. Là nguyên tố phi kim. + z = 15: 1s22s22p63s23p3 . Là P, ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA. Là nguyên tố phi kim. + z = 16: 1s22s22p63s23p4. Là S, ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. Là nguyên tố phi kim. + z = 17: 1s22s22p63s23p5 . Là Cl, ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Là nguyên tố phi kim. + z = 18: 1s22s22p63s23p6 . Là Ar, ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. Là nguyên tố khí hiếm. + z = 19: 1s22s22p63s23p64s1 . Là K, ô thứ 19, chu kì 4, nhóm IA. Là nguyên tố kim loại. + z = 20: 1s22s22p63s23p64s2 . Là Ca, ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA. Là nguyên tố kim loại. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Nhắc lại các khái niệm đã học. - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK, bài tập trong phiếu ôn tập, chuẩn bị cho thi học kì I. * RÚT KINH NGHIỆM .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_18_le_hong_phuoc.doc
Giáo án liên quan