Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 9: Anđehit. Xeton. Axitcacboxilic - Tiết 62: Anđehit. Xeton

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: HS biết

 Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit.

 Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit.

 Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.

 Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro).

 Phư¬ơng pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.

2. Kĩ năng

 Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit ,Kiểm tra dự đoán và kết luận.

 Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic

  Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.

 Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.

 3. Tình cảm thái độ:

 - Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

 - Bên cạnh lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng tránh gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ bản thân.

II. Chuẩn bị :

 1 Chuẩn bị của GV: - Hoá chất: dd fomanđehit, dd AgNO3 , xetôn, dd NH3,

 - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt.

 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập kiến thức bài ancol, xem trước bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 9: Anđehit. Xeton. Axitcacboxilic - Tiết 62: Anđehit. Xeton, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /4/2011 11A 3/4/2011 /4/2011 11B /4/2011 11D Chương IX: AN ĐEHIT - XETON- AXITCACBOXILIC Tiết: 62 ANĐÊHIT – XETÔN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS biết - Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit. - Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit. - Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro). - Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit. 2. Kĩ năng - Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit ,Kiểm tra dự đoán và kết luận. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic - Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng. 3. Tình cảm thái độ: - Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống . - Bên cạnh lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng tránh gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ bản thân. II. Chuẩn bị : 1 Chuẩn bị của GV: - Hoá chất: dd fomanđehit, dd AgNO3 , xetôn, dd NH3, - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt. 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập kiến thức bài ancol, xem trước bài học. III. Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu Định nghĩa GV: Cho HS biết một số CTPT của anđehit: H-CH=O, CH3-CH=O, C6H5-CH=O HS: Nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo . Từ đó nêu định nghĩa về anđehit. GV: lưu ý: Nguuyên tử C ở đây có thể là gốc hiđrocacbon hoặc C của nhóm CHO khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu Phân loại GV: Yêu cầu HS nêu cơ sở phân loại anđehit HS: nêu cách phân loại theo cấu tạo gốc hiđrôcacbon và theo số lượng nhóm –CH =O Hoạt động 3: nghiên cứu Danh pháp GV: yêu cầu HS liên hệ với tên gọi của ancol từ đó rút ra cách gọi tên thay thế anđehit no mạch hở HS: Viết các đồng phân anđehit C5H10O Gọi tên đồng phân theo danh pháp thay thế. GV: luyên cho HS cách gọi tên anđehit theo bảng 9.1 SGK Hoạt động 4: Nghiên cứu Cấu tạo GV: cho HS quan sát mô hình phân tử HCHO HS : Nhận xét cấu trúc anđehit từ đó dự doán tính chất vật lí, tính chất hoá học của anđehit. GV: Cho HS nghiên cứu SGK và yêu cầu tóm tắt tính chất vật lí. Hoạt động 5:TÌm hiểu Tính chất hóa học GV: Qua phân tích anđehit có phản ứng cộng .Vậy tương tự anken viết phương trình phản ứng giữa anđêhit với hiđrô . HS: Viết phương trình hoá học, cho biết sản phẩm và vai trò của anđehit trong phản ứng; GV: Trình bày thí nghiệm: SGK HS: Quan sát hiên tượng và giải thích: Viết phương trình phản ứng . GV: Yêu cầu HS chỉ ra chất ôxi hoá, chất khử, sự thay đổi số ôxi hoá của các nguyên tố. HS: Chỉ ra sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố . GV: thông báo một số phản ứng khác HS: Qua 2 phản ứng rút ra nhậ xét về tính chất hoá học của anđehit Hoạt động 6:Nghiên cứu Điều chế GV: Yêu cầu HS nhớ lại tính chất của ancol nêu phản ứng điều chế anđêhit HS: viết phương trình phản ứng. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết trong CN anđehit được điều chế từ nguyên liệu nào? viết các phương trình hoá học điều chế từ các nguyên liệu đó HS: Từ thực tế và SGK nêu ứng dụng của anđêhit, GV: Bên cạnh những ứng dụng to lơn nhưng nó rất độc hại với môi trường và con người. A. Anđehit: I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp: 1. Định nghĩa: Anđehit là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhom – CH =O liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H Nhóm –CH =O là nhóm chức 2. Phân loại: - Theo cấu tạo gốc hiđrôcacbon: + hiđrôcacbon no: CH3CHO , C2H5CHO.... + Hiđrôcacbon không no: CH2=CH-CHO , CH3CH=CH-CHO + Hđrôcacbon thơm: C6H5CHO , CH3C6H4CHO... - Theo số lượng nhóm CHO + anđehít đơn chức: CH3CHO, C6H5CHO + anđehit đa chức: O=CH- CH=O Công thức tổng quát: CxH2x+1 CHO ( x0) 3. Danh pháp : a) tên thay thế: tên hđrôcacbon no tương ứng với mạch chính + al - Mạch chính của phân tử là mạch C dài nhất có chứa nhóm CHO - Đánh số thứ tự bắt đầu từ nhóm CHO b) tên thông thường : anđehit + tên axit tương ứng II. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí : 1. Đặc điểm cấu tạo: - LK C=O gồm 1LK bền vững và 1 LK linh động kém bền . - Anđêhit có tính chất hoá học giống anken - không có LK hiđrô nên nhiệt độ sôi thấp hơn ancol. 2. Tính chất vật lí : SGK III. Tính chất hoá học : 1. Phản ứng cộng hiđrô: R-CH=O + H2 R-CH2-OH Anđêhit đóng vai trò là chất ôxi hoá, sản phẩm là ancol bậc I 2. phản ứng ôxi hoá không hoàn toàn: HCHO+2AgNO3+H2O+2NH3 HCOONH4 +2NH4NO3 + 2Ag Phản ứng tổng quát: R-CHO+2AgNO3+2H2O+2NH3 R-COONH4 + 2NH4NO3+2Ag Trong phản ứng ion Ag + là chất ôx hoá Ag+ Ag0 R-CHO là chất khử: C+1 C+3 Ngoài ra anđehit còn có một số phản ứng với chất oxi hoá khác: RCHO+2Cu(OH)2+NaOHRCOONa + Cu2O + 3H2O 2RCHO + O2 2RCOOH Nhận xét: SGK IV. Điều chế: 1. Từ ancol: ôxi hoá ancol bậc I được anđêhit: RCH2OH + CuO RCHO+ H2O+Cu 2. Từ hiđrôcacbon: a) Từ metan: CH4 + O2 HCHO + H2O b) Từ etilen: 2CH2=CH2 +O2 2CH3CHO c) Từ axeyilen: CHCH + H2O CH3CHO V. ứng dụng: - Sản xuất nhựa - dd tẩy uế, bảo quản mẫu động vật là tiêu bản. - làm nguyên liệu sx axit - Làm hương liệu và được liệu 3. củng cố: HS: Nhắc lại nội dung chính của bài Làm bài tập: 1. Cho phản ứng: propin + H2O A A là: A. CH2=C(CH3)-OH B. CH2=CH2CH-OH C. CH3COCH3 D. CH3CH2CHO 2.Cho 13.6g một anđêhit X tác dụng vừa đủ với 300 ml ddAgNO3 2 M trong NH3 thu được 43, 2 g Ag . Biết dX/O2 = 2, 125 . Xác định CTCT của X? A. CH3CH2CHO B. CH2=CH-CH2-CHO C. CH3CH2CH2CHO D. CH3CC -CHO 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Làm bài tập 1,2,3,4 SGK Chuẩn bị phần tiếp theo: Xeton. Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_9_andehit_xeton_axitcacboxilic.doc