I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Ôn lại các khái niệm: Sự điện li, axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết bron – stet.
Biết viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
Viết phương trình điện li của axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết bron – stet.
Làm bài tập tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập, sgk, phiếu học tập.
2. Học sinh
Làm các bài tập trong sgk về Sự điện li, axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối.
Ôn lại khối kiến thức về Sự điện li, axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối.
35 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương trình học kì 1 - Nguyễn Trung Quân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 01: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Tiết PPCT : 01
Ngày soạn :
Ngày dạy :
MỤC TIÊU
Kiến thức
Ôn tập lại kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử.
Làm các bài tập về phản ứng oxi hóa – khử.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Giải các bài tập nhận biết, dãy chuyển hóa, bài tập tổng hợp.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập, sgk, phiếu học tập.
Học sinh
Làm các bài tập về bài tập nhận biết, dãy chuyển hóa, bài tập tổng hợp.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Bài tập 1:
Bài tập 1: Thực hiện dãy chuyển hóa sau :
FeS2→SO2→S→H2S→SO2→Na2SO3
→SO2→SO3→H2SO4→NaHSO4→BaSO4
Nhận xét.
Hoạt động 1
Trình bày :
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
S + H2 → H2S
H2S + O2 → SO2 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
2SO2 + O2 ↔ 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
2NaHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ +
Na2SO4 + 2H2O
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 2
Bài tập 2:
Bài tập 2 : Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau : Na2S, Na2SO4, H2SO4, HCl, Na2SO4, NaNO3.
Yêu cầu HS làm ở nhà : Nhận biết các dd sau abừng phương pháp hóa học : NaCl, NaBr, NaI, NaF, Na2S.
Nhận xét.
Hoạt động 2
Trình bày :
→ Cho quỳ tím vào 6dd. Nếu quỳ hoá đỏ là H2SO4 và HCl. 4dd con lại không làm thay đổi màu quỳ.
→ Cho dd AgNO3 vào 2dd làm quỳ hóa đỏ. Nếu có kết tủa trắng là dd HCl.
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Còn lại là dd H2SO4.
→ Cho 4dd tác dụng với dd AgNO3. Nếu dd nào có kết tủa màu trắng là NaCl.
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
→ Cho 3dd tác dụng với dd HCl. Nếu có khí thoát ra có mùi trứng thối là dd Na2S.
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑
→ Cho 2dd còn lại tác dụng với dd BaCl2. Nếu có kết tủa trắng là ddNa2SO4.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
→ Còn lại là NaNO3.
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 3
Bài tập 3 :
Bài tập 3 : 1,10 g hỗn hợp bột sắt và nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28 g bột lưu huỳnh.
Viết phương trình hóa học xãy ra.
Tính phần trăm về khối lượng của Fe và Al trong hỗn hợp ban đầu.
Nhận xét.
Hoạt động 3
Trình bày :
Đặt : Fe có số mol là x mol
Al có số mol là y mol
Ta có các phản ứng :
Fe + S → FeS (1)
2Al + 3S → Al2S3 (2)
Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Theo bài ra ta có :
mhh = 56x + 27y = 1,1 (*)
Theo phương trình ta có :
nS = x + 3y/2 = 1,28/32 = 0,04 (**)
Từ (*) và (**) ta suy ra :
x = 0,01 mol và y = 0,02 mol
Vậy khối lượng các kim loại :
mFe = 56x0,01 = 0,56 g
mAl = 27x0,02 = 0,54 g
%mFe = (0,56x100)/1,1 = 50,9 %
%mAl = 49,1 %
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4
Bài tập 4:
Bài tập 3 : Cho cân bằng :
2SO2 + O2 ↔ 2SO3 ∆H<0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi :
Tăng nhiệt độ.
Tăng thể tích.
Lấy bớt SO2.
Thêm chất xúc tác.
Nhận xét.
Hoạt động 4
Trình bày :
Trong cân bằng :
2SO2 + O2 ↔ 2SO3 ∆H<0
Khi tăng nhiệt độ : thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt.
