Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 33: Luyện tập Ankin - Trần Thị Phước

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin.

- Phân biệt ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng viết đồng phân, gọi tên và viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của ankin.

- Kỹ năng giải các bài tập về hỗn hợp hiđrocacbon.

II. Trọng tâm: tính chất hóa học của ankin.

III. Chuẩn bị

• GV: Bảng kiến thức cần nhớ theo mẫu; hệ thống câu hỏi và ô chữ; hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập (phiếu học tập).

• HS: Chuẩn bị bài mới: đọc phần lý thuyết và giải các bài tập trong sgk, trả lời các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập.

IV. Phương pháp:

- Đàm thoại nêu vấn đề.

- Sử dụng đồ dùng dạy học: bảng biểu, sgk.

- Thảo luận nhóm.

V. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp.

2. Bài cũ: trong quá trình luyện tập.

3. Tiến trình dạy học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 33: Luyện tập Ankin - Trần Thị Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33 LUYỆN TẬP ANKIN (Tiết 46 theo phân phối chương trình) Mục tiêu bài học Về kiến thức Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin. Phân biệt ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học. Về kỹ năng Rèn luyện kỹ năng viết đồng phân, gọi tên và viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của ankin. Kỹ năng giải các bài tập về hỗn hợp hiđrocacbon. Trọng tâm: tính chất hóa học của ankin. Chuẩn bị GV: Bảng kiến thức cần nhớ theo mẫu; hệ thống câu hỏi và ô chữ; hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập (phiếu học tập). HS: Chuẩn bị bài mới: đọc phần lý thuyết và giải các bài tập trong sgk, trả lời các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập. Phương pháp: Đàm thoại nêu vấn đề. Sử dụng đồ dùng dạy học: bảng biểu, sgk. Thảo luận nhóm. Tổ chức hoạt động dạy học Ổn định lớp. Bài cũ: trong quá trình luyện tập. Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động 1: Cho HS chơi ô chữ và điền dần thông tin vào bảng củng cố lý thuyết. Hoạt động 2: Hỏi đáp cho HS hoàn tất những thông tin còn lại vào bảng. Hoạt động 3: Cho HS trả lời những câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 4: Gọi HS lên bảng giải một số bài tập trong sgk hoặc phiếu học tập. Hoạt động 5: Sữa các bài tập kết hợp củng cố và khắc sâu những tính chất hóa học của ankin. Hoạt động 6: Dặn dò HS làm những bài tập còn lại và chuẩn bị bài thực hành. Hoạt động của HS Hoạt động 1: giải ô chữ và điền bảng lý thuyết. Câu hỏi ô chữ: (Phiếu học tập số 1) Câu 1: CnH2n (n ≥ 2) là công thức chung của? Câu 2: Anken có loại đồng phân nào mà ankin không có? Câu 3: Anken và ankin đều có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ? Câu 4: Anken và ankin có tính chất hóa học giống nhau là đều tham gia phản ứng ? Câu 5: Anken và ankin đều không màu và tan trong nước. Câu 6: Ankin được ứng dụng để sản xuất cao su ? Câu 7: Ankin tham gia phản ứng thế ion còn anken thì không. Trả lời: Ankin 5. Không hình học 6. Buna Bội 7. Kim loại Cộng Anken Ankin Công thức chung CnH2n (n ≥ 2) CnH2n-2 (n ≥ 2) Đặc điểm cấu tạo Giống nhau Hiđrocacbon không no, mạch hở. Có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết bội. Khác nhau Có một liên kết đôi. Có đồng phân hình học. Có một liên kết ba. Không có đồng phân hình học. Tính chất vật lý Giống nhau Ở điều kiện thường, các hợp chất từ C1 – C4 là chất khí, ≥ C5 là chất lỏng hoặc rắn. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng nói chung là tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. Không màu, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Khác nhau - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng nhỏ hơn ankin tương ứng. - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng lớn hơn anken tương ứng. Tính chất hóa học Giống nhau Cộng hiđro. Cộng dung dịch brom. Cộng HX theo quy tắc Maccopnhicop. - Làm mất màu dung dịch KMnO4. Khác nhau Không có phản ứng thế bằng ion kim loại. Ank-1-in có phản ứng thế bằng ion kim loại. Ứng dụng Giống nhau Nguyên liệu tổng hợp ra các hợp chất hữu cơ khác Khác nhau Điều chế PE, PP, Điều chế PVC, sản xuất caosubuna, axetilen còn dùng làm nhiên liệu. