Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 22: Silic và hợp chát của Silic - Lưu Ngọc Hân

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1. Kiến thức:

 Học sinh biết:

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của silic

- Tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất silic.

- Phương pháp điều chế và ứng dụng của các hợp chất silic.

 2. kĩ năng

 - Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan.

 - Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề liên quan trong thực tế đới sống.

 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp đàm thoại, diễn giảng

 - Phương tiện:

 GV: Mẫu vật cát, dung dịch Na2SiO3, HCl, phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thủy tinh.

 HS: Xem trước bài học.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

CaCO3  CO2  NaHCO3  Na2CO3  MgCO3  MgCl2  Mg(NO3)2  Mg(NO2)2

GV nhận xét và cho điểm

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 22: Silic và hợp chát của Silic - Lưu Ngọc Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 31 Bài 22: SILIC VÀ HỢP CHÁT CỦA SILIC I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: Học sinh biết: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của silic Tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất silic. Phương pháp điều chế và ứng dụng của các hợp chất silic. 2. kĩ năng - Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan. - Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề liên quan trong thực tế đới sống. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN - Phương pháp đàm thoại, diễn giảng - Phương tiện: GV: Mẫu vật cát, dung dịch Na2SiO3, HCl, phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thủy tinh. HS: Xem trước bài học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: CaCO3 ® CO2 ® NaHCO3 ® Na2CO3 ® MgCO3 ® MgCl2 ® Mg(NO3)2 ® Mg(NO2)2 GV nhận xét và cho điểm Dạy bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS I/ Silic: 1. Tính chất vật lí: - Có hai dạng thù hình: tinh thể và vô định hình - Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy rất cao (giống cacbon) - Silic tinh thể có tính bán dẫn (khác cacbon) 2. Tính chất hóa học: a. Tính khử: - Tác dụng với phi kim: Si + O2 SiO2 - Tác dụng với hợp chất: b. Tính oxi hóa: 3. Trạng thái tự nhiên: - Tồn tại dạng hợp chất (khác cacbon) - Hợp chất chủ yếu: cát (SiO2), khoáng silicat, cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O),. 4. Ứng dụng và điều chế: a. Ứng dụng: Silic có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật + Kĩ thuật vô tuyến điện tử +Luyện kim: chế tạo thép silic b. Điều chế: Cho SiO2 tác dụng với chất khử mạnh ở nhiệt độ cao: 2C + SiO2 Si + 2CO 2Mg + SiO2 Si + MgO II/ Hợp chất của silic: 1. Silic đioxit: a. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên: - SiO2 màu trắng, rất cứng, không tan trong nước, khi lẫn tạp chát thường cso màu. - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. b. Tính chất hóa học: - SiO2 là oxit axit (tác dụng với kiềm đặc hoặc muối cacbonat nóng chảy) SiO2 + 2NaOH à Na2SiO3 + H2O SiO2 + Na2CO3 à Na2SiO3 + CO2 - SiO2 tan trong HF 4HF + SiO2 à SiF4 + 2H2O 2. Axit silixic và muối silicat: a. Axit silixic: - Kết tủa keo, không tan trong nước: - Dễ mất nước khi đun nóng. H2SiO3 à H2O + SiO2 - Là axit rất yếu: Na2SiO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2SiO3 Na2SiO3 + CO2 + H2O à H2SiO3 + Na2CO3 b. Muối silicat: Chỉ có muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước và dung dịch thu được có môi trường kiềm: Na2SiO3 + H2O NaOH + NaHSiO3 Hoạt động 1 (5 phút) GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và so sánh tính chất vật lí của Si và C. HS nhận xét được tính bán dẫn của silic. Hoạt động 2 (7 phút) GV yêu cầu học sinh so sánh tính chất hóa học giữa silic và cabon. HS: Vì là trạng thái số oxi hóa trung gian nên silic vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. GV yêu cầu HS viết các phản ứng chứng minh(phản ứng với phi kim, dd kiềm, kim lọai) Hoạt động 3 (3 phút) GV yêu cầu HS nghiên cứa sách giáo khoa và cho biết các dạng khác nhau của silic trong tự nhiên HS: trả lời Hoạt động 4 (5 phút) GV: Em hãy nêu ứng dụng của silic? GV giới thiệu pp điều chế silic. Hoạt động 5 (10 phút) GV cho học sinh quan sát mẫu vật thach anh, cát và yêu cầu học sinh nhận xét tính chất vật lí của SiO2. HS: SiO2 là chất rắn rất cứng, nhiệt độ nóng chảy cao. GV: SiO2 có những tính chất hoá học gì? viết PTHH minh hoạ? Hoạt động 6 (7 phút) GV: Em hãy nêu những tính chất vật lí của H2SiO3? GV thực hiện thí nghiệm biểu diễn cho dung dịch Na2SiO3 tác dụng với dung dịch HCl, CO2. Yêu cầu học sinh viết phản ứng và nhận xét tính axit của H2SiO3. HS: H2SiO3 sinh ra không tan trong nước. chứng tỏ nó bị H2CO3 đẩy ra khỏi muối. => H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic. GV yêu cầu HS tra bảng tính tan nhận xét, tính chất muối silicat. HS: Hầu hết muối silicat không tan trong nước. GV nhúng giấy quỳ vào dd Na2SiO3 HS quan sát và nhận xét. 4. Củng cố: Bài tập 3 trang 108 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập trang 92 SGK. - Chuẩn bị bài ‘Công nghiệp silicat’. IV. RÚT KINH NGHIỆM .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_22_silic_va_hop_chat_cua.doc