A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Hiểu được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.
1 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 7: Nitơ (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7. NITƠ
A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Hiểu được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.
B. Trọng tâm:
- Cấu tạo của phân tử nitơ
- Tính oxi hoá và tính khử của nitơ
C. Hướng dẫn thực hiện:
- Từ cấu hình electron nguyên tử và công thức cấu tạo phân tử của nitơ để giải thích được phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba. Nêu được khả năng tạo thành các mức số oxi hoá khác nhau trong các hợp chất cộng hoá trị của nitơ
- Từ đó dự đoán tính chất hoá học của nitơ và đưa ra các phản ứng hoá học để minh hoạ. Dựa vào cấu tạo phân tử giải thích khả năng hoạt động hoá học của đơn chất nitơ, thể hiện tính chất oxi hoá khi tác dụng với kim loại, tác dụng với hiđro ( số oxi hoá giảm từ 0 đến -3), thể hiện tính khử khi tác dụng với oxi (số oxi hoá tăng từ 0 đến + 2).
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_7_nito_ban_dep.docx