I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
HS biết : Kí hiệu hoá học , tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon
HS hiểu :
+ Tính chất hoá học chung của các nguyên tố nhóm cacbon
+ Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất .
2. Kĩ năng : Rèn luyện khả năng so sánh , vân dụng quy luật chung vào 1 nhóm nguyên tố .
Rèn luyện khả năng lập luận , tìm được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của nguyên tố
II. CHUẨN BỊ :
GV chuẩn bị : Bảng tuần hoàn , Bảng 3.1 ( SGK ) : Một số tính chất của các nguyên tố nhóm cacbon .
HS : On lại kiến thức về : Cấu tạo nguyên tử , Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn .
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 19: Khái quát về nhóm Cacbon - Dương Văn Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 29
Tuần :15
Ngày soạn:09/11/07
CHƯƠNG 3 : NHÓM CACBON
BÀI 19 :
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM CACBON
MỤC TIÊU :
Kiến thức :
HS biết : Kí hiệu hoá học , tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon
HS hiểu :
+ Tính chất hoá học chung của các nguyên tố nhóm cacbon
+ Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất .
Kĩ năng : Rèn luyện khả năng so sánh , vân dụng quy luật chung vào 1 nhóm nguyên tố .
Rèn luyện khả năng lập luận , tìm được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của nguyên tố
CHUẨN BỊ :
GV chuẩn bị : Bảng tuần hoàn , Bảng 3.1 ( SGK ) : Một số tính chất của các nguyên tố nhóm cacbon .
HS : Oân lại kiến thức về : Cấu tạo nguyên tử , Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn .
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁOVIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1 :
HS : Dựa vào BTH gọi tên các nguyên tố nhóm cacbon ? Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố đó ?
Cho biết các nguyên tố nhóm cacbon thuộc loại nguyên tố nào ? s , p , d , f ?
Hoạt động 2 :
HS : Từ vị trí trong bảng tuần hoàn , hãy viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tử nguyên tố nhóm C và phân bố e lớp ngoài cùng vào các ô lượng tử ?
Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố ?
GV : Gợi ý để HS nhớ lại mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử của chúng .
- Sự phân bố e vào các ô lượng tử ở trạng thái kích thích .
- Liên kết được hình thành nhờ các e độc thân .
Hoạt động 3 :
HS : Nghiên cứu bảng 3.1 , để cho biết quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất ? Giải thích ?
GV : Yêu cầu HS vận dụng quy luật biến đổi trong 1 chu kì để so sánh tính phi kim của cacbon với nitơ , silic với photpho
Hoạt động 4 :
Viết công thức các hợp chất với H2 và công thức các oxit ?
Nêu quy luật biến đổi tính bền nhiệt , tính khử của hợp chất với H2 ?
Nêu quy luật biến đổi tính axit – bazơ của các oxit , hiđroxit tương ứng ?
GV nhấn mạnh : Nguyên tử C có khả năng LK trực tiếp với nhau tạo thành mạch .
( C - C – C – C – C – C –C – C- C - .. )
Khả năng này giảm nhanh từ C đến Pb.
I . VỊ TRÍ CỦA NHÓM CACBON TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
HS : Nhóm cacbon gồm các nguyên tố :
cacbon ( C ) , silic ( Si ) , gemani ( Ge ) , thiếc ( Sn ) và chì ( Pb ) Thuộc nguyên tố p
HS : kẻ bảng 3.1 ( SGK )
II . TÍNH CHẤT CHUNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM CACBON
Cấu hình electron nguyên tử
Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử : ns2np2 có 4 electron
- Trạng thái cơ bản
ns2 np2
- Trạng thái kích thích :
ns1 np3
Sự biến đổi tính chất của các đơn chất .
Từ C đến Pb tính phi kim giảm dần , tính kim loại tăng dần .
C , Si : là phi kim
Ge : vừa kim loại vừa phi kim
Sn , Pb : là kim loại
C kém hoạt động hơn N2 , Si kém hoạt động hơn P
Sự biến đổi tính chất của các hợp chất
- Công thức chung : RH4 ( hợp chất với H )
- Độ bền nhiệt của các hợp chất hiđrua này giảm nhanh từ CH4 đến PbH4 .
- Các oxit có công thức chung : RO , RO2 .Trong đó R có số oxi hoá tương ứng +2 và +4 .
- CO2 , SiO2 : là oxit axit
- GeO2 , SnO2 , PbO2 và các hiđroxit tương ứng của chúng là các hợp chất lưỡng tính .
- C không những có khả năng tạo liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử của nguyên tố khác , mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon .
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ .
GV : Yêu cầu HS giải các bài tập 1 , 2 , 3 , 4. Tr. 77 . SGK
Học bài và xem trước bài : CACBON .
Tiết : 30
Tuần : 15
Ngày soạn: 18/ 11/07
Bài 20 : CACBON
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh biết :
Cấu trúc các dạng thù hình của cacbon
Tính chất vật lí , tính chất hoá học của cacbon
Vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống và kĩ thuật .
2. Kĩ năng :
Vận dụng được những tính chất vật lí , hoá học của cacbon để giải các bài tập có liên quan .
Biết sử dụng các dạng thù hình của cacbon trong các mục đích khác nhau .
II .CHUẨN BỊ :
GV : Mô hình than chì , kim cương ; Mẩu than gỗ , than muội .
HS : Xem lại kiến thức về cấu trúc tinh thể kim cương ( lớp 10) ; Tính chất hoá học của cacbon .
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 :
Kiểm tra bài cũ : Cho biết vị trí và tính chất của các nguyên tố nhóm cacbon ?
HOẠT ĐỘNG GIÁOVIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 2 :
Cho HS quan sát mô hình và mẫu vật để tìm hiểu cấu trúc các dạng thù hình của cacbon .
Dựa vào SGK và kiến thức thực tế trình bày tính chất vật lí các dạng thù hình của cacbon .
GV : Yêu cầu HS điền đầy đủ các thông tin vào bảng ?
Kim cương
Than chì
Cấu trúc
Tính chất
vật lí
Dựa vào SGK cho biết những thông tin về Fuleren và cacbon vô định hình ?
Hoạt động 3
Dựa vào cấu tạo của cabon : Trạng thái cơ bản
2s2 2p2
- Trạng thái kích thích :
2s1 2p3
Cho biết C có thể tồn tại những mức ( SOXH) nào ? Từ đó dự đoán tính chất hoá học của C ?
Cho VD minh hoạ ?
C thể hiện tính khử có thể tác dụng với những chất nào ? Viết PTHH chứng minh ?
C thể hiện tính oxi hoá có thể tác dụng với những chất nào ? Viết PTHH chứng minh ?
Hoạt động 4
Dựa vào tính chất lí , hoá học cho biết những ứng dụng của cacbon ? ( Của các dạng thù hình của C ) Giải thích tại sao C có những ứng dụng đó ?
VD : - Tại sao kim cương lại được dùng làm dao cắt thuỷ tinh , mũi khoan ?
- Tại sao than chì có thể dùng làm điện cực ?
Hoạt động 5
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và kiến thức thực tế của bản thân cho biết trạng thái tự nhiên của các dạng thù hình của C ?
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và kiến thức thực tế của bản thân cho biết cách điều chế của các dạng thù hình của C ?
GV bổ sung : Nếu nung kim cương lên đến 8000C trong ĐK không có KK , kim cương sẽ chuyển thành than chì .
- Muốn chuyển than chì thành kim cương nhất thiết phải dùng áp suất lớn ( Cho than chì vào Fe hoặc Si nung chảy rồi làm lạnh đột ngột ) kết tinh lại dưới dạng kim cương Tuy nhiên chưa có kết quả hoàn hảo .
GV lưu ý phương pháp điều chế : than cốc , than gỗ , than muội .
TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Cacbon tạo thành 1 số dạng thù hình , khác nhau về tính chất vật lí
Kim cương : Tinh thể không màu , trong
suốt , không dẫn điện , dẫn nhiệt kém , có khối lượng riêng là : 3,51 g/ cm3 . Tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử điển hình . Kim cương là chất cứng nhất trong tất cả các chất
Than chì : Tinh thể màu xám đen , có
ánh kim , dẫn điện tốt nhưng kém kim loại .Tinh thể than chì có cấu trúc lớp .Các lớp liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu . Nên than chì mềm , khi vạch trên giấy nó để lại vạch đen.
Fuleren : Gồm các phân tử C60 , C70 ,
Phân tử C60 có cấu trúc hình cầu rỗng , gồm 32 mặt với 60 đỉnh là 60 nguyên tử C .
Than điều chế nhân tạo : Than cốc , than gỗ , than xương , than muội gọi là cacbon vô định hình
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
HS :
- Số oxi hoá của C : - 4 , 0 , + 2 , + 4 .
- Tính khử và tính oxi hoá
- Ở nhiệt độ thường C khá trơ còn đun nóng C phản ứng với nhiều chất .
