Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 1-78 - Phan Thế Trung

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

-Hs biết các khái niệm về sự điện li và chất điện li

- Hiểu nguyên nhân tính dẩn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li

2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hành : Quan sát , so sánh

 Rèn luyện khã năng lập luận lôgic

3. Tình cảm thái độ : Rèn luyện đức tính cẩn thận , nghiêm túc trong nghin cứu khoa học

B. CHUẨN BỊ .

 1. Dung cụ thử tính dẩn điện của các chất

 2. Các dung dịch : NaCl , HCl , NaOH , nước cất , đường saccarozơ

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hỏi bài cũ : Hãy viết công thức e , công thức cấu tạo của phân tử H2O . Cho biết nguyên tử O trong phân tử nước có kiểu lai hoá nào ? Cấu trúc phân tử nước

HS: H-O-H , O lai hoá sp3 , phân tử nước có cấu trúc góc

GV: Liên kết giữa O-H là liên kết CHT có cực Theo quy tắc tổ hợp hình bình hành Phân tử nước là một phân tử phân cực Dung môi nước là dung môi phân cực

 

doc163 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 1-78 - Phan Thế Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ Ôn tập đầu năm Tiết 1 : Ngày 13 tháng 08 năm 2010 A. Mục tiêu 1. kiến thức : Ôn tập về những kiến thức trọng tâm , cơ bản của chương trình hoá học lớp 10 , giúp học sinh thuận lợi hơn khi học chương trình lớp 11 - Cấu tạo nguyên tử -Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học -Liên kết hoá học -Phản ứng hoá học -Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 2. Kỹ năng: Cũng cố lại các kỹ năng như : - Viết cấu hình eletron - Từ cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí trong bảng tuần hoàn và ngược lại - So sánh , dự đoán tính chất của các chất - Mô tả sự tạo liên kết ; lập phương trình ôxi hoá khữ ; điều khiển phản ứng hoá học B. Chuẩn bị . GV: Soạn hệ thống lý thuyết cơ bản ; các bài tập vận dụng các kiến thức đả học HS: Ôn lại kiến thức đả học ở lớp 10 C. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần 1. Lý thuyết I ) Nguyên tử , nguyên tố hoá học , đồng vị GV: Nêu các câu hỏi : Nguyên tử cấu tạo gồm mấy phần , loại hạt vi mô trong mổi phần ?Điện tích và khối lượng của các hạt vi mô đó ( u) Obitan nguyên tử ? lớp eletron? phân lớp ? cấu hình eletron ? đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng ? - Nguyên tố hoá học là gì ? đồng vị ? Ví dụ : Viết cấu hình eletron của nguyên tử các nguyên tố có Z= 12; 17; 24 . suy ra số lớp e , số e lớp ngoài cùng II ) Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố 1.Nguyên tắc sắp xếp : GV: Dựa vào nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố thành bảng HTTH 2) Chu kì . GV:- Nguyên tắc xây dựng chu kì ? số thứ tự của chu kì được xác định như thế nào ? - Bảng tuần hoàn gồm mấy chu kì ? Mổi chu kì bắt đầu và kết thúc như thế nào ? Chu kì nhỏ , chu kì lớn ? 3) Nhóm nguyên tố ( cột ) . Bài toán . a) Viết cấu hình e của nguyên tử , nguyên tố có Z = 20 ; suy ra ô , chu kì , nhóm , khối nguyên tố , đó là kim loại hay phi kim ? b) Nguyên tố X ở chu kì 4 , nhóm VIA . Hãy suy ra cấu hình và số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng TH III ) Liên kết hoá học . 1. Khái niệm . Liên kết hoá học là gì ? 2. Liên kết ion . Là gì ? NX: Liên kết ion được hình thành giữa các kim loại điển hình và .phi kim điển hình , khi đó hiệuđộ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết là ≥ 1,7 ( trừ HF ) 3. Liên kết cộng hoá trị là gì ? NX: Liên kết CHT được hình thành giữa các nguyên tử của các nguyên tố có tính chất giống nhau hoặc tương tự nhau . -Liên kết công HT được chia làm mấy loại ? Bài tập : Câu 1. Mô tả sự tạo thành liên kết trong các phân tử sau : NaCl , CaF2 , HCl , H2O , CH4 Câu 2. Viết công thức e , công thức cấu tạo .cho các chất sau : a) CO2 , H2S , NH3 , CO b) HNO3 , H2SO4 , HClO4 , H2SO3 , HNO2 , H3PO4 c)Al4C3 , CaC2 , FeO, Fe2O3 , Fe3O4 4. Liên kết cộng hoá trị và sự xen phủ của các obitan