Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 2: Nitơ. Photpho - Trần Minh Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức

 - Biết được vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron.

 - Hiểu được tính chất vật lí, hoá học của nitơ.

 - Hiểu được ứng dụng của nitơ, phương pháp điều chế trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

 2. Về kĩ năng

 - Vận dụng đặc điểm cấu tạo phân tử nitơ để giải thích tích chất vật lí, hoá học của nitơ.

 - Rèn luyện kĩ năng suy luận logic.

II. CHUẨN BỊ

 GV: Điều chế sắn khí nitơ cho vào các ống nghiệm đậy bằng nút cao su.

 HS: Xem lại cấu tạo phân tử nitơ (phần liên kết hoá học SGK lớp 10).

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 2: Nitơ. Photpho - Trần Minh Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: NITƠ - PHOTPHO BÀI 7: NITƠ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết được vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron. - Hiểu được tính chất vật lí, hoá học của nitơ. - Hiểu được ứng dụng của nitơ, phương pháp điều chế trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. 2. Về kĩ năng - Vận dụng đặc điểm cấu tạo phân tử nitơ để giải thích tích chất vật lí, hoá học của nitơ. - Rèn luyện kĩ năng suy luận logic. II. CHUẨN BỊ GV: Điều chế sắn khí nitơ cho vào các ống nghiệm đậy bằng nút cao su. HS: Xem lại cấu tạo phân tử nitơ (phần liên kết hoá học SGK lớp 10). III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ * GV đặt câu hỏi: - Vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn - Viết cấu hình của nitơ ? CTCT ? nhận xét về đặc điểm cấu tạo ? - Mô tả liên kết trong phân tử N2 ? - Hai nguyên tử nitơ trong phân tử liên kết với nhau như thế nào ? * GV Cho biết trạng thái vật lí của nitơ ? Có duy trì sự cháy sự sống không ? Nặng hơn hay nhẹ hơn không khí ? * GV đặt vấn đề - Nitơ là phi kim khá hoạt động nhưng ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hoá học, hãy giải thích ? - Dựa vào số oxi hoá hãy dự đoán tính chất của nitơ ? - Xác định số oxi hoá của nitơ trong các trường hợp. - GV thông báo chỉ với Li nitơ tác dụng ngay ở nhiệt độ thường. * GV trong tự nhiên nitơ tồn tại ở đâu và tồn tại ở trạng thái nào ? * GV người ta điều chế nitơ bằng cách nào ? * Nitơ có những ứng dụng gì ? - Người ta sử dụng nitơ trong ngành công nghiệp nào ? Cho ví dụ ? I. Vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn - Nằm ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2. - Cấu hình electron 1s22s22p3 - Công thức cấu tạo N≡N - Liên kết giữa 2 nguyên tử là liên kết cộng hoá trị không phân cực. II. Tính chất vật lí - Là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hoá lỏng ở -1960C, hoá rắn ở -2100C. - Tan rất ít trong nước, không duy trì sự cháy và sự sống. III. Tính chất hoá học - Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoá học nhưng ở nhiệt độ cao hoạt động hơn. - Nitơ thể hiện tính oxi hoá và tính khử, nhưng tính oxi hoá đặc trưng hơn. 1. Tính oxi hoá a, Tác dụng với kim loại 6Li + N2 → 2Li3N (Liti nitrua) 3Mg + N2 → Mg3N2 (Magie nitrua) b, Tác dụng với hiđro N2 + 3H2 → 2NH3 (Amoniac) → Nitơ thể hiện tính oxi hoá. 2. Tính khử - Ở nhiệt độ 30000C (hoặc hồ quang điện) N2 + O2 → 2NO (Nitơ mono oxit) → Nitơ thể hiện tính khử - Nitơ mono oxit không bền 2NO + O2 → 2NO2 (Nitơ đi oxit) màu nâu - Các oxit khác của nitơ như N2O, N2O3, N2O5 không thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng giữa nitơ với oxi. Kết luận: Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với các nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, thể hiện tính khử khi tác dụng với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. IV. Trạng thái thiên nhiên và điều chế 1. Trạng thái thiên nhiên - Ở dạng tự do: Chiếm khoảng 80% thể tích không khí. - Ở dạng hợp chất: Nitơ có trong nhiều khoáng vật như NaNO3 (diêm tiêu) .. 