I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Biết thế nào là axit , bazơ theo thuyết Arêniut và Bronsted .
- Biết viết phương trình điện li của các axit, bazơ và muối trong nước.
- Biết hằng số phân li axít, hằng số phân li bazơ và sử dụng chúng để giải các bài tập đơn giản.
2. Kỹ năng :
- Vân dụng lý thuyết axit , bazơ của Arêniut và Bronsted để phân biệt được axi, bazơ, lưỡng tính và trung tính .
- Biết viết phương trình điện li của các muối .
- Dựa vào hằng số phân li axit , hằng số phân li bazơ để tính nồng độ ion H+ vả ion OH- trong dd .
3. Thái độ :
Có được hiểu biết khoa học đúng về dd axit , bazơ , muối .
4. Trọng tâm :
Phân biệt được axit , bazơ , muối theo quan niệm mới , cũ
Giải được một số bài tập cơ bản dựa vào hằng số phân li .
II. PHƯƠNG PHÁP :
Quy nạp – trực quan – đàm thoại .
III. CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
v Dụng cụ : ống nghiệm , giá đỡ
v Hoá chất : dd NaOH , ZnCl2 , HCl , NH3 , quỳ tím .
Học sinh:
Xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 6: Axit. Bazơ. Muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/11/2007
Ngày dạy :
Tiết :
Bài 6 : AXIT – BAZƠ - MUỐI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
Biết thế nào là axit , bazơ theo thuyết Arêniut và Bronsted .
Biết viết phương trình điện li của các axit, bazơ và muối trong nước.
Biết hằng số phân li axít, hằng số phân li bazơ và sử dụng chúng để giải các bài tập đơn giản.
2. Kỹ năng :
Vân dụng lý thuyết axit , bazơ của Arêniut và Bronsted để phân biệt được axi, bazơ, lưỡng tính và trung tính .
Biết viết phương trình điện li của các muối .
Dựa vào hằng số phân li axit , hằng số phân li bazơ để tính nồng độ ion H+ vả ion OH- trong dd .
3. Thái độ :
Có được hiểu biết khoa học đúng về dd axit , bazơ , muối .
4. Trọng tâm :
Phân biệt được axit , bazơ , muối theo quan niệm mới , cũ
Giải được một số bài tập cơ bản dựa vào hằng số phân li .
II. PHƯƠNG PHÁP :
Quy nạp – trực quan – đàm thoại .
III. CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Dụng cụ : ống nghiệm , giá đỡ
Hoá chất : dd NaOH , ZnCl2 , HCl , NH3 , quỳ tím .
Học sinh:
Xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Oån định lớp : kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là chất điện li mạnh ? Chất địên li yếu ? Cho ví dụ ?
Tính [ion] các ion có trong dd khi hoà tan HA 0,1M vào nước biết a = 1,5% .
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1 : Vào bài
Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm axit ? Bazơ ? Muối ?
Dựa vào kiến thức đã học .
Hoạt động 2 : Thuyết Arêniut
- Axit có phải là chất điện li không ? Cho ví dụ minh hoạ?
- Viết phương trình điện li của các axit sau : HCl , HNO3 , H3PO4 , H2SO4 .
-Viết phương trình điện ly của các bazơ sau: KOH, Ba (OH)2
-Tính chất axít hoặc bazơ do ion nào quyết định
® Từ phương trình điện li Gv hướng dẫn Hs rút ra định nghĩa mới về axit , bazơ .
Hoạt động 3 :
- So sánh phương trình điện li của HCl và H2SO4 ?
® Kết luận về axit một nấc và axit nhiều nấc .
- Chú ý : các axit phân li lần lượt theo từng nấc .
- Gv hướng dẫn :
H2SO4 ® H+ + HSO4-
HSO4- D H+ + SO42-
Lưu ý : Chỉ có nấc thứ nhất là điện li hoàn toàn
- Ca(OH)2 phân li 2 nấc ra ion OH- ® bazơ 2 nấc .
-Từ khái niệm axit 1 nấc và axit nhiều nấc rút ra khái niệm về bazơ 1 nấc và bazơ nhiều nấc.
-Viết phương trình phân ly của Ba(OH)2 và Ca(OH)2?