HS dựa vào Số OXH của C Tính chất hoá học của C :
1. Tính khử
Tác dụng với oxi : + Q
Ở nhiệt độ cao C khử CO2 CO
Tác dụng với hợp chất
+ 4HNO3 ( đặc ) + 4NO2 + 2H2O
2 . Tính oxi hoá
Tác dụng với hiđro : + 2 H2
Tác dụng với kim loại : 4Al + 3
ỨNG DỤNG
HS: Dựa vào SGK và tìm hiểu thực tế để trả lời :
Kim cương : Làm đồ trang sức , chế tạo mũi khoan , dao cắt thuỷ tinh và bột mài .
Than chì : Làm điện cực , làm nồi , chén để nấu hợp kim , chế tạo chất bôi trơn , bút chì đen
Than cốc : Làm chất khử trong luyện kim .
Than gỗ : Chế thuốc nổ đen , thuốc pháo , chất hấp phụ ( than hoạt tính ) . Than hoạt tính dùng trong mặt nạ phòng độc , công nghiệp hoá chất , y học
Than muội : Chất độn khi lưu hoá cao su , sản xuất mực in , xi đánh giày
TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – ĐIỀU CHẾ
Trạng thái tự nhiên
HS tham khảo SGK trả lời và tự ghi vào vỡ .
Điều chế .
Kim cương nhân tạo : Nung than chì ở
20000C , áp suất 50 – 100 nghìn atm , xúc tác Fe, Ni , Cr
Than chì nhân tạo : Nung than cốc ở 2500 –
30000C trong lò điện không có không khí .
Than cốc : Nung than mỡ khoảng 10000C trong
lò cốc không có không khí .
Than gỗ : Đốt cháy gỗ trong điều kiện thiếu
không khí .
Than muội : Nhiệt phân metan có xúc tác .
CH4 C + 2 H2 .
Than mỏ khai thác trực tiếp từ các vỉa than ở
sâu dưới mặt đất .
IV . CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Củng cố : Nêu tính chất vật lí , tính chất hoá học của các dạng thù hình của C ?
Dặn dò : Học bài và làm bài tập SGK .
Xem trước bài : HỢP CHẤT CỦA CACBON .
Tiết : 31
Tuần : 16
Ngày soạn: 19/11/07
Bài 21 HỢP CHẤT CỦA CACBON
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức : - HS biết
Cấu tạo phân tử của CO và CO2 .
Tính chất vật lí của CO và CO2 .
Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO và CO2 .
HS hiểu : Tính chất hoá học của CO và CO2 . Tính chất hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat .
2 . Kĩ năng
Củng cố kiến thức về liên kết hoá học .
Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các oxit của C trong đời sống và kĩ thuật
Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập lí thuyết và tính toán có liên quan .
II. CHUẨN BỊ
HS : Oân tập lại cách viết cấu hình e và phân bố e vào các ô lượng tử .Xem lại cấu tạo phân tử CO2 .
III .TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1
Nêu tính chất vật lí và ứng dụng của các dạng thù hình của nguyên tố cacbon ?
Nêu tính chất hoá học của C ? Viết phương trình phản ứng ?
Viết 2 PTHH chứng minh C thể hiện tính khử ? Viết 2 PTHH chứng minh C thể hiện tính oxi hoá ?
HOẠT ĐỘNG GIÁOVIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 2
Yêu cầu HS viết cấu hình e của :
C ( Z = 6 ) , O ( Z = 8 ) . Từ đó phân bố e vào các ô lượng tử ? ( ở TT cơ bản ) Nhân xét khả năng hình thành LK giữa các nguyên tử C và O ? Xác định số oxh của C trong CO ?
C ( Z = 6 ) : 1s22s22p2
2s2 2p2
O ( Z = 8 ) 1s22s22p4
2s2 2p4
GV : Nhận xét ý kiến của HS và kết luận :
Giữa 2 nguyên tử C và O hình thành 2 LK CHT và 1 LK cho - nhận
C và O LK với nhau bằng một LK ba .
CTCT : C = O
Hoạt động 3
Nghiên cứu SGK cho biết khí CO có những tính chất vật lí gì ?
So sánh CO và khí Nitơ có những đặc điểm nào giống và khác nhau ?
GV : Nhận xét ý kiến của HS và bổ sung :
CO và N2 có phân tử khối bằng nhau
Là chất khí không màu , không mùi , hơi nhẹ
hơn không khí , ít tan trong nước , nhiệt độ sôi nhiệt độ hoá rắn thấp .
Điểm khác là khí CO rất độc .
Hoạt động 4
Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm cấu tạo dự đoán tính chất hoá học của CO ?