2. Điều chế a, Trong công nghiệp Chưng cất phân đoạn không khí lỏng b, Trong phòng thí nghiệm Đun dung dịch bão hoà muối amoni nitrit (hỗn hợp NaNO2 + NH4Cl) NH4NO2 → N2 + 2H2O. V. Ứng dụng - Là một trong những thành phần dinh dưỡng chính của thực vật. - Trong công nghiệp dùng để tổng hợp ra NH3, từ đó sản xuất ra phân đạm, axit nitric ... Trong công nghiệp luyện kim, thực phẩm, điện tử ... IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH Ở NHÀ Hướng dẫn HS làm các bài 1, 2, 3 SGK và giao bài tập 5 SGK về nhà ./. BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1, Về kiến thức * HS hiểu được: - Tính chất hoá học của amoniac và muối amoni. - Vai trò quan trọng của amoniac và muối amoni trong đời sống và trong kĩ thuật. * HS biết: Phương pháp điều chế amoniac trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. 2. Về kĩ năng - Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lí, hoá học của amoniac và muối amoni. - Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện kĩ thuật trong sản xuất amoniac. - Rèn luyện khả năng lập luận logic và khả năng viết các phương trình trao đổi ion. II. CHUẨN BỊ GV: Dụng cụ và hoá chất phát hiện tính tan của NH3; dd NH4Cl, NaOH, AgNO3, CuSO4, ranh hình 2.2 và 2.4. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH Ở NHÀ BÀI 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Hiểu được tính chất vật lí, hoá học của axit nitric và muối nitrat. - Biết phương pháp điều chế điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng oxi hoá khử và phản ứng trao đổi. - Rèn luyện khả năng lập luận logic và quan sát nhận xét. II. CHUẨN BỊ GV: Axit HNO3 đặc và loãng, dd H2SO4 loãng, dd BaCl2, dd NaNO3, NaNO3 tinh thể, CuSO4 tinh thể, Cu(NO3)2 tinh thể, Cu, S, ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm. HS: Ôn lại phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH Ở NHÀ BÀI 10: PHOTPHO I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Biết được cấu tạo phân tử và các dạng thù hình của photpho. - Biết tính chất vật lí và hoá học của photpho. - Biết được phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho. 2. Về kĩ năng HS vận dụng những hiểu biết về tính chất vật lí, hoá học của photpho để giải quyết các bài tập. II. CHUẨN BỊ GV: Dụng cụ gồm ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sách, đèn cồn. Hoá chất gồm photpho đỏ và photpho trắng. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH Ở NHÀ BÀI 11: AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Biết được cấu tạo phân tử của axit photphoric. - Biết được tính chất vật lí, hoá học của axit photphoric. - Biết tính chất và phương pháp nhận biết muối photphat. - Biết ứng dụng và điều chế axit photphoric. 2. Về kĩ năng Vận dụng kiến thức về axit photphoric và muối photphat để làm các bài tập II. CHUẨN BỊ GV Hoá chất gồm axit sunfuric đặc, dd AgNO3, dd Na3PO4, dd HNO3, ống nghiệm. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH Ở NHÀ BÀI 12: PHÂN BÓN HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Biết vai trò của các nguyên tố N, P, K, các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng. - Biết tính chất vật lí, hoá học và cách điều chế chúng trong công nghịêp. 2. Về kĩ năng Vận dụng kiến thức để đánh giá các loại phân bón và làm các bài tập. II. CHUẨN BỊ GV: Hoá chất gồm các loại phân bón, Dụng cụ: Ống nghiệm. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH Ở NHÀ BÀI 13 LUYÊN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Củng cố kiến thức tính chất vật lí, hoá học, điều chế và ứng dụng của nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat, photpho và hợp chất của chúng. 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập. II. CHUẨN BỊ GV: Chuẩn bị bảng tóm tắt nội dụng lí thuyết cần thiết. HS: Ôn tập lí thuyết và làm đầy đủ bài tập ở nhà. III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH Ở NHÀ

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_2_nito_photpho_tran_minh_tuan.doc