Khi tăng thể tích : thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Theo chiều tăng số mol chất khí.
Lấy bớt SO2 : thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Theo chiều sản sinh ra SO2.
Thêm chất xúc tác : thì cân bằng không chuyển dịch về chiều nào. Vì chất xúc tác không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng.
Lắng nghe, ghi bài.
Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị trước bài: SỰ ĐIỆN LI.
Tiết 02: SỰ ĐIỆN LI
AXIT – BAZƠ – MUỐI.
Tiết PPCT : 02
Ngày soạn :
Ngày dạy :
MỤC TIÊU
Kiến thức
Ôn lại các khái niệm: Sự điện li, axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết bron – stet.
Biết viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Viết phương trình điện li của các chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
Viết phương trình điện li của axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết bron – stet.
Làm bài tập tổng hợp.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập, sgk, phiếu học tập.
Học sinh
Làm các bài tập trong sgk về Sự điện li, axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối.
Ôn lại khối kiến thức về Sự điện li, axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Nêu khái niệm về Sự điện li, axit – bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối của thuyết Bron – stet?
Nhận xét.
Hoạt động 1
Trình bày :
Sự điện li: Là quá trình phân li các chất trong nước thành ion. Những chất tan trong nước là chất điện li.
Thuyết Bron – stet:
Axit: Là những chất khi tan trong nước phân li cho cation H+.
Bazơ: Là những chất khi tan trong nước phân li cho anion OH-.
Hiđroxit lưỡng tính: Là những chất khi tan trong nước vừa phân li như axit vừa phân li như bazơ.
Muối: Là những chất khi tan trong nước phân li cho cation gốc kim loại (hoặc cation amoni NH4+) và gốc axit.
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 2
Bài tập 1:
Viết phương trình điện li của các chất sau:
HClO, HNO2, NH4HS, Ba(NO3)2, NaHCO3, Sn(OH)2.
Nhận xét.
Hoạt động 2
Trình bày :
HClO ↔ H+ + ClO-
HNO2 ↔ H+ + NO2-
NH4HS → NH4+ + HS-
HS- ↔ H+ + S2-
Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- ↔ H+ + CO32-
Sn(OH)2 ↔ Sn2+ + 2OH-
Sn(OH)2 ↔ SnO22- + 2H+
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 3
Bài tập 2:
Viết phương trình điện li cảu các chất sau trong dung dịch:
Axit mạnh H2SeO4 (nấc 1 điện li mạnh).
Axit yếu 3 nấc H3PO4.
Hiđroxit lưỡng tính Pb(OH)2.
Na2HPO4.
NaH2PO4.
Nhận xét.
Hoạt động 3
Trình bày :
H2SeO4 → H+ + HSeO4-
HSeO4- ↔ H+ + SeO42-
H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-
H2PO4- ↔ H+ + HPO42-
HPO42- ↔ H+ + PO43-
Pb(OH)2 ↔ Pb2+ + 2OH-
Pb(OH)2 ↔ PbO22- + 2H+
Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-
HPO42- ↔ H+ + PO43-
NaH2PO4 → Na+ + H2PO4-
H2PO4- ↔ H+ + HPO42-
HPO42- ↔ H+ + PO43-
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4
Bài tập 3:
Viết phương trình pảhn ứng hoá học chứng minh Be(OH)2, Al(OH)3 là những hiđroxit lưỡng tính?
Nhận xét.
Hoạt động 4
Trình bày :
Be(OH)2 + 2HCl → BeCl2 + 2H2O
→ Be(OH)2 là một bazơ.
Be(OH)2 + 2NaOH → Na2BeO2 + 2H2O
→ Be(OH)2 là một axit.
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
→ Al(OH)3 là một bazơ.
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
→ Al(OH)3 là một axit.
Lắng nghe, ghi bài.
Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị trước bài: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ.
