I. Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
1. Kiến thức
Biết được :
- Khái niệm, phân loại phenol
- Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
- Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hidroxit, nước brom
- Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); ứng dụng của phebol.
- Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng
- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong PƯHH (C6H5OH)
II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại tìm tòi kết hợp sử dụng mô hình, tranh vẽ, thí nghiệm hoá học.
- Tổ chức hoạt động độc lập cho học sinh theo cá nhân và theo nhóm.
2. Phương tiện dạy học
- Mô hình phân tử phenol
- Hoá chất : phenol, dd NaOH, dd Br2, nước cất, dd phenolphtalein, giấy quỳ tím, đá vôi, dd HCl.
- Dụng cụ : Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, cặp gỗ, đũa thuỷ tinh, bình Kip đơn giản.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 41: Phenol (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 26 tháng 3 năm 2012
Tiết 58 Bài 41 PHENOL
I. Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
1. Kiến thức
Biết được :
Khái niệm, phân loại phenol
Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hidroxit, nước brom
Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); ứng dụng của phebol.
Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Kỹ năng
- Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
- Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong PƯHH (C6H5OH)
II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại tìm tòi kết hợp sử dụng mô hình, tranh vẽ, thí nghiệm hoá học.
- Tổ chức hoạt động độc lập cho học sinh theo cá nhân và theo nhóm.
2. Phương tiện dạy học
- Mô hình phân tử phenol
- Hoá chất : phenol, dd NaOH, dd Br2, nước cất, dd phenolphtalein, giấy quỳ tím, đá vôi, dd HCl.
- Dụng cụ : Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, cặp gỗ, đũa thuỷ tinh, bình Kip đơn giản.
III. Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ : (bằng ô chữ hoá học)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1 : Định nghĩa và phân loại phenol
a. Định nghĩa
Đưa ra các VD về phenol đơn chức, đa chức, yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử của phenol.
Nêu định nghĩa về phenol ?
GV giới thiệu nhóm –OH phenol, phenol đơn giản nhất.
So sánh về cấu tạo phân tử của ancol và phenol?
b. Phân loại
GV giới thiệu.
Hoạt động 2 : Cấu tạo và tính chất vật lí của phenol
a. Cấu tạo phân tử
Quan sát mô hình phân tử phenol, nêu đặc điểm cấu tạo phân tử.
GV mô tả sự phân cực của liên kết -O-H và sự di chuyển mật độ electron vào vòng benzen. Yêu cầu HS dự đoán tính chất.
b. Tính chất vật lí.
Cho HS quan sát mẫu phenol.
Tiến hành thí nghiệm hoà tan phenol vào nước lạnh.
GV nhấn mạnh tính độc và gây bỏng da, cách xử lí khi bị bỏng phenol (rửa bằng cồn, sau đó rửa bằng dd Na2CO3 5%)
Hoạt động 3 : Tính chất hoá học của phenol
Nhắc lại dự đoán tính chất hoá học của phenol từ việc phân tích cấu tạo.
a. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH
+ Tác dụng với kim loại kiềm
GV nêu vấn đề : nguyên tử H của nhóm –OH phenol cũng bị thế bởi kim loại tương tự ancol. Hãy xác định chất tạo thành và viết PTHH
+ Tác dụng với dung dịch bazơ
GV làm thí nghiệm : NaOH + C6H5OH
GV nhấn mạnh : vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H của nhóm –OH trong phân tử phenol.
Nguyên tử H này linh động hơn nguyên tử H trong phân tử ancol.
Phản ứng này chứng tỏ phenol có tính axit.
Tuy nhiên tính axit của phenol rất yếu, không làm đỏ quỳ tím, bị axit cacbonic đẩy ra khỏi muối :
C6H5ONa +CO2+H2O C6H5OH + NaHCO3.
b. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen
Yêu cầu nhắc lại phản ứng thế của vòng benzen, điều kiện của các phản ứng thế đó.
GV làm thí nghiệm.
C6H5OH + Br2
Giới thiệu thêm phản ứng của phenol với HNO3, viết PTHH yêu cầu HS so sánh điều kiện xảy ra phản ứng thế brom, axit nitric với benzen và phenol và nhận xét khả năng bị thay thế nguyên tử H trong vòng benzen.
Qua phản ứng của phenol với dung dịch bazơ ta thấy vòng benzen ảnh hưởng như thế nào tới nhóm –OH?
Hoạt động 4 : Điều chế và ứng dụng
Điều chế : SGk
Ứng dụng :
Đọc SGK tóm tắt các ứng dụng chính.
GV giới thiệu một số ứng dụng khác của phenol.
Hoạt động 5 : Củng cố bài học
GV nhắc lại những tính chất quan trọng của phenol và cho HS vận dụng làm BT 1 tr.193
HD HS làm các BT 2, 3, 4, 6 ở nhà và chuẩn bị bài Luyện tập : Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
I. Định nghĩa, phân loại
HS quan sát nhận xét :
Có vòng benzen, có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen
1. Đ/n : Sgk
Phenol : nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen
Ancol : nhóm –OH liên kết với nguyên tử C ngoài vòng benzen
2. Phân loại
HS tự đọc SGK
II. Phenol
1. Cấu tạo
Có 1 nhóm –OH liên kết với gốc phenyl.
Liên kết –O-H phân cưc : có pư thế nguyên tử H của nhóm -OH
Mật độ electron trong vòng benzen tăng cao : phản ứng thế vào vòng benzen dễ dàng hơn.
2. Tính chất vật lí
HS nhận xét về trạng thái, màu sắc
HS quan sát, kết hợp đọc SGK nêu tính chất vật lí.
3. Tính chất hoá học
a. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH
HS viết PTHH :
2Na + 2C6H5OH 2C6H5ONa + H2.
natri phenolat
NaOH + C6H5OH C6H5ONa + H2O
phenol có tính axit, tuy nhiên tính axit rất yếu, không làm đỏ quỳ tím.
C6H5ONa +CO2+ H2OC6H5OH + NaHCO3.
b. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen
- nhắc lại kiến thức
- quan sát, mô tả hiện tượng
- Viết PTHH
- Nguyên tử H trong vòng benzen của phân tử phenol dễ tham gia phản ứng thế hơn benzen.
Nhóm –OH đã ảnh hưởng đến vòng benzen. Ngược lại vòng benzen cũng có ảnh hưởng đến nhóm –OH.
4. Ứng dụng
Sx nhựa phenol-fomandehit, chất kết dính, phẩm nhuộc, thuốc nổ, chất diệt cỏ, diệt nấm mốc ...
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_41_phenol_ban_dep.doc