Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 8 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

* HS biết:

- Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tốtrong chu kì trong một nhóm A.

- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit.

* HS hiểu :

- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong cùng chuc kì, trong một nhóm A.

- Hiểu được sự biến đổi hóa trị cao nhất đối với oxi và với hiđro của các nguyên tố trong cùng một chu kì.

- Hiểu được nội dung của định luật tuần hoàn.

* HS vận dụng:

Dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố khi biết cấu hình electron.

2. Kĩ năng:

Dựa vào quy luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong một chu kì, một nhóm A cụ thể, chẳng hạn:

 - Độ âm điện, bán kính nguyên tử.

 - Hóa trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi và hiđro.

 - Tính chất kim loại, tính phi kim.

 - Công thức hóa học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng.

3. Thái độ:

- Chuyên cần, chăm chỉ, chịu khó học hỏi để tiến bộ.

- Có ý thức chung trong vấn đề của tập thể.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 8 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2012 Ngày dạy: 9/10/2012 Tuần : 8 Tiết : 16 BÀI 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CÁC NTHH. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: - Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tốtrong chu kì trong một nhóm A. - Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit. * HS hiểu : - Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong cùng chuc kì, trong một nhóm A. - Hiểu được sự biến đổi hóa trị cao nhất đối với oxi và với hiđro của các nguyên tố trong cùng một chu kì. - Hiểu được nội dung của định luật tuần hoàn. * HS vận dụng: Dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố khi biết cấu hình electron. Kĩ năng: Dựa vào quy luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong một chu kì, một nhóm A cụ thể, chẳng hạn: - Độ âm điện, bán kính nguyên tử. - Hóa trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi và hiđro. - Tính chất kim loại, tính phi kim. - Công thức hóa học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng. 3. Thái độ: - Chuyên cần, chăm chỉ, chịu khó học hỏi để tiến bộ. - Có ý thức chung trong vấn đề của tập thể. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, hoạt động nhóm theo bàn, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình 2.1 , bảng 6, bảng 7, bảng 8 trong sách giáo khoa. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ, làm bài tập. - Tìm hiểu trước bài sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cho biết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhóm A. Tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm IA, viết phương trình phản ứng minh họa? 3. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tính kim loại, tính phi kim: - GV: yêu cầu HS cho biết một vài kim loại và cho biết tính kim loại là tính chất như thế nào? - GV: viết quá trình nhường electron để tạo thành ion dương của kim loại tổng quát. - GV: yêu cầu HS cho biết một vài phi kim và cho biết tính phi kim là tính chất như thế nào? - GV: yêu cầu HS viết quá trình nhận e để tạo thành ion âm của phi kim dưới dạng tổng quát. - HS: trả lời tính kim loại theo yêu cầu của gv. - HS: Quan sát, ghi chép. - HS: cho biết tính phi kim và viết quá trình nhận electron hình thành ion âm của phi kim. I. TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ: + Tính kim loại: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương. M g Mn+ + ne (n =1,2,3) +Tính phi kim : là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để trở thành ion âm. X + ne g Xn- ( n =1,2,3) Hoạt động 2: Sự biến đổi tính chất trong một chu kì, nhóm A. - GV: chia mỗi bàn là một nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi của giáo viên. - GV: cho HS quan sát bảng 2.1 sgk và cho biết kết luận về sự biến đổi bán kính nguyên tử và rút ra sự biến đổi tính kim loại trong chu kì từ trái qua phải. - Nhóm HS trả lời: bán kính nguyên tử và tính kim loại theo yêu cầu của giáo viên, nhóm khác nhận xét 1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì : Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần. Vd: Tính kim loại : Na > Mg > Al. Tính phi kim : Si < P < S < Cl - GV: cho HS quan sát bảng 2.1 sgk và cho biết kết luận về sự biến đổi bán kính nguyên tử và rút ra sự biến đổi tính kim loại trong nhóm từ trên xuống. - GV: giải thích cho HS sự tăng bán kính của các nguyên tử trong cùng một nhóm A, chu kì. - HS nhận xét: bán kính nguyên tử và tính kim loại theo yêu cầu của gv. 2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A: Trong một nhóm A :Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần. Vd: Tính kim loại: Cs > Rb > K > Na > Li. Hoạt động 3: Độ âm điện: - GV: cung cấp khái niệm độ âm điện cho HS ghi nhớ. - GV: thuyết trình giới thiệu bảng giá trị độ âm điện và cho HS nhận xét sự biến đổi trong cùng chu kì và trong cùng nhóm. - HS: Quan sát, trả lời và ghi chép. 3. Độ âm điện a. Khái niệm : Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hoá học. b. Bảng độ âm điện : - Trong một chu kì độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần. - Trong nhóm A độ âm điện nói chung giảm dần. óKết luận : Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Hãy sắp xếp các nguyên tố trong nhóm VA theo tính kim loại tăng dần? - Học bài cũ, tìm hiểu phần còn lại của bài. Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/47. * RÚT KINH NGHIỆM .. .. Ngày soạn:8/10/2012 Ngày dạy: 11/10/2012 Tuần: 8 Tiết: 8(TC) Luyện tập: BẢNG TUẦN HOÀN VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BTH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng có lại kiến thức đã học về bảng tuần hoàn và sự biến đổi tính chất của các nguyên tố hóa học. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, so sánh tính kim loại tính phi kim, 3. Thái độ: Làm việc theo nhóm nghiêm túc, khoa học. 4. Phương pháp: Vấn đáp, xen lẫn với giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ - GV: Phiếu bài tập. - HS: Học bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Tính kim loại, tính phi kim là gì? - Sự biến đổi tính chất trong một chu kì và nhóm A như thế nào? - Độ âm điện là gì? - Hãy sắp xếp tính kim loại tăng dần của các kim loại sau : Mg, K, Ca, Rb. 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: - GV: Hướng dẫn sơ lược và cho học sinh hoạt động giải theo nhóm nhỏ. Hoạt động 2: - GV: Hướng dẫn cho HS yêu cầu hs giải. Hoạt động 3: - GV: Hoc sinh tự giải và các hs khác nhận xét. - GV: Nhận xét và kết luận. - HS: Lắng nghe và giải theo nhóm, sau đó trình bày. - HS: Lắng nghe và giải bài tập. - HS: Tự giải và các hs khác nhận xét. - HS: Lắng nghe và ghi chép. Câu1: Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ thuộc bảng tuần hoàn, tổng điện tích hạt nhân là 25. Hãy xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn. Giải Theo giả thiết ta có : ZX + ZY = 25 (1) ZY – ZX = 1 (2) Từ (1) và (2) ta được: ZX = 12, ZY= 13. => X,Y là Mg, Al. Câu 2 : Hai nguyên tố A, B thuộc cùng phân nhóm chính và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp có tổng số điện tích hạt nhân là 16. Xác định vị trí của 2 nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn. So sánh tính chất hoá học của chúng. Vì sao? Đáp án: Theo giả thiết ta có : ZX + ZY = 16 (1) ZY – ZX = 8 (2) a. Từ (1) và (2) ta được: ZX = 4, ZY= 12. => X,Y là Be, Mg. b. Tính kim loại của Mg > Be. Vì trong phân nhóm khi đi từ trên xuống tính kim loại tăng dần. Câu 3: a. Hãy sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần: Al, Na, Mg, K, Rb. Vì sao? b. Hãy sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần: F, Cl, S, P, Si. Vì sao? Giải a. Các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần là: Al< Mg< Na < K < Rb Vì: Tính kim loại tăng dần trong một phân nhóm chính nhóa A và giảm dần trong một chu kì theo chiều tăng dần của Z. b. Các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là: F< Cl< S < P < Si Vì: Tính phi kim giảm dần trong một phân nhóm chính nhóa A và tăng dần trong một chu kì theo chiều tăng dần của Z. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Trong chu kì và nhó A độ âm điện thay đổi như thế nào? - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK. * RÚT KINH NGHIỆM .. .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_8_le_hong_phuoc.doc
Giáo án liên quan