Tiết 03: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ
Tiết PPCT : 03
Ngày soạn :
Ngày dạy :
MỤC TIÊU
Kiến thức
Ôn lại sự điện li của nước, tích số ion của nước, ý nghĩa của tích số ion của nước.
Khái niệm về pH, phương pháp tính pH.
Khái niệm về chất chỉ thị axit – bazơ.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Tính pH của dung dịch.
Dựa vào chất chỉ thị nhận biết một số hợp chất.
Làm bài tập tổng hợp.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập, sgk, phiếu học tập.
Học sinh
Làm các bài tập trong sgk về pH.
Ôn lại khối kiến thức của bài sự điện li của nước, khái niệm pH, chất chỉ thị axit – bazơ.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Yêu cầu HS nhắc lại tích số ion và ý nghĩa của tích số ion của nước?
Công thức tính pH của dung dịch?
Nhận xét.
Hoạt động 1
Trình bày :
Tích số ion của nước:
[H+].[OH-] = 10-14
Công thức tính pH của dung dịch:
[H+] = 10-aM → pH = a
Hay: [H+] = 10-pH
Hoặc: pH = – lg[H+]
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 2
Bài tập 1:
Tính pH của dung dich NaOH có nồng độ mol bằng 5.10-4.
Nhận xét.
Hoạt động 2
Giải:
NaOH → Na+ + OH-
5.10-4 5.10-4
Ta có: [H+].[OH-] = 10-14
→ [H+] = 10-14/[OH-]
= 10-14/5.10-4 = 2.10-11.
Vậy: pH = -lg(2.10-11) = 10,7
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 3
Bài tập 2:
Trộn 500ml dung dịch H2SO4 0,02M với 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,022M. Tính pH của dung dịch sau khi trộn
Nhận xét.
Hoạt động 3
Giải:
nH2SO4 = 0,5.0,02 = 0,01 mol
nBa(OH)2 = 0,5.0,022 = 0,011 mol
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O
Theo số mol ta có sau phản ứng Ba(OH)2 dư:
nBa(OH)2 = 0,011 – 0,01 = 0,001 mol
Vậy: CBa(OH)2 = 0,001/1 = 0,001M
Ta có: [H+].[OH-] = 10-14
→ [H+] = 10-14/[OH-]
= 10-14/10-3 = 10-11.
Vậy: pH = -lg(10-11) = 11
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4
Bài tập 3:
Hoà tan hoàn toàn m(g) Al trong 100ml dung dịch H2SO4 0.07M thu được 67,2ml SO2 (ở đktc). Tính giá trị của m và pH của dung dịch sau phản ứng.
Nhận xét.
Hoạt động 4
Giải:
Phản ứng:
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Ta có: nSO2 = 0,0672/22,4 = 0,003 mol
nH2SO4 = 0,1.0,07 = 0,007 mol.
Theo phương trình phản ứng ta có:
nH2SO4pư = 2.0,003 = 0,006 mol.
nH2SO4dư = 0,007 – 0,006 = 0,001 mol.
H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,001 2.0,001
nH+ = 0,002 mol
→ [H+] = 0,002/0,1 = 0,02M
Vậy: pH = -lg 0,02 = 1,7
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 5
Bài tập 4:
Chỉ dùng thêm quỳ tím nhận biết các dung dịch sau: NaOH, HCl, H2SO4, AgNO3, Ba(OH)2.
Nhận xét.
Hoạt động 5
Trình bày:
Cho quỳ tím vào 4 dung dịch trên:
Nếu quỳ hoá đỏ là HCl và H2SO4.
Nếu quỳ hoá xanh là NaOH và Ba(OH)2.
Không đổi màu là AgNO3.
Cho AgNO3 vào 2 dung dịch làm quỳ hoá đỏ.
Nếu có kết tủa trắng là HCl.
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3.
Chất không có hiện tượng là H2SO4.
Cho H2SO4 vào 2 dung dịch bazơ. Nếu có kết tủa trắng là Ba(OH)2.
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
Còn lại là NaOH.
Lắng nghe, ghi bài.
Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị trước bài: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH.
