Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 9: Anđehit. Xeton. Axitcacboxilic - Tiết 70: Thi kiểm tra chất lượng học kì 2

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: HS biết:

 - Phân biệt được : Khái niệm, công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng của các loại hidrocacbon đã học Biết các nguồn hiddrocacbon trong tự nhiên.Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, lấy thí dụ minh hoạ. Định nghĩa, phân loại ancol.Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp của dẫn xuất halogen, ancol, phenol.Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. Một số phương pháp điều chế ancol, phenol ; ứng dụng của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.

HS: Hiểu: Tính chất hóa học cơ bản của các loại hidrocacbon. Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học cơ bản đó.Phương pháp điều chế và mối quan hệ chuyển hóa qua lại giữa các loại hidrocacbon.

- Tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol, phenol. Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) , xeton, axit cacboxylic. Phương pháp điều chế anđehit , xeton, axit.Một số ứng dụng chính

 2.Về kĩ năng : HS vận dụng

 - Viết thành thạo các phương trình thể hiện tính chất hóa học đặc trưng.Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. Phân biệt các hidrocacbon bằng phương pháp hóa học. Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí

Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. Giải được bài tập : Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng qua nhiều phản ứng ; Bài tập khác có nội dung liên quan.

 3. Về thái độ: - Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học,

 - có ý thức vượt khó để học tập đạt kết quả cao.

