A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS biết: - Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp & CTPT của ankin.
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của axetilen.
HS hiểu: - Sự giống và khác về tính chất hoá học giữa ankin và anken.
2. Kĩ năng:
- Viết PTHH minh hoạ tính chất của ankin.
- Giải bài tập
- Giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
B. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen.
- Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
- Hoá chất: CaC2, dd KMnO4, dd Br2.
C. Phương pháp chủ yếu:
- Đàm thoại, hỏi đáp.
- Trực quan.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 32: Ankin - Nguyễn Thị Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Yến
Lớp: Hóa B_ K59
Bài 32: ANKIN
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
HS biết: - Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp & CTPT của ankin.
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của axetilen.
HS hiểu: - Sự giống và khác về tính chất hoá học giữa ankin và anken.
Kĩ năng:
Viết PTHH minh hoạ tính chất của ankin.
Giải bài tập
Giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
B. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen.
- Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
- Hoá chất: CaC2, dd KMnO4, dd Br2.
C. Phương pháp chủ yếu:
- Đàm thoại, hỏi đáp.
- Trực quan.
D. Tổ chức hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: cho biết CTCT 1 số ankin tiêu biểu. Yêu cầu HS rút ra nhận xét về CTPT và đặc điểm cấu tạo, Thiết lập dãy đồng đẳng của ankin.
HS: trả lời.
GV: Các em hãy viết CTCT của các đồng phân ankin có CTPT C4H6; C5H8
HS: Viết CT.
GV: Từ các CT trên, các em hãy nhận xét ankin có mấy loại đồng phân?
HS trả lời.
GV: Chúng ta có 2 cách gọi tên ankin: tên thay thế và tên thông thường. Vậy bây giờ chúng ta đi nghiên cứu từng cách gọi của ankin.
* Các em đã học bài anken rồi, với ankin thì tên thay thế của nó tương tự anken, chỉ khác là chúng ta thay đuôi en của anken thành đuôi in của ankin. Các em hãy đọc tên các đồng phân ankin có CTPT C4H6, C5H8 mà chúng ta vừa viết.
* Với tên thường: Chúng ta coi các ankin là axetilen được thay thế 1 hoặc 2 H bằng gốc HĐC. Tương tự các em gọi tên thông thường của các đồng phân đã viết.
HS tự đọc tên theo 2 cách.
GV: Các em nghiên cứu SGK để biết đượic một vài thông số vật lí của anken của một số ankin.
GV yêu cầu HS quan sát mô hình phân tử axetilen và giới thiệu cấu trúc phân tử.
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc.
1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
- Ankin: là những H-C mạch hở có 1 liên kết 3 (C≡C) trong phân tử.
- Dãy đồng đẳng của ankin: C2H2, C3H4, CnH2n-2 (n ≥2)
+) C4H6:
CH≡C−CH2−CH3: but-1-in
Etyl axetilen
CH3−C≡C−CH3: but-2-in
Đimetyl axetilen
+) C5H8:
CH≡C−CH2−CH2−CH3: pent-1-in
Propyl axetilen
CH≡C−CH−CH3: 3-metyl but-1-in
CH3 isopropyl axetilen
CH3−C≡C−CH2−CH3: pent-2-in
Etyl metyl axetilen
Ankin từ C4 trở đi có đồng phân vị trí nhóm chức, từ C5 trở đi có thêm đồng phân mạch cacbon.
- Danh pháp
+ Tên thay thế:
Số chỉ vị trí-tên nhánh|tên mạch chính|-số chỉ vị trí-in
+ Tên thường:
Tên gốc ankyl + axetilen
2. Tính chất vật lí
SGK
3. Cấu trúc phân tử
- Nguyên tử C của liên kết 3 ở trạng thái lai hoá sp (lai hoá phẳng) → (HCC) = 1800.
- Liên kết 3 C≡C gồm 1 liên kết б và 2 liên kết п
GV: Các em hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của anken và ankin xem có điểm gì giống và khác nhau? Từ đó dự đoán tính chất hoá học của ankin.
HS trả lời.
GV bổ sung: Đi vào từng tính chất.
Lưu ý: Phản ứng cộng khác ở chỗ anken có 1п; ankin có 2п => ankin cộng 2 nấc.
Ankin ngoài tính chất cộng tương tự anken ra thì nó còn tham gia phản ứng thế bằng ion KL.
II. Tính chất hoá học
1. Phản ứng cộng
a. Cộng H2:
CH≡CH + H2 Pd/PdCO3 CH2 ═ CH2
CH≡CH + 2H2 Ni , t CH3 ─ CH3
b. Cộng Br2:
CH≡CH + Br2 CHBr ═CHBr + Br2 CHBr2─CHBr2
c. Cộng HCl
CH≡CH + HCl HgCl2 CHCl═CH2
CHCl═CH2 +HCl 150 – 200C CHCl2─CH3
d. Cộng nước (hiđrat hoá):
CH≡CH + H2O HgSO4, H2SO4, 80C [CH2═CH─OH] CH3CHO
Lưu ý: Phản ứng cộng HX, H2O vào các ankin trong dãy đồng đẳng của axetilen cũng tuân theo quy tắc Maccopnhicop như anken.
e. Phản ứng đimehoá, trimehoá.
2 CH≡CH t, xt CH2 ═ CH─C≡CH
3 CH≡CH t, xt C6H6
2. Phản ứng thế bằng ion kim loại:
CH≡CH + 2AgNO3 + 2 NH3 → AgC≡CAg ↓vàng + 2 NH4NO3
- Nguyên tử H đính với C mang liên kết 3 linh động hơn rất nhiều so với C liên kết đôi, đơn => nó có thế bởi ion KL.
- Phản ứng này dùng để nhận biết các ankin 1 ( có liên kết 3 ở đầu mạch)
RC≡CH + 2 AgNO3 + 2 NH3→ RC≡CAg + 2 NH4NO3 .
3. Phản ứng oxi hoá
a. Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:
CnH2n-2 + (3n -1)/2 O2 → n CO2 + (n-1) H2O
b. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:
- Mất màu KMnO4
GV: kết hợp SGK, các em hãy kết luận cách điều chế axetilen trong PTN và trong CN. Viết PTPƯ.
HS: phất biểu và viết PT.
GV: Nghiên cứu SGK để biết được ứng dụng của axetilen và các ankin khác.
III. Điều chế- Ứng dụng:
1. Điều chế:
a. PTN:
CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2 ↑
b. CN:
+) Đi từ dầu mỏ:
2 CH4 1500C C2H2 + 3 H2
+) Đi từ đá vôi:
CaCO3 → CaO → CaC2 → C2H2
3. Ứng dụng:
- Dùng trong CN hàn cắt KL
- Nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ cơ bản.
Củng cố: Học kỹ lý thuyết và làm bài tập trong SGK và SBT.
Chuẩn bị trước bài luyện tập H- C không no.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_32_ankin_nguyen_thi_yen.doc