Tiết 04: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI
Tiết PPCT : 04
Ngày soạn :
Ngày dạy :
MỤC TIÊU
Kiến thức
Ôn lại kiến thức: Điều kiện xãy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.
Phương pháp viết từ phương trình phân tử sang phương trình ion rút gon và ngược lại.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Viết phương trình phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.
Viết phương trình ion rút gọn từ phương trình phân tử và ngược lại.
Làm bài tập tổng hợp.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập, sgk, phiếu học tập.
Học sinh
Làm các bài tập trong sgk về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.
Ôn lại khối kiến thức của bài phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Yêu cầu HS trình bày:
Các điều kiện xãy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li?
Đặc điểm của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li?
Nhận xét.
Hoạt động 1
Trình bày :
Điều kiện xãy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li:
Sản phẩm tạo thành có ít nhất một trong 3 các chất sau:
→ Chất kết tủa.
→ Chất điện li yếu.
→ Chất khí.
Đặc điểm của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li:
→ Trong phản ứng phản trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li số oxi hoá cxác chất không thay đổi.
→ Phương trình ion rút gọn biểu thị cho bản chất của phản ứng đó.
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 2
Bài tập 1:
Phản ứng nào trong các phản ứng sau là phản ứng trao đổi ion. Viết phương trình ion rút gon cho phản ứng đó?
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3.
2Fe(NO3)3 + 2KI→2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Nhận xét.
Hoạt động 2
Trình bày :
Phản ứng (2) và (4) là phản nứg trao đổi ion.
Phương trình ion rút gọn:
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3.
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2↑ + H2O
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 3
Bài tập 2:
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn cho các phản nứg sau (nếu có):
Na2CO3 + Ca(NO3)2 → ?
FeSO4 + NaOH → ?
NaHCO3 + HCl → ?
NaHCO3 + NaOH → ?
K2CO3 + NaCl → ?
Pb(OH)2 + HCl → ?
Pb(OH)2 + NaOH → ?
Nhận xét.
Hoạt động 3
Trình bày :
Na2CO3 + Ca(NO3)2 →
CaCO3↓ + 2NaNO3
CO32- + Ca2+ → CaCO3↓
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
K2CO3 + NaCl → Không xãy ra phản ứng
Pb(OH)2 + 2HCl → PbCl2 + 2H2O
Pb(OH)2 + 2H+ → Pb2+ + 2H2O
Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O
Pb(OH)2 + 2OH- → PbO22- + 2H2O
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4
Bài tập 3:
Viết phương trình phân tử cho các phương trình ion rút gon sau:
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
HS- + H+ → H2S↑
CO32- + Ca2+ → CaCO3↓
CH3COO- + H+ → CH3COOH
Pb2+ + S2- → PbS↓
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
Nhận xét.
Hoạt động 4
Trình bày :
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
NH4NO3 + NaOH →
NaNO3 + NH3↑ + H2O
HS- + H+ → H2S↑
NaHS + HCl → H2S↑ + NaCl
CO32- + Ca2+ → CaCO3↓
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl
CH3COO- + H+ → CH3COOH
CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl
Pb2+ + S2- → PbS↓
Pb(NO3)2 + Na2S → PbS↓ + 2NaNO3
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
Al(OH)3 + 2NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Lắng nghe, ghi bài.
Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị trước bài: LUYỆN TẬP: AXIT – BAZƠ – MUỐI. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI.
Tiết 05: TRẢ BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Tiết PPCT : 05
Ngày soạn :
Ngày dạy :
MỤC TIÊU
Kiến thức
Kiểm tra lại mức độ lĩnh hội và vận dụng kiến thức vào các bài tập cụ thể.
Kiểm tra lại bài làm của mình trong bài kiểm tra số 1.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài tập cụ thể.
Làm bài tập tổng hợp một cách nhuần nhuyễn.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án giảng dạy, đề – đáp án – thang điểm của bài kiểm tra số 1.
Học sinh
Làm lại bài kiểm tra số 1 ở nhà.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giải các đề kiểm tra; cho mức điểm phù hợp với các ý đúng.
