Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 5: Phân loại các chất điện ly

I. Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức :

 - Biết được thế nào là độ điện ly, cân bằng điện ly.

 - Biết được thế nào là chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu.

 2. Về kĩ năng :

 - Vận dụng độ điện ly để biết chất điện ly yếu, mạnh.

 - Dùng thực nghiệmđể nhận biết chất điện li mạnh, yếu, không điện ly.

II. Chuẩn bị:

 Gv: Dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn điện của dd. Dung dịch HCl 0,1M và CH3COOH 0,1M.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong

2. Bài mới :

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 5: Phân loại các chất điện ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24/09/2005 Tiết pp : 7 Bài 5: phân loại các chất điện ly I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Biết được thế nào là độ điện ly, cân bằng điện ly. - Biết được thế nào là chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu. 2. Về kĩ năng : - Vận dụng độ điện ly để biết chất điện ly yếu, mạnh. - Dùng thực nghiệmđể nhận biết chất điện li mạnh, yếu, không điện ly. II. Chuẩn bị : Gv : Dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn điện của dd. Dung dịch HCl 0,1M và CH3COOH 0,1M. III. Tổ chức hoạt động dạy học: ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong Bài mới : Nội dung Hoạt động thầy và trò I. Độ điện ly : 1. Thí nghiệm : SGK -Kết luận : Các chất khác nhau có khả năng phân ly khác nhau. 2. Độ điện ly (a) của 1 chất điện ly là tỉ số của số phân tử phân ly ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (n0) a = 0 < a ≤ 1 Vd : Trong dd CH3COOH cứ 100 phân tử hòa tan thì có 2 phân tử phân li ra ion. Độ điện ly là : a = = 0,02 hay 2% II. Chất điện ly manh và chất điện ly yếu: 1. Chất điện ly mạnh : - Khái niệm: Sgk - a của chất điện li mạnh bằng 0 - Dùng -> để chỉ chất điện ly mạnh trong pt điện li. - Từ pt điện ly, nồng độ chất điện -> Tính được nồng độ các ion trong dd. Vd: Tính [CO32-] và [Na+] trong dd Na2CO30,1M Na2CO3 -> Na+ + CO32- Theo ptđl = 2= 2.0,1=0,2 (mol) = = 0,1 (mol) 2. Chất điện ly yếu: a) Khái niệm: Sgk - a của chất điện li yếu: 0<a<1 - Dùng D để chỉ chất điện ly yếu trong pt điện li. b) Cân bằng điện li: - Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Quá trình điện li sẽ đạt đến trạng thía cân bằng gọi là cân bằng điện li được dặc trưng bởi hằng số điện li Vd: CH3COOH DCH3COO- + H+ Có K= ( K chỉ phụ thuộc vào t0) - Sự chuyển dịch cân bằng cũng tuân theo nguyên lí Lơ sa-tơ-li-e. c) ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li: Khi pha loãng dd độ điện li của chất điện li tăng Hoạt động 1 - Gv giới thiệu dụng cụ, hóa chất và làm thí nghiệm. - Hs quan sát, nhận xét và rút ra kết luận : Với dd HCl bóng đèn sáng rõ hơn so với dd CH3COOH. Điều đó chứng tỏ nồng độ ion trong dd HCl lớn hơn trong dd CH3COOH. Do đó HCl phân li mạnh hơn CH3COOH. - Gv kết luận: Các chất khác nhau có khả năng phân ly khác nhau. Hoạt động 2 - Gv đặt vấn đề : Để chỉ mức độ phân ly của chất điện ly người ta dùng đại lượng độ điện ly. - Gv viết biểu thức độ đly và giải thích các đại lượng. - Gv yêu cầu Hs dựa vào biểu thức phát biểu về độ đly . - Gv: Hãy cho biết độ đly a nhận các giá trị như thế nào - Hs : Độ điện ly a của chất điện ly có thể có các giá trị nằm trong khoảng 0 < a ≤ 1. - Gv: Dựa vào độ điện ly có thể tính được nồng độ các ion trong dd. Gv lấy một số ví dụ để Hs hiểu hơn về độ điện ly a. Hoạt động 3 - Gv yêu cầu Hs nghiêncứu Sgk và cho biết: Thế nào là chất đly mạnh? Chất điện ly mạnh có độ đly bằng mấy ? - Hs phát biểu định nghĩa Sgk. Dựa vào biểu thức tính độ đly và định nghĩa về chất đly mạnh tính được a=1. - Gv: Các chất điện ly mạnh là + Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HclO4 + Các bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2 + Hầu hết các muối  (Gv để Hs điền các axit mạnh, bazơ mạnh và muối vào sau dấu 2 chấm). - Gv : sự điện ly của chất điện ly mạnh được biểu diễn bằng phương trình điện ly và dùng -> để chỉ chiều điện ly và đó là sự điện li hoàn toàn. - Gv yêu cầu Hs viết pt điện ly các chất Hs vừa điền. - Gv : Dựa vào pt điện ly có thể tính được nồng độ các ion trong dd nếu biết nồng độ chất điện ly. - Gv yêu cầu Hs tính nồng độ ion 1 số dd. Hoạt động 4 - Gv yêu cầu Hs nghiêncứu Sgk và cho biết: Thế nào là chất đly yếu ? Chất điện ly yếu có độ đly bằng mấy ? - Hs phát biểu định nghĩa Sgk. Dựa vào biểu thức tính độ đly và định nghĩa về chất đly mạnh tính được 0<a<1. - Gv: Các chất điện ly yếu là + Các axit yếu: H2S, CH3COOH, H2CO3, HF, H2CO3 + Các bazơ yếu: Fe(OH)3, Mg(OH)2 (Gv để Hs điền các axit yếu vào sau dấu 2 chấm). - Gv : sự điện ly của chất điện ly mạnh được biểu diễn bằng phương trình điện ly và dùng mủi tên 2 chiều trong pt điện ly.Vậy đó là quá trình thuận nghịch. - Gv yêu cầu Hs viết pt điện ly một số chất điện ly yếu. - Gv đặt vấn đề: Sự điện ly của chất điện ly yếu có đầy đủ những đặc trưng của quá trình thuận nghịch. Vậy đặc trưng của quá trình thuận nghịch là gì ? - Hs: + Pư thuận nghịch sẽ đạt đến ttcb. Đó là cb động. + Trạng thái cb được đặc trưng bởi hằng số cân bằng. + Chuyển dịch cân bằng tuân theo nguyên lý Lơsatơlie. - Gv: Tương tự nhw vậy quá trình điện li sẽ đạt đến trạng thái cân bằng gọi là cân bằng điện ly. Cân bằng điện ly được đặc trưng bởi hằng số điện ly. - Gv yêu cầu Hs viết biểu thức tính hằng số điện li cho quá trình đli: CH3COOH D CH3COO- + H+ - Hs: K = K chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ - Gv: Sự chuyển dịch cb đly cũng tuân theo nguyên lý Lơsatelie. - Gv nêu câu hỏi: Khi pha loãng dd độ điện li của các chất điện li tăng. Vì sao ? 3. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2, 3, 4, 5 Về nhà xem lại các khái niệm axit bazơ đã học ở cấp 2, cho mỗi loại 3 ví dụ và viết phương trình điện li của các axit bazơ đó. 4) Rút kinh nghiệm: không.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_5_phan_loai_cac_chat_die.doc