I- Mục Tiêu
HS biết: Hệ thống hoá các loại hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankađien, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng.
HS hiểu: Thông qua hệ thống hoá các loại hiđrôcacbon. Học sinh nắm được mối quan hệ giữa các hiđrôcacbon với nhau.
HS vận dụng: Viết được các phương trình minh hoạ cho tính chất của hiđrocacbon; chuyển hoá giữa các hiđrôcacbon, nhận biết và điều chế các hiđrocacbon.
Làm một số bài tập về hiđrôcacbon.
II- Chuẩn Bị
Bảng phụ: Tóm tắt về một số loại hiđrocacbon quan trọng (Bảng 7.2 SGK)
HS: Ôn tập chương hiđrocacbon no, không no, thơm.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 38: Hệ thống hóa về Hiđrocacbon (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 38 HỆ THỐNG HOÁ VỀ HIĐROCACBON
Mục Tiêu
HS biết: Hệ thống hoá các loại hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankađien, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng.
HS hiểu: Thông qua hệ thống hoá các loại hiđrôcacbon. Học sinh nắm được mối quan hệ giữa các hiđrôcacbon với nhau.
HS vận dụng: Viết được các phương trình minh hoạ cho tính chất của hiđrocacbon; chuyển hoá giữa các hiđrôcacbon, nhận biết và điều chế các hiđrocacbon.
Làm một số bài tập về hiđrôcacbon.
Chuẩn Bị
Bảng phụ: Tóm tắt về một số loại hiđrocacbon quan trọng (Bảng 7.2 SGK)
HS: Ôn tập chương hiđrocacbon no, không no, thơm.
Tổ chức hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu viết công thức chung của ankan, anken, ankin, ankylbenzen (chú ý điều kiện của chỉ số n trong công thức).
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh trình đặc điểm bày cấu tạo của các loại hiđrocacbon trên.
GV: Cho một học sinh khác nhận xét.
GV: Kết luận vấn đề nêu trên.
GV: Cho học sinh so sánh điểm giống và khác nhau loại mạch cacbon của các hiđrocacbon trên.
Hoạt động 3
GV: Cho học sinh trình bày một số tính chất vật lý quan trọng của ankan, anken, ankin, ankylbenzen?
Hoạt động 4
GV: Cho hs trình bày một số tính chất hoá học của ankan, anken và ankyl và ankylbenzen.
GV: So sánh một số tính chất hóa học của hidrôcacbon no và không no
GV: Cho biết sự giống nhau đặc trưng về tính chất hoá học của hiđrôcacbon thơm so với hiđrôcacbon no và không no.
Hoạt động 5
GV: Cho học sinh trình bày ứng dụng quan trọng
GV: Dùng bảng phụ tóm tắc một số hiđrocacbon quan trọng.(Bảng 7.2 sgk).
II. SỰ CHUYỂN HOÁ GIỮA CÁC LOẠI HIDROCACBON
Hoạt động 6: Cho học sinh tìm hiểu sơ đồ mối quan hệ chuyển hoá.SGK
Hoạt động 7
1) Cho học sinh trình bày hương pháp hoá học phân biệt các khí đựng riêng biệt không dán nhãn: H2, CH4, C2H4, C2H2.
2) Hỗn hợp A gồm hai olefin đồng đẵng kế tiếp nhau. Cho 4,48l (đktc) hỗn hợp A qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 7 g. Xác định công thức phân tử của 2 olefin trong A.
A. C2H4 và C4H8 B.C2H4và C3H6
C. C3H6 và C4H8 D. A, B đúng.
HS: Viết công thức chung và nêu điều kiện
Ankan: CnH2n+2 n ≥1
Anken: CnH2n n ≥2
Ankin: CnH2n-2 n ≥2
Ankylbenzen CnH2n-6 n ≥6
HS: Trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử:
Ankan: Chỉ có liên kết đơn C-C và C-H,mạch hở.
Có đồng phân mạch cacbon..
Anken: Có một liên kết đôi C=C.,mạch hở
Có đồng phân vị trí liên kết đôi.
Có đồng phân mạch cacbon.
Có đồng phân hình học.
Ankin: Có một liên kết ba CC,mạch hở
Có đồng phân mạch cacbon.
