I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức :
- Biết khái niệm axit, bazơ, theo thuyết A-rê-ni-ut và Bron-stet.
- Biết ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
- Biết muối là gì và sự điện li của muối.
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng lí thuyết axit-bazơ của A-rê-ni-ut và Bron-stet để phân biệt axit, bazơ, lưỡng tính và trung tính.
- Biết viết phương trình điện li của muối.
- Dựa vào hằng số phân li axit, bazơ để tính nồng độ ion H+ và OH- trong dd.
II. Chuẩn bị:
Gv: Dụng cụ : ống nghiệm.
Hóa chất: Dung dịch NaOH, muối Zn, dd HCl, NH3, quỳ tím.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1 ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, tác phong.
2 Kiểm tra bài cũ: Trong các chất sau chất nào là chất điện li yếu, điện li mạnh: HNO3, HCl, H2SO4, H2S, H2CO3, KOH, Ba(OH)2, NaOH, Fe(OH)2 Viết phương trình điện li của chúng?
3 Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 6: Axit, Bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25/09/2005
Tiết pp: 9,10
Bài 6 : Axit, Bazơ và muối
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết khái niệm axit, bazơ, theo thuyết A-rê-ni-ut và Bron-stet.
- Biết ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
- Biết muối là gì và sự điện li của muối.
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng lí thuyết axit-bazơ của A-rê-ni-ut và Bron-stet để phân biệt axit, bazơ, lưỡng tính và trung tính.
- Biết viết phương trình điện li của muối.
- Dựa vào hằng số phân li axit, bazơ để tính nồng độ ion H+ và OH- trong dd.
II. Chuẩn bị :
Gv : Dụng cụ : ống nghiệm.
Hóa chất: Dung dịch NaOH, muối Zn, dd HCl, NH3, quỳ tím.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số, tác phong.
Kiểm tra bài cũ : Trong các chất sau chất nào là chất điện li yếu, điện li mạnh : HNO3, HCl, H2SO4, H2S, H2CO3, KOH, Ba(OH)2, NaOH, Fe(OH)2 Viết phương trình điện li của chúng ?
Bài mới :
Nội dung
Hoạt động thầy và trò
I. Axit, Bazơ, theo thuyết A-rê-ni-ut:
1. Định nghĩa:
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.
- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
2. Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc:
a) Axit nhiều nấc:
- Axit mà một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc.
Vd: HCl, HNO3, CH3COOH
- Axit mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc.
Vd: H2SO4, H3PO4, H2S
b) Bazơ nhiều nấc:
- Bazơ mà một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion OH- là bazơ một nấc.
Vd: NaOH, KOH
- Bazơ mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là bazơ nhiều nấc.
Vd: Ba(OH)2, Ca(OH)2
Các axit, bazơ nhiều nấc phân li lần lượt theo từng nấc.
3. Hiđroxit lưỡng tính:
- Kn: Sgk
Vd: Zn(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính
Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 D 2H+ + ZnO22-
- Một số Hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2 Tính axit và bazơ của chúng đều yếu.
II. Khái niệm axit-bazơ theo thuyết Bron-stet:
1. Định nghĩa: Sgk
Vd1: CH3COOH + H2O D CH3COO- + H3O+
Axit Bazơ Bazơ Axit
Vd2: NH3 + H2O D NH4+ + OH-
Bazơ Axit Axit Bazơ
Vd3: HCO3- + HOH D CO32- + H3O+
Axit Bazơ Bazơ Axit
HCO3- + HOH D H2CO3 + OH-
Bazơ Axit Axit bazơ
=> HCO3-, H2O là chất lưỡng tính.
Vậy chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng nhận proton và vừa có khả năng nhường proton.
2. Ưu điểm của thuyết Bron-stêt: Sgk
III. Hằng số phân li axit và bazơ:
1) Hằng số phân li axit:
CH3COOH D CH3COO- + H+
Tại trạng thái cb: Ka=
2) Hằng số phân li bazơ:
NH3 + H2O D NH4+ + OH-
Tại trạng thái cb: Kb=
Chú ý: - Ka, Kb chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Ka, Kb càng bé lực axit, bazơ càng yếu.
IV. Muối:
1) Định nghĩa: Sgk
2) Phân loại:
- Muối trung hòa: Trong ptử không còn H.
Vd: NaCl. Na2SO4, Na2CO3...
- Muối axit: trong phân tử vẫn còn H.
Vd: NaHCO3, NaH2PO4...
3) Sự điện li của muối trong nước:
- Hầu hết muối tan đều phân li mạnh.
- Nếu gốc axit còn chứa H có tính axit thì gốc này phân li yếu ra H+
Vd: HSO3- D H+ + SO32-
Hoạt động 1
- Gv cho Hs nhắc lại các khái niệm về axit, bazơ đã học ở các lớp dưới và cho ví dụ.
- Gv: Các axit, bazơ là những chất điện ly. Hãy viết phương trình điện ly của các axit và bazơ đó.