Hoạt động 4 :
- Gv làm thí nghiệm :
Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd ZnCl2 đến khi kết tủa không xuất hiện thêm nửa .
Chia kết tủa làm 2 phần :
* PI : cho thêm vài giọt axit
* PII : cho thêm kiềm vào .
- Kết luận : Zn(OH)2 vừa tác dụng được với axit , vừa tác dụng được với bazơ ® hiđrôxit lưỡng tính .
-Viết các hiđrôxit dưới dạng công thức axit :
Zn(OH)2 ® H2ZnO2
Pb(OH)2 ® H2PbO2
Al(OH)3 ® HAlO2.H2O
Hoạt động 5 : Vào bài
Theo các em NH3 và CH3COO- có tính axit hay bazơ ? Thuyết Arênit không giải thích được . ® Vậy để biết tính chất của nó các em nghiên cứu thuyết Bronsted .
Hoạt động 6 :
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào ví dụ SGK rút ra nhận xét axit là chất như thế nào?
- Gv làm TN : nhúng một mẫu quỳ tím vào dd NH3 .
- KeÁt luận : NH3 có tính bazơ , điều này được giải thích theo thuyết Bronsted .
- Gv lấy ví dụ với HCO3-
HCO3- + H2O D H3O+ + CO32-
HCO3- + H2O D H2CO3 + OH-
-Kết luận : Vậy HCO3- là chất lưỡng tính .
Hoạt động 7 :
- Gv cho chất : CH3COOH
- Giới thiệu :
Ka : hằng số phân li axit chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ .
Ka càng nhỏ , lực axit càng yếu
- Gv cho ví dụ NH3
- Gv đặt câu hỏi :
Tại sao trong biểu thức tính Kb không có mặt của nước ?
® Kết luận : do H2O không đổi nên Kb = Kc[H2O]
Hoạt động 8 :
- Muối là gì ? Kể tên một số muối thường gặp .
-Nêu tính chất của muối ?
-Thế nào là muối axit ? muối trung hoà ? Cho ví dụ :
- Gv giới thiệu một số muối kép và phức chất .
* Lưu ý : Một số muối được coi là không tan thực tế vẫn tan với một lượng nhỏ . Phần tan rất nhỏ đó điện li .
-Hs nhắc lại các khái niệm về axit , bazơ muối .
- Axit , bazơ là các chất điện li .
- Hs lên bảng viết phương trình điện li của các axit đó ® rút ra nhận xét .
-Do các ion H+ và OH- quyết định
- Hs viết phương trình điện li và nhân xét .
- Lấy thêm một số ví dụ về axit nhiều nấc .
- Hs viết phương trình phân li từng nấc của H2SO4 và H3PO4
-Học sinh viết phượng trình phân li của Ca(OH)2 vaØ Ba(OH)2
-Hs quan sát hiện tượng và giải thích .
Hiện tượng : kết tủa cả 2 ống đều tan ra .
Dựa vào sự hướng dẫn của Gv viết phương trình phân li của Zn(OH)2 và Al(OH)3 theo kiểu axit và bazơ .
- Dựa vào sự thay đổi màu của giấy quỳ (quỳ tím hoá xanh)® kết luận dd NH3 có tính bazơ .
-Hs xác định chất đóng vai trò axit , bazơ trong các quá trình trên .
* NH3 nhận H+ ® Bazơ
* H2O cho H+ ® Axit
NH4+ cho H+ ® axit
OH- nhận H+ ® bazơ
-Hs xác định chất : axit , bazơ
HCO3- , H3O+ : axit
H2O , CO32- : bazơ .
H2O , H2CO3 : axit
HCO3- : OH- : bazơ.
- Hs viết hằng số phân li .
- Hs lên bảng viết phương trình điện li của NH3 trong nước .
-Bằng cách tương tự viết phương trình hằng số phân li của bazơ .
-Vì H2O là dung môi , trong dd loãng [H2O] được coi là hằng số nên không có mặt .
-Hs nghiên cứu để trả lời .
-Muối trung hoà : trong phân tử không còn hđrô
-Muối axit : là trong phân tử còn hiđrô .
- Hs lên bảng viết phương trình điện li của các muối và các phức chất .
