I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức về axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính, muối trên cơ sở thuyết A -rê-ni-ut.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dd các chất điện li.
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn.
- Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến pH và môi trường axit, trung tính hay kiềm.
3.Về thái độ: rèn luyện đức tính cần cù chăm chỉ.
II. Chuẩn bị:
1.Chẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
2.Chẩn bị của HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Cho các ion sau: Mg2+, Ba2+, Pb2+, Na+, SO42-, CO32-, Cl-, NO3-Hãy nêu tên 4 dd? biết rằng mỗi dd chỉ chứa một loại cation và một loại anion trên.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 1: Sự điện li - Tiết 8: Luyện tập Axit, Bazơ, muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
8/9/2010
11A
11B
11D
Tiết 8: LUYỆN TẬP
AXIT, BAZƠ, MUỐI. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức về axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính, muối trên cơ sở thuyết A -rê-ni-ut.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dd các chất điện li.
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn.
- Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến pH và môi trường axit, trung tính hay kiềm.
3.Về thái độ: rèn luyện đức tính cần cù chăm chỉ.
II. Chuẩn bị:
1.Chẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
2.Chẩn bị của HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: Cho các ion sau: Mg2+, Ba2+, Pb2+, Na+, SO42-, CO32-, Cl-, NO3-Hãy nêu tên 4 dd? biết rằng mỗi dd chỉ chứa một loại cation và một loại anion trên.
2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: kiến thức cần nắm vững
GV: Em hãy định nghĩa axit bazơ, hiđrôxit lưỡng tính, muối theo thuyết A - rê- ni – ut ? Cho ví dụ minh họa?
HS: nêu lại định nghĩa.
Chữa bài tập số 1: Viết phương trình điện li của các chất:
a) K2S 2K+ + S2-
b) Na2HPO4 2Na+ + HPO42-
HPO42- H+ + PO43-
c) NaH2PO4 Na+ + H2PO4-
H2PO4- H+ + HPO42-
d) Pb(OH)2 Pb2+ + 2OH- Pb(OH)2 2H+ + PO22-
e) HBrO H+ + BrO-
g) HF H+ + F-
h) HClO4 H+ + ClO-4
HS: thảo luận và báo cáo kết quả.
GV: Cho hs dự đoán: khi pha loãng từ từ dd axit sufuric thì độ dẫn điện của dd: A. tăng dần
B. giảm dần
C. tăng dần rồi giảm dần
D. giảm dần rồi tăng dần
HS : làm việc cá nhân suy nghĩ phát biểu.
GV: yêu cầu hs nhắc lại các giá trị pH đặc trưng cho môi trường.Và dựa vào tích số ion của nước, Màu của chất chỉ thị thay đổi trong môi trường có pH khác nhau . Làm bài tập số 2, bài3
GV: yêu cầu hs nhắc lại các điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li? ý nghĩa của phương trình ion rút gọn thảo luận bài tập số 4, bài 5,6,7
I. Kiến thức cần nắm vững:
1. Axit khi tan trong nước phân li ra ion H +.
2. Bazơ khi tan trong nước phân li ra ion OH - .
3. Hiđrôxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
4. Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc ion NHh +) và anion gốc axit.
nếu gốc axit còn chứa hiđrô có tính axit, thì gốc đó tiếp
tục phân li yếu ra cation H + và anion gốc axit .
Đáp án C. tăng dần rồi giảm dần,
Khi pha loãng dd độ điện li tăng làm tăng nồng độ các ion trong dung dịch nhưng sau đó do thể tích dd tăng lên nên nồng độ chất tan giảm nồng độ các ion cũng giảm độ dẫn điện giảm.
5. Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện lị chỉ xảy ra khi có những ion kết hợp với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
- Chất kết tủa.
- Chất điện li yếu .
- Chất khí.
Hoạt động 2: Bài tập
Bài 4 :
Phương trình ion rút gọn:
Ca2+ + CO32- CaCO3
Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2
HCO3- + H+ CO2 + H2O
HCO3- + OH- H2O + CO32-
không có phương trình ion rút gọn
Pb(OH)2 + 2H+ Pb2+ + 2H2O
(r)
H2PbO2 + 2OH-PbO22-+ 2H2O
(r)
h) Cu2+ + S2- CuS
II. Bài tập
Bài 2:
[H+]= 1,0.10-2 M thì pH = 2
và [OH-] = 1,0.10-12 M . Môi trường axit . quỳ có màu đỏ.
Bài 3: pH = 9 Thì [H+] = 1,0.10-9 M
và v [OH-] = 1,0.10-5 M . Môi trường kiềm . Trong môi trường kiềm thì phenolphtalein có màu hồng.
Bài 5: C, Một số ion trong dd kết hợp với nhau làm giảm nồng độ của chúng.
Bài 6: B, Cd(NO3)2 + H2S
Bài 7:
a) Cr(NO3)3 +3NaOH Cr(OH)3 +
(vừa đủ) 3 NaNO3
b) AlCl3 + 3KOH Al(OH)3 + 3KCl
(vừa đủ)
c) Ni(NO3)2 + 2NaOH Ni(OH)2+
2NaNO3
Hoạt động3:
3. Củng cố luyện tập: Hs: Làm bài tập:
1.Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một trong các dd NaOH, FeSO4, BaCl2, HCl .
Những cặp dd nào có thể phản ứng được với nhau? Vì sao? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn?
2. Dung dịch A có PH = 12, dd B có pH = 2 Phát biểu nào sau đây đúng:
A. A có tính axit yếu hơn B. B. A có tính bazơ yếu hơn B
C. A có tính axit mạnh hơn B D. A có tính bazơ mạnh hơn B
3. Dung dịch Ba (OH)2 có [ OH-] = 0, 5M . pH của dd này là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 14
4. Tính pH và nồng độ cân bằng của các ion trong dd CH3COONa 0,01M,
biết Ka = 10-4,76
CH3COONa → Na+ + CH3COO-
0,01 0,01 0,01
CH3COO- + HOH CH3COOH + OH-
Ban đầu(mol) 0,01
Cân bằng (mol) 0,01 – x x x
Kb = = 10-9,24
Giả sử x << 1 → Kb= = 10-9,24 → x = 2,4 . 10-6 ( thỏa mãn)
[OH-] = [CH3COO-] = x = 2,4 . 10-6 M
[H+] = = 4,17 .10-9 (M) → pH = 8,38
[CH3COO-] = 0,01 - 2,4 . 10-6 = 9,8 . 10-3 (M)
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Hướng dẫn bài 4
4. Hỗn hợp A gồm CuSO4 và Fe2(SO4)3 . Hòa tan m gam A trong nước để được 200 ml dd X . Cho NaOH dư vào 200 ml dd X thu được 20, 5 gam kết tủa . Thêm BaCl2dư vào 100 ml dd X thu được 34, 95 gam kết tủa . Tính giá trị của m
đáp số: m= 36,0 gam.
Kiểm tra của tổ CM(BGH)
Tổ trưởng
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_1_su_dien_li_tiet_8_luyen_tap.doc