- Gv yêu cầu 2 Hs lên bảng viết 3 phương trình đly của 3 axit và 3 bazơ. Nhận xét về các ion do axit và bazơ ply ra.
- Gv Kl: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+ ,bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
Hoạt động 2
- Gv: Dựa vào phương trình đly Hs viết trên bảng, cho Hs nhận xét về số ion H+ được ply ra từ mỗi ptử axit.
- Gv nhấn mạnh : Axit mà một phân tử chỉ phân ly một nấc ra ion H+ là axit một nấc. Axit mà một phân tử phân ly nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc.
- Gv yêu cầu Hs lấy ví dụ về axit một nấc , axit nhiều nấc. Sau đó viết phương trình ply theo từng nấc của chúng.
- Gv dẫn dắt Hs tương tự như trên để hình thành khái niệm bazơ một nấc và nhiều nấc.
- Gv : Đối với axit mạnh nhiều nấc và bazơ mạnh nhiều nấc thì chỉ có nấc thứ nhất điện li hoàn toàn.
Hoạt động 3
- Gv làm thí nghiệm, Hs quan sát và nhận xét.
+ Cho dd HCl vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2
+ Cho dd NaOH vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2
- Hs: Cả 2 ống Zn(OH)2 đều tan. Vậy Zn(OH)2 vừa pư với axit vừa pư với bazơ.
- Gv kết luận: Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.
- Gv đặt vấn đề: Tại sao Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính?
- Gv giải thích: Theo A-re-ni-ut thì Zn(OH)2 vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiẻu bazơ:
+ Phân li theo kiểu bazơ: Zn(OH)2 D Zn2+ + OH-
+ Phân li theo kiểu axit: Zn(OH)2 D 2H+ + ZnO22-
( Hay: H2ZnO2 D 2H+ + ZnO22- )
- Gv: Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2 Tính axit và bazơ của chúng đều yếu.
Hoạt động 4
- Gv đưa ra tình huống : Cho Hs quan sát TN nhúng mẩu quỳ vào dd NH3. Dựa vào sự thay đổi màu quỳ tím Hs kết luận dd NH3 có tính bazơ.
- Gv viết CTPT NH3 lên bảng : Theo thuyết A-re-ni-ut thì NH3 không thể là Bazơ được vì phân tử không chứa nhóm OH nên khi tan trong nước không thể phân li ra OH- được nhưng thực tế dd NH3 có tính bazơ. Chỉ có thể giải thích điều này dựa trên thuyết Bron-stet.
Theo thuyết Bron-stet khi tan tronh nước, phân tử NH3 tác dụng với phân tử nước sinh ra ion OH- :
NH3 + H2O D NH4+ + OH- (1)
Dd NH3 có ion OH- nên có tính bazơ. NH3 nhận proton từ nước nên có tính bazơ.
Tương tự như vậy khi hòa tan CH3COOH vào nước
CH3COOH + H2O D CH3COO- + H3O+
CH3COOH nhường proton cho nước là axit.
Vậy theo Bron-stet bazơ là chất nhường proton; axit là chất nhận proton.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét: Theo thuyết Bron-stet thì vai trò của nước là gì ?
- Hs : (1) : là axit; (2): là bazơ.
- Gv: Vậy nước là chất lưỡng tính.
- Gv ra bài tập: Dựa vào thuyết Bron-stet hãy chứng minh ion HCO3- là chất lưỡng tính
- Hs: HCO3- + HOH D H3O+ + CO32-
Trong pư này HCO3- nhường H+ nên là axit
HCO3- + HOH D H2CO3 + OH-
Trong pư này HCO3- nhận H+ -> bazơ.
Vậy HCO3- là chất lưỡng tính.
- Gv tổng kết: Axit là chất nhường proton, bazơ là chất nhận proton. Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng nhận proton và vừa có khả năng nhường proton.
- Gv: Nêu những ưu nhược điểm của từng thuyết.
Hoạt động 5
- Gv yêu cầu Hs viết phương trình điện li và viết biểu thức hằng số phân li của axit yếu CH3COOH.
- Gv: Bằng cách tương tự hãy viết hằng số phân li bazơ của cân bằng: NH3 + H2O D NH4+ + OH-
- Hs: KC=
- Gv: KC[H2O] = nhưng do dd loãng nên [H2O] thay đổi không đáng kể so với ban đầu nên đặt Kb=Kc[H2O] gọi là hằng số phân li bazơ.
- Gv chú ý Hs: - Ka, Kb chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Ka, Kb càng bé lực axit, bazơ càng yếu.
Hoạt động 6
- Gv yêu cầu Hs cho ví dụ về muối, viết phương trình điện li của chúng ? Từ đó cho biết muối là gì ?
- Gv yêu cầu Hs cho biết muối được chia thành mấy loại
Cho ví dụ ?
- Gv lưu ý Hs: những muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan một lượng rất nhỏ, phần nhỏ đó điện li.
4) Dặn dò: Về nhà làm bài tập 4, 5, 7, 8 Sgk.
5) Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_6_axit_bazo_va_muoi.doc