 -Trung thực, ý thức làm bài tốt

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 9: Anđehit. Xeton. Axitcacboxilic - Tiết 70: Thi kiểm tra chất lượng học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /52011 11A 22/4/2011 /5/2011 11B /5/2011 11D Tiết: 70 : THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: HS biết: - Phân biệt được : Khái niệm, công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng của các loại hidrocacbon đã học Biết các nguồn hiddrocacbon trong tự nhiên.Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, lấy thí dụ minh hoạ. Định nghĩa, phân loại ancol.Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp của dẫn xuất halogen, ancol, phenol.Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. Một số phương pháp điều chế ancol, phenol ; ứng dụng của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. HS: Hiểu: Tính chất hóa học cơ bản của các loại hidrocacbon. Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học cơ bản đó.Phương pháp điều chế và mối quan hệ chuyển hóa qua lại giữa các loại hidrocacbon. - Tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol, phenol. Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) , xeton, axit cacboxylic. Phương pháp điều chế anđehit , xeton, axit.Một số ứng dụng chính 2.Về kĩ năng : HS vận dụng - Viết thành thạo các phương trình thể hiện tính chất hóa học đặc trưng.Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. Phân biệt các hidrocacbon bằng phương pháp hóa học. Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. Giải được bài tập : Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng qua nhiều phản ứng ; Bài tập khác có nội dung liên quan. 3. Về thái độ: - Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học, - có ý thức vượt khó để học tập đạt kết quả cao. -Trung thực, ý thức làm bài tốt II. Hình thức đề kiển tra: Trắc nghiệm khách quan + tự luận. Học sinh làm bài ở lớp III. Ma trận đề kiểm tra : Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1, Hidrocacbon Phân biệt được : Khái niệm, công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng của các loại hidrocacbon đã học. Biết các nguồn hiddrocacbon trong tự nhiên. Hiểu được : - Tính chất hóa học cơ bản của các loại hidrocacbon. - Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học cơ bản đó. - Phương pháp điều chế và mối quan hệ chuyển hóa qua lại giữa các loại hidrocacbon. - Viết thành thạo các phương trình thể hiện tính chất hóa học đặc trưng. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. - Phân biệt các hidrocacbon bằng phương pháp hóa học. - Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí. - Giải được bài tập : Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng qua nhiều phản ứng ; Bài tập khác có nội dung liên quan. Số câu Số điểm % 2 câu 0,5 điểm = 5 % 6 câu 1,5 điểm = 15 % 1 câu 0,5 điểm =5 % 1 câu 0,5 điểm =5 % 10 câu 3 điểm 30% 2. Dẫn xuất halogen- Ancol - Phenol - Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, lấy thí dụ minh hoạ. - Định nghĩa, phân loại ancol. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. - Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. - Một số phương pháp điều chế ancol, phenol ; ứng dụng của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. - Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. Hiểu được : - Tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol, phenol. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. - Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. + Bài toán tính khối lượng có hiệu suất hoặc các bài tập khác có nội dung liên quan. Số câu Số điểm % 2 câu 0,5 điểm = 5 % 2 câu 0,5 điểm = 5 % 1 câu 0,5 điểm = 5 % 1 câu 0,5 điểm = 5 % 6 câu 2 điểm 20 % 3. Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic Biết được : - Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit, xeton, axit cacboxylic. - Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. Hiểu được : - Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) , xeton, axit cacboxylic . - Phương pháp điều chế anđehit , xeton, axit. - Một số ứng dụng chính . - Viết thành thạo các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton, axit cacboxylic. - Nhận biết anđehit ,xeton, axit bằng phản ứng hoá học đặc trưng. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit, axit trong phản ứng. - Vận dụng được phương pháp để giải bài toán tổng hợp có liên quan hiệu suất hoặc nội dung liên quan. Số câu Số điểm % 2 câu 0,5 điểm = 5 % 2 câu 0,5 điểm = 5 % 1 câu 0,5 điểm = 5 % 1 câu 0,5 điểm = 5 % 6 câu 2 điểm 20 % 4. Câu hỏi tổng hợp Số câu Số điểm % 1 câu 1 điểm 10% 1 câu 1 điểm 20% Tổng số câu 6 câu 10 câu 1 câu 3 câu 1 câu 3 câu Tổng số điểm 1,5 điểm 2,5 điểm 1 điểm 10% 1,5 điểm 15% 1 điểm 20% 1,5 điểm 15% 10 điểm 100% IV. Đề kiêm tra: Phần I: Trắc nghiệm khách quan(7 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước đáp án đúng Câu 1:(0,25 điểm) Hợp chất nào là ankin? A. C6H6 B. C8H8 C. C4H4 D. C2H2 Câu 2:(0,25 điểm) Dẫn hỗn hợp khí Y gồm etan và etilen đi vào dd brom sẽ thấy: A. màu của dd nhạt dần B. màu của dd nhạt dần và có khí thoát ra C. màu của dd nhạt dần, không có khí thoát ra D. màu của dd không đổi. Câu 3: (0,25 điểm) Phân tử C5H12 Có số đồng phân cấu tạo mạch hở là: A. 2 đồng phân B. 3 đồng phân C. 4 đồng phân D. 5 đồng phân Câu 4:(0,25 điểm) An ken khi tác dụng với nước (xúc tác axit) cho duy nhất một ancol là : A. CH3 – CH2 – CH2 – CH = CH2 B. CH2 = C = CH – CH3 C. CH2 = CH – CH2 – CH3 D. CH2 = CH2 Câu 5: (0,25 điểm) Hợp chất X có công