Yêu cầu HS cho VD ? Viết PTHH ?
+ CuO + Cu
GV : Nhận xét ý kiến của HS và kết luận :
CO là oxit trung tính
CO có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật :
Nhiên liệu , chất khử trong luyện kim .
CO rất độc . Hiểm hoạ nhiễm độc CO thường
trong ôtô , xe tăng , tàu chiến , lò than , lò luyện kim
GV : Nhận xét ý kiến của HS và kết luận
Hoạt động 5
Nghiên cứu SGK cho biết CO được điều chế trong công nghiệp như thế nào ? Viết PTHH ?
Sản phẩm phụ của quá trình điều chế CO là gì ? Loại chúng ra khỏi CO như thế nào ?
Hoạt động 6
Yêu cầu HS viết CTCT ? Cho biết bản
chất của LK hóa học trong phân tử CO2 ?
GV kết luận :
- LK trong CO2 là LK CHT có cực
- Các nguyên tử LK với nhau bằng LK đôi .
- Phân tử có cấu tạo thẳng nên không phân cực .
Nghiên cứu SGK rút ra tính chất vật lí của
CO2 ?
GV kết luận :
Khí không màu , Nặng hơn KK , ít tan trong nước , dễ hoá lỏng , dễ hoá rắn .
Hoạt động 7
HS cho biết CO2 có những tính chất hoá
học gì và viết PTHH minh hoạ ?
GV nhận xét và giải thích :
Số oxh + 4 của C khá bền nên trong các phản
ứng khó bị thay đổi .
Tuy nhiên khi gặp chất khử mạnh Mg , Al
CO2 thể hiện tính oxh , CO2 không độc nhưng không duy trì sự sống .
Hoạt động 8
GV thông tin CO2 có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật và trong đời . Cần phải điều chế CO2 với số lượng lớn .
Yêu cầu HS cho biết CO2 được điều chế
trong phòng thí nghiệm như thế nào ? Viết PTHH minh hoạ ?
Yêu cầu HS cho biết CO2 được điều chế
trong công nghiệp như thế nào ?
GV bổ sung :
Đốt than cốc , dầu mỏ , khí thiên nhiên làm sạch Hoá rắn CO2
Thu CO2 là sản phẩm phụ của quá trình nung vôi , quá trình lên men rượu
Hoạt động 9
Yêu cầu HS cho biết đặc điểm và tính chất của axit H2CO3 ?
GV nhận xét và kết luận :
- H2CO3 là axit 2 nấc rất yếu và kém bền
- Tạo ra 2 loại muối : muối cacbonat trung hoà
( CO) và muối cacbonat axit ( HCO).
Cho biết 1 số VD các muối cacbonat ? Có thể phân muối cacbonat làm mấy loại ?
Cho biết tính tan của chúng như thế nào ?
GV : Đặt vấn đề , Muối cacbonat là muối của axit yếu ( H2CO3) , nên chúng có thể tác dụng với những chất nào ?
Yêu cầu HS cho VD viết PTHH minh hoạ ?
Từ phương trình ion rút gọn Bản chất của phản ứng ?
GV : Đặt vấn đề , các muối hiđro cacbonat là muối axit nên có thể tác dụng với những chất nào ? Cho VD viết PTHH minh hoạ ?
Ngoài ra ta thấy các muối cacbonat kém bền với nhiệt .
Yêu cầu HS cho VD viết PTHH minh hoạ ?
Cho biết 1 số ứng dụng của muối cacbonat trong thực tiễn ?
I . CACBON MONO OXIT
1. Cấu tạo phân tử :
HS viết cấu hình e của C và O :
C ( Z = 6 ) : 1s22s22p2 ; O ( Z = 8 ) 1s22s22p4
HS phân bố e ở lớp ngoài cùng vào các ô
lượng tử :
Trong phân tử CO , C có số oxi hoá là + 2
C ( Z = 6 ) : 1s22s22p2
2s2 2p2
O ( Z = 8 ) 1s22s22p4
2s2 2p4
HS kết luận :
Giữa 2 nguyên tử C và O hình thành 2 LK CHT và
một LK cho - nhận
C và O LK với nhau bằng một LK ba .
CTCT : C = O
2 . Tính chất vật lí
Hs nghiên cứu SGK trả lời :
CO là chất khí không màu , không mùi , không vị , hơi nhẹ hơn không khí , rất ít tan trong nước , hoá lỏng ở
-191,5 0C , hoá rắn ở – 205,2 0C , rất bền với nhiệt và rất độc .