Lắng nghe và đối chiếu bài làm của bản thân xem mình sai ở đâu và cần khắc phục nhưngc lỗi gì.
Đề số 01
Câu 1 : (3 điểm)
Viết phương trình điện li cho các dung dịch sau: Sn(OH)2, NH4NO3, NaHS, CH3COOH.
Câu 2 : (3 điểm)
Một dung dịch có pH = 4. Tính [OH-], [H+], cho biết màu của quỳ thay đổi như thế nào khi cho vào dung dịch trên.
Dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ mol là 0,0005M. Tính pH của dung dịch.
Câu 3 : (4 điểm)
Viết phương trình dạng phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn cho các phản ứng sau:
HCl + Al(OH)3 → ? MgCO3 + H2SO4 → ?
Viết phương trình ion đầy đủ, phương trình phân tử cho các phương trình ion rút gọn sau:
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O HS- + H+ → H2S↑
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ
ĐÁP ÁN
THANG ĐIỂM
CÂU 1
Viết phương trình điện li cho các dung dịch sau: Sn(OH)2, NH4NO3, NaHS, CH3COOH.
3 điểm
Giải: Phương trình điện li của:
Sn(OH)2 Sn2+ + 2OH-.
Sn(OH)2 SnO22- + 2H+.
NH4NO3 NH4+ + NO3-.
NaHS Na+ + HS-.
HS- H+ + S2-.
CH3COOH CH3COO- + H+.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
CÂU 2
Một dung dịch có pH = 4. Tính [OH-], [H+], cho biết màu của quỳ thay đổi như thế nào khi cho vào dung dịch trên.
Dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ mol là 0,0005M. Tính pH của dung dịch.
3 điểm
Giải
Tính [H+], [OH-].
pH = 4 → [H+] = 10-4M →[OH-] = 10-14/10-4 = 10-10M
Dung dịch có pH = 4 → môi trường axít → quỳ tím hoá đỏ
Tính pH của dung dịch.
[Ba(OH)2] = 5.10-4M.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
5.10-4 2. 5.10-4 = 10-3M = [OH-]
→ [H+] = 10-14/10-3 = 10-11M → pH = 11
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
CÂU 3
Viết phương trình dạng phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn cho các phản ứng sau:
HCl + Al(OH)3 → ? MgCO3 + H2SO4 → ?
Viết phương trình ion đầy đủ, phương trình phân tử cho các phương trình ion rút gon sau:
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O HS- + H+ → H2S↑
4 điểm
Giải:
Viết phương trình dạng phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn cho các phản ứng:
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
3H+ + 3Cl- + Al3+ + 3OH- → Al3+ + 3Cl- + 3H2O
3H+ + 3OH- → 3H2O
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + H2O + CO2.
MgCO3 + 2H+ + SO42- → Mg2+ + SO42- + H2O + CO2
MgCO3 + 2H+ → Mg2+ + H2O + CO2
Viết phương trình ion đầy đủ, phương trình phân tử cho các phương trình ion rút gọn → Đúng mỗi phương trình 1,0điểm.
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
HS- + H+ → H2S↑
1,0đ
1,0đ
ĐỀ 02
Câu 1 : (3 điểm)
Viết phương trình điện li cho các dung dịch sau: Zn(OH)2, NH4Cl, NaHCO3, CH3COOH.
Câu 2 : (3 điểm)
Một dung dịch có pH = 5. Tính [OH-], [H+], cho biết màu của quỳ thay đổi như thế nào khi cho vào dung dịch trên.
Dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ mol là 0,0001M. Tính pH của dung dịch.
Câu 3 : (4 điểm)
Viết phương trình dạng phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn cho các phản ứng sau:
HBr + Zn(OH)2 → ? CaCO3 + HBr → ?