thức phân tử C5H10 không làm mất màu dung dịch nước Brom . Tên của X là A. xiclopentan B. pent-2-en C. 2-metylbut-1-en D. 2-metylbut-2-en Câu 6: (0,25 điểm) Cho các chất eten, etin, buta-1,3 - đien, propin. Những chất có phản ứng với hidro có xúc tác Pd/PbCO3 là A. eten, etin, buta-1,3-đien B. Eten, buta-1,3-đien, propin C. etin, propin D. Etin, buta-1,3-đien, propin Câu 7: (0,5 điểm) Có thể điều chế được 1,3,5-trimetylbenzen một cách đơn giản nhất từ A. axetilen B. propin C. benzen D. tôluen Câu 8: (0,25 điểm) Thuốc thử duy nhất có thể dùng phân biệt 4 chất lỏng :benzen, metyl benzen, vinyl benzen là A. dung dịch HCl B. dung dịch KMnO4 B. dung dịch NaOH C. dung dịch HNO3 Câu 9:(0,25 điểm)Số đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất Câu 10: (0,5 điểm) Dẫn 3,36 lit hỗn hợp A gồm propin và etilen đi vào bình đựng dd AgNO3/NH3 dư thấy có 1,064 lit khí thoát ra và thu được m gam chất kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của etilen trong A và giá trị của m là A. 31,67% ; 15,0675 B. 25% ; 16,5375 C. 31,67%; 16,5375 D. 25% và 28,0675 Câu 11: (0,25 điểm) Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào là đồng phân của nhau? A. C2H5OH và CH3OCH3 B. C6H5OH và C6H5OCH3 C. HCOOH và CH3COOH D. CH3CHO và CH3COCH3 Câu 12: (0,25 điểm) ancol etylic dễ tan trong nước là vì A. phân tử ancol có nhóm OH B. giữa ancol và nước có liên kết hidro C. ancol và nước có cấu tạo tương tự nhau D. ancol và nước đều là chất lỏng ở nhiệt độ thường Câu 13:(0,25 điểm) axit picric có công thức là A. C6H5OH B. C6H3(NO2)3 C. C6H2(NO2)3OH D. C6H5(NO2)3OH Câu 14:(0,25 điểm) Phản ứng không dùng để điều chế etanol A. lên men glucozơ B. cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nóng C. đun sôi etyl clorua với H2O D. hidrat hóa etilen(xt : axit) Câu 15:(0,5 điểm) Cho 6,7 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của ancol metylic tác dụng với Na kim loại thấy thoát ra 1,12 lit khí(đktc). Công thức phân tử của mỗi ancol là A. C2H5OH và C3H7OH B. CH3OH và C2H5OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH Câu 16: (0,5 điểm) Cho m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức tác dụng với Na kim loại thu được 3,36 lít khí(đktc). Mătk khác, đun nóng m gam hỗn hợp trên với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete. Biết hiệu xuất phản ứng ete hóa là 100%. Công thức phân tử của hai ancol là A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C4H9OH C. CH3OH và C5H11OH D. C3H7OH và C4H9OH Câu 17: (0,25 điểm) Trong các hợp chất R – X ( X là nhóm chức) sau đây, nhóm nào gồm các chất có gốc R giống nhau A. metanol, metanal, axit metanoic B. propanol, propanal, axit propanoic C. etanol, etanal, axit etanoic D. etanol, propanal, axit propanoic. Câu 18: (0,25 điểm) Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có nhiệt độ sôi cao và tan tốt trong nước nhất? A. C6H13OH và CH3OCH3 B. C6H5OH và C6H5OCH3 C. HCOOH và CH3COOH D. CH3CHO và C4H9COCH3 Câu 19: (0,25 điểm) Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt axit fomic và axit axetic A. dung dịch AgNO3/NH3 B. dung dịch NH3 C. dung dịch C2H5OH D. dung dịch Ca(OH)2 Câu 20: (0,25 điểm)Andehit và xeton đều có tính chất giống nhau là A. có tính chất của hợp chất không no B. vừa dễ bị khử vừa dễ bị oxi hóa C. có phản ứng cộng nước tạo thành hợp chất không bền D. có phản ứng tráng bạc có ứng dụng để tráng gương, phích nước Câu 21:(0,5 điểm) Để trung hòa 3,0 gam dung dịch 7,4% của một axit no,đơn chức, mạch hở Y cần dùng 3,0 ml dung dịch NaOH 1M. Y là A. axit etanoic B. axit metanoic C. axit acrylic D. axit propanoic Câu 22: :(0,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn a gam C2H5OH được 1 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn b gam CH3COOH được 1 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với b gam CH3COOH có H2SO4 đặc làm xúc tác( giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) thu được c gam este. Giá trị của c là A. 44,0 B. 39,6 C. 22,0 D. 30,8 Phần II: Tự luận(3 điểm) Câu 1: :(1,5 điểm) Từ metan và các chất vô cơ cần thiết hãy viết các phương trình phản ứng điều chế etyl axetat.( các điều kiện tiến hành phản ứng coi như có đủ) Câu 2: (1,5 điểm) Ô xxi hóa không hoàn toàn etilen (có xúc tác) để điều chế andehit axetic thu được hỗn hợp khí X. Dẫn 5,6 lit khí X(đktc) vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy có 21,6 gam bạc kết tủa Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong X ĐÁP ÁN: Phần I: Trắc nghiệm khách quan: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 D B B D A C B B B A A B C C C B D C A A D A Phần II: Tự luận : (3 điểm) Câu 1: ( 1,5 điểm)Điều chế etyl axetat từ metan theo sơ đồ sau: CH4 C2H2 C2H4 CH3CH2OH CH3COOH CH3COOC2H5 (0,5 điểm) 1. 2CH4 CHCH + 3H2 2. CHCH + H2 CH2 = CH2 3. CH2 = CH2 + H2O CH3 – CH2OH 4. CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O 5; CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O (1 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) a) các phương trình phản ứng CH2 = CH2 + O2 CH3CHO (1) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 (2) (0,5 điểm) b) Số mol các khí trong X = = 0,25(mol) Sô mol Ag = = 0,2(mol) theo PT(2) số mol CH3CHO = 0,1mol khối lượng CH3CHO = 0,1. 44 = 4,4 gam (0,5 điểm) khối lượng etilen trong 5,6 lit X là: (0,25 - 0,1) . 28 = 4,2 gam % m CH3CHO = = 51,16% % m C2H4 = 100% - 51,16% = 48,84% (0,5 điểm) Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH) . Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_9_andehit_xeton_axitcacboxilic.doc