Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 53: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên

I Mục tiêu :

1. Kiến thức:

* Học sinh biết : các nguồn hidrocacbon trong tự nhiên, thành phần và các phương pháp chế biến chúng. Các ứng dụng của hidrocacbon trong công nghiệp và đời sống.

* Học sinh hiểu: vì sao dầu mỏ có mùi khó chịu? Tại sao dầu mỏ không có nhiệt độ sôi xác định? Vì sao khí thiên nhiên và khí dầu mỏ dùng làm nhiên liệu trong nhà máy nhiệt điện.

2. Kĩ năng : phân biệt khí dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí than cốc.

3. Thái độ : nghiêm túc.

4. Trọng tâm : dầu mỏ

II. Phương pháp : trực quan, đàm thoại, tự tìm hiểu.

III. Chuẩn bị:

1. GV : giáo án, hình ảnh, tư liệu về giếng dầu, mỏ than, các sản phẩm từ dầu mỏ.

2. HS : tìm hiểu các thông tin có liên quan đến bài học.

IV. Các hoạt động dạy học :

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

3.Bài mới:

Hoạt động 1: (vào bài) Tại sao lại có những cuộc chiến tranh vì dầu mỏ trên thế giới? Giới thiệu một số sản phẩm từ dầu mỏ, sơ đồ cấu tạo mỏ dầu. Từ đó đặt vấn đề: trong mỏ dầu chứa những chất gì mà có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như vậy?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 53: Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Hóa 11 cơ bản Tuần: 09 Ns: Tiết PPCT: 53 Lớp: 11B3 Nd: NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN I Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết : các nguồn hidrocacbon trong tự nhiên, thành phần và các phương pháp chế biến chúng. Các ứng dụng của hidrocacbon trong công nghiệp và đời sống. * Học sinh hiểu: vì sao dầu mỏ có mùi khó chịu? Tại sao dầu mỏ không có nhiệt độ sôi xác định? Vì sao khí thiên nhiên và khí dầu mỏ dùng làm nhiên liệu trong nhà máy nhiệt điện. 2. Kĩ năng : phân biệt khí dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí than cốc. 3. Thái độ : nghiêm túc. 4. Trọng tâm : dầu mỏ II. Phương pháp : trực quan, đàm thoại, tự tìm hiểu. III. Chuẩn bị: 1. GV : giáo án, hình ảnh, tư liệu về giếng dầu, mỏ than, các sản phẩm từ dầu mỏ. 2. HS : tìm hiểu các thông tin có liên quan đến bài học. IV. Các hoạt động dạy học : 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động 1: (vào bài) Tại sao lại có những cuộc chiến tranh vì dầu mỏ trên thế giới? Giới thiệu một số sản phẩm từ dầu mỏ, sơ đồ cấu tạo mỏ dầu. Từ đó đặt vấn đề: trong mỏ dầu chứa những chất gì mà có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như vậy? Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 2: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết: túi dầu là gì? Có cấu tạo ra sao? - Thế nào là dầu mỏ? Thành phần hóa học của dầu mỏ ra sao? Hoạt động 3: +thành phần dầu mỏ. - Vì sao dầu mỏ lại có mùi khó chịu và mỏ dầu ở miền nam VN lại thuận lợi cho việc chế hóa và sử dụng. + Khai thác: -Người ta làm gì để khai thác dầu mỏ? Hiện tượng nào khiến ta xác định sự có mặt của dầu mỏ? - Họ làm gì khi lượng dầu giảm? Vì sao làm vậy? Hoạt động 4: dầu mỏ mới lấy lên từ giếng dầu gọi là dầu thô. Để nâng cao giá trị sử dụng người ta phải làm gì? + Chưng cất: dầu mỏ được chưng cất ở đâu, đk ? - Quan sát hình 7.5 SGK: các sản phẩm nào thu được khi chưng cất phân đoạn dầu mỏ? Ưùng dụng của chúng. + Chế biến hóa học: tại sao phải chế biến hóa học các phân đoạn dầu mỏ? Phương pháp thường dùng trong các quá trình đó? - GV giải thích thuật ngữ ‘crăckinh’, viết pthh minh họa. - GV đưa thí dụ chuyển HC mạch không nhánh thành Hc mạch nhánh, vòng và cho biết đó là hiện tượng rifominh. Hoạt động 5: - So sánh khí thiên nhiên và khí mỏ dầu dưới dạng bảng để trống nội dung. - Giải thích thêm để HS hiểu rõ hơn thành phần và ứng dụng của 2 khí đó. Hoạt động 5: Đưa ra câu hỏi HS trả lời để nắm kiến thức. -nguyên nhân hình thành than mỏ? Có những loại than mỏ nào? -Để thu được than cốc cần đi từ nguyên liệu nào? Đk thực hiện? - Đặc điểm, thành phần của khí lò cốc? - GV cung cấp theo kiến