Viết phương trình ion đầy đủ, phương trình phân tử cho các phương trình ion rút gọn sau:
NH4+ + OH- →NH3↑ + H2O HCO3- + H+ → H2O + CO2↑
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ
ĐÁP ÁN
THANG ĐIỂM
CÂU 1
Viết phương trình điện li cho các dung dịch sau: Zn(OH)2, NH4Cl, NaHCO3, CH3COOH.
3 điểm
Giải: Phương trình điện li của:
Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-.
Zn(OH)2 ZnO22- + 2H+.
NH4Cl NH4+ + Cl-.
NaHCO3 Na+ + HCO3-.
HCO3- H+ + CO32-.
CH3COOH CH3COO- + H+.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
CÂU 2
Một dung dịch có pH = 5. Tính [OH-], [H+], cho biết màu của quỳ thay đổi như thế nào khi cho vào dung dịch trên.
Dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ mol là 0,0001M. Tính pH của dung dịch.
3 điểm
Giải
Tính [H+], [OH-].
pH = 5 → [H+] = 10-5M →[OH-] = 10-14/10-5 = 10-9M
Dung dịch có pH = 5 → môi trường axít → quỳ tím hoá đỏ
Tính pH của dung dịch.
[Ba(OH)2] = 10-4M.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
10-4 2.10-4 = [OH-]
→ [H+] = 10-14/2.10-4 = 5.10-11M → pH = -lg(5.10-11) = 10,03
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
CÂU 3
Viết phương trình dạng phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn cho các phản ứng sau:
HBr + Zn(OH)2 → ? CaCO3 + HBr → ?
Viết phương trình ion đầy đủ, phương trình phân tử cho các phương trình ion rút gon sau:
NH4+ + OH- →NH3↑ + H2O HCO3- + H+ → H2O + CO2↑
4 điểm
Giải:
Viết phương trình dạng phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn cho các phản ứng:
2HBr + Zn(OH)2 → AlBr3 + 2H2O
2H+ + 2Br- + Zn2+ + 2OH- → Zn2+ + 2Br- + 2H2O
2H+ + 2OH- → 2H2O
CaCO3 + 2HBr → CaBr2 + H2O + CO2.
CaCO3 + 2H+ + 2Br- → Ca2+ + 2Br- + H2O + CO2
CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + H2O + CO2
Viết phương trình ion đầy đủ, phương trình phân tử cho các phương trình ion rút gọn → Mỗi phương trình 1,0điểm
NH4+ + OH- →NH3↑ + H2O
HCO3- + H+ → H2O + CO2↑
1,0đ
1,0đ
Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị trước bài: NITƠ .
Tiết 06: BÀI TẬP NITƠ - AMONIAC
Tiết PPCT : 06
Ngày soạn : 06/10/2011
Ngày dạy :
MỤC TIÊU
Kiến thức
Ôn tập lại tính chất hoá học của nitơ và amoniac.
Vận dụng tốt kiến thức vào của nitơ và amoniac giải các bài tập cụ thể.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Thực hiện dãy chuyển hoá về nitơ và amoniac.
Nhận biết amoniac với các hợp chất đã được học.
Làm các bài tập tổng hợp về nitơ và amoniac.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài về nitơ và amoniac.
Học sinh
Làm các bài tập trong sgk về nitơ và amoniac.
Ôn lại khối kiến thức về nitơ và amoniac.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Yêu cầu HS trình bày lại tính chất hóa học của nitơ và amoniac?
Nhận xét.
Hoạt động 1
Trình bày :
NITƠ.
Tính chất hóa học.
Tính oxi hóa:
Tác dụng với kim loại và hiđro.
Tính khử:
Tác dụng với oxi.
Điều chế.
Nhiệt phân muối NH4NO2 hoặc hỗn hợp NaNO2 + NH4Cl.
AMONIAC.
Tính chất hóa học.
Tính bazơ yếu:
Tác dụng với axit tạo thành muối.
Tác dụng với muối nhôm → Al(ỌH)3
Tính khử:
Tác dụng với oxi.
Điều chế.
Muối amoni + dd kiềm.
NH4Cl + NaOH → NH3↑ + H2O + NaCl
Lắng nghe, ghi bài.