I. Axit , bazơ theo thuyết Arêniut :
1. Định nghĩa :
* Axit : Là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
Ví dụ :
HCl ® H+ + Cl-
CH3COOH ® H+ + CH3COO-
H2SO4 ®H+ +SO42-
* Bazơ : Là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH- .
Ví dụ :
KOH ® K+ + OH-
Ba(OH)2 ® Ba2+ + 2OH-
2. Axit nhiều nấc , bazơ nhiều nấc :
a. Axit nhiều nấc :
- Các axit chỉ phân li ra một ion H+ gọi là axit một nấc .
Ví dụ : HCl , HNO3 , CH3COOH
- Các axit mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là axit nhiều nấc.
Ví dụ : H3PO4 , H2CO3
- Các axit nhiều nấc phân li lần lượt theo từng nấc .
b. Bazơ nhiều nấc :
- Các bazơ mà mỗi phân tử chỉ phân li một nấc ra ion OH- gọi là bazơ 1 nấc .Ví dụ : NaOH , KOH
-Các bazơ mà mỗi phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- gộ là bazơ nhiều nấc .
Ví dụ :
Ca(OH)2 ® Ca(OH)+ + OH-
Ca(OH)+ ® Ca2+ + OH-
3. Hiđrôxit lưỡng tính :
- Là chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ .
Ví dụ :
Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 D Zn2- + 2H+
- Một số hiđrôxit lưỡng tính thường gặp :
Al(OH)3 , Zn(OH)2 , Pb(OH)2 , Cr(OH)3 , Sn(OH)2 , Be(OH)2
-Là những chất ít tan trong nước , có tính axit , tính bazơ yếu .
II. Khái niệm về axit và bazơ theo thuyết Bronsted :
1. Định nghĩa :
-Axit là những chất nhường proton H+ .
Ví dụ :
CH3COOH+H2ODH3O++ CH3COO-
- Bazơ là những chất nhận Proton H+
NH3 + H2O D NH4+ + OH-
- Chất lưỡng tính :
Là chất vừa có khả năng cho Proton vừa có khả năng nhận proton H+
- Nước là chất lưỡng tính .
- Axit và bazơ có thể là phân tử hoặc ion .
2. Ưu điểm của thuyết Bronsted :
Thuyết Breonsted tổng quát hơn , nó áp dụng cho bất kỳ dung môi nào kể cả không có dung môi .
III. Hằng số phân li axit và bazơ :
1. Hằng số phân li axit :
Ví dụ :
CH3COOH DH+ + CH3COO-
Ka =
- Ka là hằng số phân li axit , chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ .
- Giá trị Ka càng nhỏ , lực axit của chúng càng yếu.
2. Hằng số phân li bazơ :
NH3 + H2O D NH4+ + OH-
Kb =
- Giá trị Kb càng nhỏ , lực bazơ của nó càng yếu .
- Hoặc :
Kb = Kc[H2O]
II. Muối :
1. Định nghĩa :
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại ( hoặc NH4+) và anion gốc axit .
Ví dụ :
(NH4)2SO4 ® 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 ® Na+ + HCO3-
- Muối trung hoà : NaCl , Na2CO3 , (NH4)2SO4
- Muối axit : NaHCO3, NaH2PO4 , NaHSO4
- Muối kép : NaCl.KCl , KCl.MgCl2.6H2O .
- Phức chất : [Ag(NH3)]Cl , [Cu(NH3)4 ]SO4
2. Sự điện li của muối trong nước :
- Hầu hết các muối phân li hoàn toàn
K2SO4 ® 2K+ + SO42-
NaHSO3 ® Na+ + HSO3-
- Gốc axit còn H+ :
HSO3- D H+ + SO32-
- Với phức chất :
[Ag(NH3)2]Cl ® [Ag(NH3)2]+ + Cl-
[Ag(NH3)2]+ DAg+ + 2NH3
V. CŨNG CỐ VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ
1.Củng cố :
Các ion và phân tử sau là axit , bazơ , trung tính hay lưỡng tính : NH4+ , S2-, HI, H2S , HPO42- , CH3COO- ? Giải thích ?
2. Bài tập về nhà :
Làm bài tập từ bài 6 -> 10 SGK trang 16.
Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_6_axit_bazo_muoi.doc