thức về nhựa than đá. * Củng cố: có những nguồn hidrocacbon nào trong thiên nhiên? Thành phần, cách khai thác, chế biến dầu mỏ (khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, than đá). Ưùng dụng các nguồn hidrocacbon đó. Dựa vào SGK - tính chất của dầu mỏ - Dựa vào SGK: chứa lượng nhỏ hợp chất của N, S, vô cơ dạng hòa tan. Mỏ dầu phía Nam lượng S rất ít. - dựa vào SGK - bơm hút dầu hay bơm nước xuống. Loại bỏ nước, muối và phá nhũ tương. Chưng cất phân đoạn. Dùng pp hóa học. - Chưng cất dưới P thường, trong những tháp cất liên tục. - Dựa vào hình 7.5 SGK để phát biểu: dầu hỏa, dầu điezen, dầu nhờn. - Tăng giá trị sử dụng của dầu mỏ. - Crăckinh và rifominh. Rút ra khái niệm rifominh. HS điền thông tin vào. -Than mỏ là phần còn lại của cây cỏ cổ đại đã bị biến hóa. - Than gầy, than mở, than nâu. Dựa vào SGK Dựa vào SGK I, DẦU MỎ: Dầu mỏ nằm trong các túi dầu trong lòng đất. - Túi dầu: các lớp nham thạch có nhiều lỗ xốp chứa chứa dầu được bao quanh bởi một lớp khoáng sét không thấm nước và khí. Túi dầu gồm 3 lớp: lớp trên là khí đồng hành, lớp giữa là lớp dầu, lớp cuối là nước và cặn. 1. Thành phần: - Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. - Thành phần: chủ yếu là ankan, xicloankan, hidrocacbon thơm, lượng nhỏ hợp chất hữu cơ chứa nitơ, lưu huỳnh, rất ít các chất vô cơ. 2. Khai thác: Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan (giếng dầu) sâu xuống lòng đất; đầu tiên, dầu sẽ tự phun lên do áp suất của khí dầu mỏ. Khi lượng dầu giảm, người ta phải dùng bơm hút dầu lên hay bơm nước xuống. 3. Chế biến: - Loại bỏ nước, muối và phá nhũ tương. - Chưng cất phân đoạn (phương pháp vật lí). - Dùng phương pháp hóa học: như cracking, rifominh. a. Chưng cất: Chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường, trong những tháp cất liên tục. b. Chế biến dầu mỏ để: - Tăng giá trị sử dụng của dầu mỏ. - Phương pháp thường dùng: crăckinh và rifominh. * Crăckinh: quá trình ‘bẽ gãy’ phân tử hidrocacbon mạch dài để tạo thành các phân tử hidrocacbon mạch ngắn hơn nhờ xúc tác của nhiệt hay của xúc tác và nhiệt. -Thí dụ: -Sản phẩm của quá trình crackinh là xăng và khí crackinh * Rifominh: quá trình dùng xúc tác và nhiệt làm biến đổi cấu trúc của phân tử hidrocacbon từ mạch cacbon không nhánh thành phân nhánh (đồng phân hóa), từ không thơm thành thơm. II. KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ DẦU MỎ: Khí thiên nhiên Khí mỏ dầu ( khí đồng hành) Thành phần - có nhiều ở mỏ khí. - tích tụ trong các lớp đất, đá xốp ở những độ sâu khác nhau. - thành phần chủ yếu là CH4 (95%) và một số đồng đẳng thấp của metan: C2H6, C3H8, C4H10. - có nhiều trong mỏ dầu. - một phần tan trong dầu mỏ, phần lớn được tích tụ lại thành lớp khí phái trên lớp dầu. - thành phần gồm CH4 (50-70% thể tích) và một số ankan khác. Ưùng dụng và liên hệ - được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện. + khí thiên nhiên ở Tiểu Hải (Thái Bỉnh). + khí dầu mỏ ở mỏ Bạch Hổ, Lan Tây, Lan Đỏ - là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu quan trọng. - khí thiên nhiên và khí mỏ dầu ở Việt Nam có chất lượng tốt do có rất ít hợp chất chứa lưu huỳnh. III. THAN MỎ: -Than mỏ là một trong các loại nhiên liệu, nguyên liệu quan trọng. -Than mỏ là phần còn lại của cây cỏ cổ đại đã bị biến hóa. Than mỏ có 3 loại chính: than gầy, than mỡ và than nâu. - Khí lò cốc là hỗn hợp các khí dễ cháy. Thành phần theo thể tích: 59%H2, 25%CH4, 3% các hidrocacbon, 6% CO, 7% CO2, N2, O2. - Nhựa than đá; là chất lỏng chứa nhiều hidrocacbon thơm và phenol. Từ nhựa than đá tách ra nhiều chất có giá trị như: benzen, toluen, phenol, naphtalen và hắc ín. + Các hợp chất thơm thu được từ chưng cất than đá là nguồn bổ sung nguyên liệu đáng kể cho công nghiệp. + Việt Nam có cơ sở luyên cốc ở Thái Nguyên, chủ yếu cung cấp than cốc cho các lò luyện kim. 4. Dặn dò: chuẩn bị bài hệ thống hidrocacbon. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_53_nguon_hidrocacbon_thien_n.doc