I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
- Giải bài tập liên quan
II. Phương pháp và phương tiện:
- Phương pháp: đàm thoại, HS thảo luận
- Phương tiện: tranh ảnh có liên quan
- Chuẩn bị: HS chuẩn bị trước ở nhà
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho biết môi trường của các dd muối sau: NH4Cl, Cu(NO3)2, NaCl, CH3COONa. giải thích bằng PTHH?
GV nhận xét và cho điểm
3. Dạy bài mới
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 7: Luyện tập phản ứng trong dung dịch các chất điện li - Lưu Ngọc Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: LUYỆN TẬP
PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
- Giải bài tập liên quan
II. Phương pháp và phương tiện:
- Phương pháp: đàm thoại, HS thảo luận
- Phương tiện: tranh ảnh có liên quan
- Chuẩn bị: HS chuẩn bị trước ở nhà
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho biết môi trường của các dd muối sau: NH4Cl, Cu(NO3)2, NaCl, CH3COONa. giải thích bằng PTHH?
GV nhận xét và cho điểm
3. Dạy bài mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Bài 1: (SGK)
Không xảy ra phản ứng
Pb2+ + H2S à PbS + 2H+
Pb(OH)2 + 2OH- à PbO22- + 2H2O
SO32- + H2O ↔ HSO3- + OH-
Cu2+ + H2O ↔ Cu(OH)+ + H+
Ca2+ + HCO3- + OH- ® CaCO3¯ + H2O
SO3 + 2H+ à SO2 + H2O
HCO3- + H+ ® CO2 + H2O
Bài 3: (SGK) các phản ứng xảy ra
SO32- + H2O2 à SO42- + H2O
SO42- + Ba2+ à BaSO4
Bài 4:
Hoà tan lần lượt các chất vào nước
* NaCl :dùng AgNO3
Ag+ + Cl- ® AgCl ¯
* Giấm (CH3COOH): dùng CaCO3
CaCO3 + 2CH3COOH ® (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
* Bột nở (NH4HCO3): dùng NaOH
NH4+ + OH- ® NH3 + H2O
Khí mùi khai làm xanh giấy quỳ ẩm
* Phèn chua: KAl(SO4)2.12H2O
Al3+ + 3H2O Al(OH)3¯ + 3H+
Keo trắng
* Muối iot (NaCl + KI): dùng H2O2
2I- + H2O2 ® I2 +2OH-
I2 làm hồ tinh bột hoá xanh
Bài 9
a. CrCl3 + 3NaOH ® Cr(OH)3¯ + 3NaCl
Cr3+ + 3OH- ® Cr(OH)3¯
b. Al2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Al(OH)3¯ + 3Na2SO4
Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3¯
c. Ni(NO3)2 + 2NaOH ® Ni(OH)2¯ + 2NaNO3
Ni2+ + 2OH- ® Ni(OH)2¯
Bài 5: (SGK)
nHCl = 1,6.10-3 mol
nNaOH = 5,64.10-4 mol
NaOH + HCl à NaCl + H2O
=> nHCl p/ư MCO3 = 1,036.10-3 mol (1)
MCO3 + 2HCl à MCl2 + CO2 + H2O
Số mol MCO3 và khối lượng mol của M
nMCO3 = ½ nHCl (1) = 5,18.10-4 mol
MMCO3 = = 197
=> M = 197 – 60 = 137
Vậy kim lọai là Ba
Hoạt động 1 (20 phút)
GV gọi 3 HS lên bảng giải
HS1 : bài 1
GV nhận xét
HS2 : bài 4
GV lưu ý : nhận biết dựa vào p/ư hoặc sự thuỷ phân tạo khí, kết tủa và dựa vào màu, mùi để nhận biết
GV nhận xét
HS 3 : bài 3 và bài 9
GV nhận xét
Hoạt động 2 : (15 phút)
GV yêu cầu 1 HS lên bảng giải
GV hướng dẫn HS yếu
- Tính tổng số mol HCl ban đầu
- Tính số mol NaOH
Suy ra số mol HCl p/ư với NaOH
Suy ra số mol HCl p/ư với MCO3
Viết PTHH suy ra số mol MCO3
- Tính phân tử lượng MCO3 để tìm M.
GV nhận xét bài giải của HS
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài tập SGK, về nhà làm bài 10 SGK
- Chuẩn bị bài thực hành
IV. Rút kinh nghiệm: ....
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_7_luyen_tap_phan_ung_tro.doc