BÀI TẬP
Hoạt động 2
Bài tập 1:
Thực hiện dãy chuyển hoá sau:
Khí A + H2O → dd A + HCl → B + NaOH → khí A + HNO3 → C/t0 → D + H2O.
Nhận xét.
Hoạt động 2
Trình bày :
NH3 + H2O → dd NH3
NH3 + HCl → NH4Cl
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
NH3 + HNO3 → NH4NO3
NH4NO3/t0 → N2O + H2O
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 3
Bài tập 2:
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4.
Nhận xét.
Hoạt động 3
Trình bày :
Cho Ba(OH)2 vào 4 dd trên.
Nếu dd nào có khí thoát ra là NH4Cl.
Ba(OH)2 + 2NH4Cl→ BaCl2 + NH3↑ + 2H2O
Nếu dd nào có kết tủa trắng là Na2SO4.
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH
Nếu dd nào vừa có khí thoát ra và có kết tủa trắng tạo thành là (NH4)2SO4.
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 →
BaSO4↓ + NH3↑ + H2O.
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4
Bài tập 3:
Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2lít khí NH3 (các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Biết hiệu suất phản ứng là 25%.
Nhận xét.
Hoạt động 4
Trình bày :
Giải:
Phản ứng:
N2 + 3H2 ↔ 2NH3
22,4(lít) 3.22,4(lít) 2.22,4(lít)
? ? 67,2(lít)
Vậy theo phản ứng thì thể tích của N2 là:
VN2 = (67,2.22,4)/2.22,4 = 33,6 (lít)
Thể tích của H2 là:
VH2 = (67,2.3.224,4)/2.22,4 = 100,8 (lít)
Vì phản ứng chỉ đạt 25% nên thể tích cần dùng của:
VN2 = (33,6.100)/25 = 120 (lít)
VH2 = (100,8.100)/25 = 403,2 (lít)
Lắng nghe, ghi bài.
Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị trước phần B – MUỐI AMONI.
Tiết 07: BÀI TẬP MUỐI AMONI – AXIT NITRIC
Tiết PPCT : 07
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy :
MỤC TIÊU
Kiến thức
Ôn tập lại tính chất hoá học của muối amoni – axit nitric.
Vận dụng tốt kiến thức vào của muối amoni – axit nitric giải các bài tập cụ thể.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Thực hiện dãy chuyển hoá về muối amoni – axit nitric.
Nhận biết muối amoni – axit nitric với các hợp chất đã được học.
Làm các bài tập tổng hợp về muối amoni – axit nitric.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài về muối amoni – axit nitric.
Học sinh
Làm các bài tập trong sgk về muối amoni – axit nitric.
Ôn lại khối kiến thức về muối amoni – axit nitric.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Bài tập 1:
Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện các dãy chuyển hóa sau:
a. B ® A ® B ® C ® D ® E ® H
b. Cu ¬ CuO ¬ Cu(NO3)2 ¬ HNO3 D NO2 ¬NO ¬ NH3 D N2 ®NO
c. Thực hiện dãy chuyển hoá sau:
NH4NO3 ← NH3 ← N2 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → NH3.
Nhận xét.
Hoạt động 1
Trình bày :
Bài 1:
A:N2 ; B:NH3 ; C: NO ; D:NO2 ; E: HNO3 ; G: NaNO3 ; H:NaNO2
Trình bày :
NH3 + HNO3 → NH4NO3
N2 + 3H2 ↔ 2NH3
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.
HNO3 + NH3 → NH4NO3
NH4NO3 + NaOH → NH3↑ + H2O + NaNO3.
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 2
Bài tập 2:
a) Một trong các sản phẩm của phản ứng giữa kim loại Mg vơi axit HNO3 có nồng độ trung bình là đi nitơoxit . Tổng các hệ số trong phương trình phản ứng:
A/ 10 B/ 18 C/ 24 D/30 .