3.Tính chất hoá học
HS trả lời :
CO rất kém hoạt động ở nhiệt độ thường
Khi đun nóng CO hoạt động mạnh hơn .
CO là oxit trung tính
CO là chất khử mạnh
CO cháy được trong không khí CO2
+ Q
Khi có than hoạt tính làm xúc tác , CO kết hợp với clo . CO + Cl2 COCl2 ( photgen )
CO khử nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao
4 . Điều chế
a) Trong công nghiệp
HS trả lời :
- Cho hơi nước đi qua than nung đỏ :
C + H2O CO + H2
Khí than ướt : Chứa khoảng 44% CO , còn lại là các khí CO2 , H2 , N2
Thổi không khí qua than nung đỏ(trong các lògas)
CO2 + C2CO
Khí lò gas ( khí than khô ) : Chứa khoảng 25% CO , ngoài ra còn có N2 , CO2
b) Trong phòng thí nghiệm :
HCOOH CO + H2O
II . CACBON ĐI OXIT
Cấu tạo phân tử : CO2
Công thức cấu tạo : O = C = O
Phân tử CO2 là phân tử không có cực .
Tính chất vật lí
CO2 là chất khí không màu , nặng gấp 1,5 lần
không khí , tan không nhiều trong nước ( ĐK thường 1 lít H2O hoà tan 1 lít CO2 )
Ở nhiệt độ thường , khi nén dưới áp suất 60 atm ,
khí CO2 hoá lỏng . Khi làm lạnh đột ngột ở – 760C , khí CO2 hoá thành khối rắn , trắng , gọi là “ nước đá khô ”
Tính chất hoá học
Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất .
Kim loại có tính khử mạnh Mg , Al có thể cháy trong CO2 .
CO2 là oxit axit
Tác dụng với oxit bazơ và bazơ Muối cacbonat
CO2 tác dụng với H2O Dung dịch axit cacbonic
CO2 + H2O H2CO3
Điều chế
Trong phòng thí nghiệm
HS : Cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi :
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
Trong công nghiệp
Khí CO2 được thu từ các quá trình đốt cháy than , quá trình chuyển hoá khí thiên nhiên , các sản phẩm dầu mỏ , quá trình nung vôi , quá trình lên men rượu ,
III. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
1.Axit cacbonic : H2CO3
Axit H2CO3 là axit rất yếu kém bền , dễ bị phân huỷ thành khí CO2 và H2O .
Axit H2CO3 là axit 2 nấc :
H2CO3 ; K1 = 4,5 . 10 – 7
; K2 = 4,8 . 10 – 11
2. Muối cacbonat
Có 2 loại : - Muối hiđro cacbonat :
VD : NaHCO3 , KHCO3 , NH4HCO3 .
Muối cacbonat :
VD : Na2CO3 , K2CO3 , (NH4)2CO3 .
Tính chất
Tính tan :
Các muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm ( trừ Li2CO3 ) , amoni và các muối hiđro cacbonat dễ tan trong nước ( trừ NaHCO3 hơi ít tan ) .
Các muối cacbonat trung hoà của những kim loại khác không tan hoặc ít tan trong nước .
Tác dụng với axit
HS lấy VD viết PTHH và phương trình ion rút gọn :
VD1 : NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
HCO + H+ H2O + CO2
VD 2 : Na2CO3 + 2HCl NaCl + H2O + CO2
CO + 2H+ H2O + CO2
Tác dụng với dung dịch kiềm
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
HCO + OH – CO + H2O
Phản ứng nhiệt phân .
MgCO3 MgO + CO2
2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2
Ứng dụng
CaCO3 tinh khiết là chất bột nhẹ , màu
trắng .
Dùng làm chất độn trong cao su và 1 số ngành công nghiệp
Na2CO3 khan , còn gọi là sođa khan , là chất bột màu trắng tan nhiều trong nước .
Dùng trong công nghiệp thuỷ tinh , đồ gốm , bột giặt ,.
NaHCO3 là chất tinh thể màu trắng , hơi ít tan trong nước
Dùng trong công nghiệp thực phẩm , trong y học
(dùng làm thuốc để giảm đau dạ dày do thừa axit ) ,
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Nhắc lại cấu tạo phân tử , tính chất , cách điều chế của các hợp chất CO , CO2 , H2CO3 và các muối cacbonat ?
Yêu cầu HS giải bài tập 2 , 3 Tr. 88 SGK
Về nhà học bài và làm các bài tập 4 ,5 , 6 Tr. 88 SGK
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_19_khai_quat_ve_nhom_cac.doc