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken và ankin Anken +H2, Pd/PbCO3, t0 Ankin +2H2dư, Ni, t0 Ankan +H2, Ni, t0 -H2, t0, xt -2H2, t0, xt -H2, t0, xt Hoạt động 2: Bài tập trắc nghiệm (Phiếu học tập số 2) Câu 1: Ứng với CTPT C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2: Cho hiđrocacbon A thuộc dãy đồng đẳng của ankin. Khi đốt cháy A ta thu được số mol CO2 và H2O với mối tương quan là: A. CO2 ≥ H2O B. CO2 ≤ H2O C. CO2 = H2O D. Tất cả đều sai Câu 3: Trong dãy đồng đẳng của ankin, axetilen phản ứng thế ion kim loại hóa trị 1theo tỉ lệ mol C2H2 : Ag+ là: A. 1:1 B. 1:2 C. 1:3 D. 1:4 Câu 4: Có ba bình mất nhãn đựng các dung dịch hexan, hex-1-en, hex-1-in. Cách nào sau đây dùng để nhận biết các dung dịch đó. Dùng dung dịch AgNO3/NH3 rồi dung dịch brom. Dùng dung dịch KMnO4 rồi dùng dung dịch brom. Dùng dung dịch brom rồi dung dịch AgNO3/NH3. A và C đúng. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,24l hiđrocacbon X thu được 6,72l CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 sinh ra kết tủa màu vàng nhạt. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3 – CH = CH2 B. CH ≡ CH C. CH3 – C ≡ CH D. CH2 = CH – C ≡ CH Đáp án: 1. B 2. A 3. B 4. D 5.C Hoạt động 3: Bài tập tự luận (Các bài tập trong sgk) (Chữa bài 2 và 3) Câu 1: Dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Do tác dụng với axetilen. CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 à AgC ≡ CAg↓(vàng nhạt) + 2NH4NO3 Dung dịch brom nhạt màu do phản ứng với etilen. CH2 = CH2 + Br2 à CH2Br – CH2Br 15000C, làm lạnh nhanh Pd/PbCO3,t0 t0, xt, p CuCl, NH4Cl,1000C Câu 2: (1) 2CH4 CH ≡ CH + 3H2 (2) 2CH ≡ CH CH2 = CH – C ≡ CH (3) CH2 = CH – C ≡ CH + H2 CH2 = CH – CH = CH2 (4) nCH2 = CH – CH = CH2 ( CH2 – CH = CH – CH2 )n Pd/PbCO3,t0 askt 1:1 Pd/PbCO3,t0 Câu 3: a) CH ≡ CH + H2 CH2 = CH2 CH2 = CH2 + Cl2 à CH2Cl – CH2Cl (1,2-đicloetan) b) CH ≡ CH + 2HCl CH3– CHCl2 (1,1-đicloetan) c) CH ≡ CH + Br2 CHBr = CHBr (1,2 – đibrometen) CuCl, NH4Cl,1000C d) 2CH ≡ CH CH2 = CH – C ≡ CH CH2 = CH – C ≡ CH + H2 CH2 = CH – CH = CH2(buta-1,3-đien) 15000C, làm lạnh nhanh 1:1 e) CH ≡ CH + Br2 CHBr = CHBr CHBr = CHBr + HBr à CH2Br – CHBr2 Câu 4: 2CH4 CH ≡ CH + 3H2 n0 (mol) 1 0 0 nphản ứng (mol) 2a a 3a nsau phản ứng (mol) (1-2a) a 3a Tổng số mol khí sau phản ứng: 1 - 2a + a + 3a = (1+2a) mol MX = dX/H2 x MH2 = 4,44 x 2 = 8,88. Ta có: MX = ((1 – 2a)16 + 26a + 2x3a)/(1 + 2a) = 16/(1 + 2a) = 8,88 à a = 0,4 Hiệu suất phản ứng: H = (2a x 100)/1 = (2 x 0,4 x 100)/1 = 80% Câu 5: Các phương trình phản ứng hóa học: CH2 = CH2 + Br2 à CH2Br – CH2Br (1) CH ≡ CH + 2Br2 à CHBr2 – CHBr2 (2) CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 à AgC ≡ CAg↓(vàng nhạt) + 2NH4NO3 (3) Theo phương trình (3), số mol C2H2 bằng số mol kết tủa tạo thành: n1 = 24,24 / 240 = 0,101mol. à Khối lượng C2H2: m1 = 0,101 x 26 = 2,626g Khí không bị hấp thụ khi cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom là propan. n2 = 1,68 / 22,4 = 0,075mol. à Khối lượng propan là: m2 = 0,075 x 44 = 3,3g Số mol hỗn hợp ba khí là: n = 6,72 / 22,4 = 0,3mol. Số mol etilen là: n3 = 0,3 – 0,075 – 0,101 = 0,124mol. à Khối lượng etilen là: m3 = 0,124 x 28 = 3,472g. Khối lượng cả ba khí trong hỗn hợp là: m = 2,626 + 3,3 + 3,472 = 9,398g. Vậy, phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là: %V(C2H2) = 0,101 x 100 / 0,3 = 33,67% %V(C3H8) = 0,075 x 100 / 0,3 = 25% %V(C2H4) = 0,124 x 100 / 0,3 = 41,33% Phần trăm theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp là: %m(C2H2) = 2,626 x 100 / 9,398 = 27,94% %m(C3H8) = 3,3 x 100 / 9,398 = 35,11% %m(C2H4) = 3,472 x 100 / 9,398 = 36,94% Câu 6: Chọn C Câu 7: Chọn A Dặn dò: - Về nhà làm tất cả các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài thực hành 4: “Điều chế và tính chất của etilen, axetilen”. Duyệt của GVHD Đồng Hới, 25/02/08 SV: Trần Thị Phước Thầy Phạm Xuân Lệ

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_33_luyen_tap_ankin_tran_thi_phuoc.doc