Có đồng phân vị trí liên kết ba : Ankylbenzen: Có vòng benzen
Có đồng phân mạch cacbon của nhánh ankyl.
Có đồng phân vị trí tương đói nhóm thế.
HS: Sosánh
-Giống nhau là hidrocacbon mạch hở.
-Khác nhau: Ankan chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
Anken có 1 liên kết đôi C=C.
Ankin có 1 liên kết ba CC
Ankylbenzen có 3 liên kết đơn xen kẽ ba liên kết đôi mạch vòng.
HS: Nêu tính chất vật lý.
Từ C1à C4 là chất khí. C5 trở lên là chất lỏng hoặc rắn.
Không màu,
Không tan trong nước.
HS: Trình bày tính chất hoá học quan trọng:
-Ankan:
+ Phản ứng thế: CH4 + Cl2 asà CH3Cl + HCl
+ Phản ứng tách: CH3- CH3 xt,tà CH2=CH2 + H2
+ Phản ứng oxi hoá: CH4 + 2O2 tà CO2 +2H2O
-Anken:
+Phản ứng cộng: CH2=CH2 +Br2 à CH2Br-CH2Br
Phản ứng nhận biết ankan với anken.
+ Phản ứng trùng hợp:
nCH2=CH2 à −( CH2-CH2 )n
+Phản ứng oxi hoá
C2H4 + 3O2 à2CO2+ 2H2O
-Ankin:
+ Phản ứng cộng:
+Phản ứng thế:
à Nhận biết ank-1-in
+Phản ứng oxi hoá: C2H2 + 3/2O2 à 2CO2 + H2O
-Ankylbenzen
+Phản ứng thế:
+Phản ứng cộng:
+Phản ứng oxi hoá:
HS: So sánh
-Giống nhau: Chúng đều có phản ứng oxi hoá.
-Khác nhau:+ Hiđrocacbon no có phản thế halogen.
+Hiđrôcacbon no không có phản ứng cộng, trùng hợp và không có phản ứng thế ion kim loại
HS: -Giống nhau về tính chất hoá học.
+Hiđrôcacbon thơm, hiđrôcacbon no và không no chúng đều có phản ứng oxy hoá.
+Hiđrôcacbon thơm so với hiđrôcacbon no đều có phản thế
+Hiđrôcacbon thơm so với hiđrôcacbon không no đều có phản ứng cộng
HS: Ứng dụng
-Ankan làm nguyên liệu, nhiên liệu, dung môi.
-Anken làm nhiên liệu.
-Ankin dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu.
-Ankylbenzen làm dung môi, nguyên liệu.
HS: quan sát bảng phụ, so sánh và bổ sung.
1
2
3
4
HS: Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá.
a) C2H2 C2H4 C2H6
to,Pd,PbCO3
Ni, to
Xt, to
Ni, to
Giải:
1) C2H2 + H2 C2H4
2) C2H4 + H2 C2H6
3) C2H6 C2H4 +H2
1
2
3
4) C2H2 +2H2 C2H6
b) Hexan Xiclohexan Benzen
Xt,to
Xt,to
Xt,to
Giải:
1) CH3 -(CH2)4- CH3 +H2
2) +3H2
3) CH3 -(CH2)4- CH3 +4H2
HS: Giải bài tập.
HS: thảo luận nhóm giải bài tập
IV. CỦNG CỐ
1. Đốt cháy hoàn toàn 1 ankan và 1 anken thu được a mol H2O và b mol CO2. Tỉ số T =a/b có giá trị là:
A. T=1 B.T=2 C. T1
2. Hỗn hợp khí X gồm 3 khí C2H4, C2H6, C2H2. Để tinh chế C2H6 người ta cho X lần lượt lội qua dung dịch:
A. KMnO4 B. AgNO3/NH3, Br2. C. Br2 D. Cả A, B,C
3. Giáo dục môi trường
Ni lon và polime là chất khó tự phân hủy nên sử lý rác chúng khoa học
V. KẾT THÚC
-HS làm bài tập 3, 4, 5 trang 172 SGK.
-Xem bài tiếp theo
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_38_he_thong_hoa_ve_hidrocacbon_ba.doc