Hãy chọn đáp án đúng .
b) Một trong những sản phẩm của phản ứng Cu + HNO3 loãng là nitơ monooxit . Tổng các hệ số trong phương trình phản ứng:
A/ 10 B/ 18 C/ 24 D/ 30 .
Hãy chọn đáp án đúng .
Nhận xét.
Hoạt động 2
Trình bày :
Bài 3:
Dùng quỳ tím ẩm:
NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4 .
xanh đỏ đỏ tím
Ba(OH)2 trắng còn lại
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 3
Bài tập 3 :
Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam hổn hợp gồm Fe và Mg trong dung dich HNO3 dư. Phản ứng thoát ra khí NO là khí duy nhất có thể tích bằng 3,36 lít (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và m (gam) muối nitrat.
Viết các phản ứng hoá học xảy ra.
Tính giá trị của m.
Nhận xét.
Hoạt động 3
Trình bày :
Bài 4:
Viết phương trình phản ứng:
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
3Mg + 8HNO3 →
3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Tính giá trị m:
Đặt x là số mol của Fe
Và y là số mol của Mg
Ta có nNO = 3,36/22,4 = 0,15mol
Fe → Fe+3 + 3e N+5 + 3e → N+2
x 3x 0,15 ← 0,15
Mg → Mg+2 + 2e
y 2y
Theo định luật bảo toàn điện tích ta có:
3x + 2y = 0,15 (1)
Mặt khác mhh = 56x + 24y = 5,2 (2)
Giải (1) và (2) ta có:
x = 0,05mol
y = 0,1mol
nFe(NO3)3 = nFe = 0,05mol
nMg(NO3)2 = nMg = 0,1mol
Vậy m = 242.0,05 + 148.0,1 = 26,9 (gam)
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4
Bài tập 3:
Hào tan hoàn toàn m (g) Al trong axit HNO3 dư thu được 6,72 (lít) khí N2 là chất khử duy nhất (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và a (g) muối nitrat.
Tính các giá trị a và m.
Nhận xét.
Hoạt động 4
Trình bày :
Giải:
Phản ứng:
10Al + 30HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 15H2O
Ta có: nN2 = 6,72/22,4 = 0,03 mol
Theo PTPƯ ta có:
nAl = (10/3).0,03 = 0,1 mol
mAl = 0,1.27 = 2,7 (gam)
nAl(NO3)3 = (10/3).0,03 = 0,1 mol
mAl(NO3)3 = 213.0,1 = 21,3 (gam)
Lắng nghe, ghi bài.
Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị trước bài photpho.
Tiết 08: BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ NITƠ VÀ HỢP CHẤT
Tiết PPCT : 08
Ngày soạn :
Ngày dạy :
MỤC TIÊU
Kiến thức
Kieán thöùc: cuõng coá kieán thöùc cô baûn cuûa nitô vaø hôïp chaát cuûa nitô veà tính chaát vaø ñieàu cheá, bieát döïa vaøo tæ leä mol ñeå xaùc ñònh % veà khoái löôïng.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng :
Vieát PTHH, xaùc ñònh % veà khoái löôïng cuûa caùc chaát sau phaûn öùng.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án giảng dạy, hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập, sgk, phiếu học tập.
Học sinh
HS oân laïi caùc kieán thöùc chuaån ñaõ hoïc.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định lớp
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Bài tập 1:
Thöïc hieän chuoãi phaûn öùng:
1/ NH4NO2 àN2 àNO2àHNO3à
Cu(NO3)2à NO2 .
2/ N2à NH3 à NOàNO2àHNO3à
NH4NO3à N2O
3/ N2àCa3N2àNH3àN2àNO2àHNO3
à Fe(NO3)3àFe2O3
Nhận xét.
Hoạt động 1
Hs Trình bày :
Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 2
Bài tập 2:
Cho 11 g hoån hôïp goàm Al vaø Fe vaøo dung dòch HNO3 loaõng dö, thu ñöôïc 6,72 lit khí NO (ñkc). Tính khoái löôïng moãi kim loaïi trong hoå
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_1_nguyen_trung_qu.doc