nguyên tử . Ví dụ : Mổ tả sự tạo liên kết bằng sự xen phủ Ao trong các phân tử sau : H2 , Cl2 , HCl , H2S 5. Sự lai hoá của các AO nguyên tử . a) Cơ sơ để nhận định kiểu lai hoá cho nguyên tử trung tâm b) Định hướng không gian của các AO lai hoá c) Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử CH4 , NH3 , H2O , CO2 bằng thuyết lai hoá HS: Trả lời và ghi chép - Nguyên tử cấu tạo gồm hai phần : Vỏ và nhân +) Vỏ gồm các eletron : q=1- ; me = 0,00055 đvc (u) +) Nhân : Gồm proton : q= 1+ ; mp = 1u và notron : q = 0 ; mn = 1 u - Obitan nguyên tử là khu vực không gian ... - Lớp gồm các eletron có mức năng lượng xấp xỉ bằng nhau Có 7 lớp : K , L , M ,N , O , P , Q - Phân lớp : e có mức năng lượng = nhau Có 4 phân lớp : s , p, d , f - Hs nêu khái niệm HS: Làm bài +) Z=12: 1s22s22p63s2 : có 3 lớp e ; có 2 e lớp ngoài cùng ; là kim loại +) Z= 17; 24 tương tự 1.Gồm 3 nguyên tắc sắp xếp : z (+) tăng dần ; cùng số lớp eletron ; cùng số eletron hoá trị . 2.Các nguyên tố có cùng số lớp e được xếp vào cùng một chu kì , theo chịều tăng của điện tích hạt nhân - Số thứ tự của chu kì = số lớp e ( trừ Pd) - Nhóm A,B - Khối nguyên tố : s , p , d , f HS: a) 1s22s22p63s23p64s2 . Thuộc ô thứ 20 ; chu kì 4 , nhóm IIA . khối nguyên tố s , là kim loại b) 1s22s22p63s23p63d104s24p4 : Số thứ tự =34 Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hoặc tinh thể bền vững hơn . -Liên kết on là liên kết hoá học được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu NX: Liên kết công hoá trị là liên kết hoá học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp e dùng chung - Liên kết CHT có cực : 0,4≤ < 1,7 - Liên kết CHT không cực : 0≤ < 0,4 Chương 1. Sự điện li ( 12 tiết ) Bài 1: Sự điện li Tiết 2 : Ngày 16 tháng 08 năm 2010 A. Mục tiêu 1. Kiến thức : -Hs biết các khái niệm về sự điện li và chất điện li - Hiểu nguyên nhân tính dẩn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thực hành : Quan sát , so sánh Rèn luyện khã năng lập luận lôgic 3. Tình cảm thái độ : Rèn luyện đức tính cẩn thận , nghiêm túc trong nghin cứu khoa học B. Chuẩn bị . 1. Dung cụ thử tính dẩn điện của các chất 2. Các dung dịch : NaCl , HCl , NaOH , nước cất , đường saccarozơ C. Tổ chức hoạt động dạy và học Hỏi bài cũ : Hãy viết công thức e , công thức cấu tạo của phân tử H2O . Cho biết nguyên tử O trong phân tử nước có kiểu lai hoá nào ? ị Cấu trúc phân tử nước HS: H-O-H , O lai hoá sp3 , phân tử nước có cấu trúc góc GV: Liên kết giữa O-H là liên kết CHT có cực ị Theo quy tắc tổ hợp hình bình hành ị Phân tử nước là một phân tử phân cực ị Dung môi nước là dung môi phân cực Hoạt động của giáo viên I. Hiện tượng điện li 1. Thí nghiệm : Thử tính dẩn điện của các dung dịch sau : NaCl , NaOH , HCl , ancol etylic, saccarozơ Kết quả : dd NaCl , NaOH , HCl đèn sáng Ancol etylic , saccarozơ đèn không sáng Kết luận : Dung dịch NaCl , NaOH , HCl dẩn được điện , còn các dd Ancol etylic , saccarozơ không dẩn điện GV: Tương tự nếu làm thí nghiệm với các chất NaCl rắn , NaOH rắn khan thì đèn cũng không sáng . Ngược lại với các dd axit , bazơ , muối khác đèn đều sáng . Vậy : Nguyên nhân nào mà các dd axit , bazơ , muối trong nước lại dẩn điện 2. Nguyên nhân tính dẩn điện của các dung dịch axit , bazơ và muối trong nước . Các axit , bazơ và muối khi hoà tan trong nước phân li ra các ion , nên dd của chúng dẩn điện 3. Kết luận : -Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li - Những chất tan trong nước phân li ra ion là chất điện li - Axit , bazơ và muối là chất điện li II. Cơ chế của quá trình điện li 1. Cấu tạo của phân tử nước : SGK NX: Dung môi nước là dung môi phân cực 2. Quá trình điện li của NaCl trong nước . *) Tinh thể NaCl : Gồm các ion Na+ và Cl- liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện , mổi ion có 6 ion ngược dấu liên kết với nó *) Cho tinh thể NaCl vào nước : Những ion Na+, Cl- trên bề mặt tinh thể hút về chúng các phân tử nước . Quá trình tương tác giữa các phân tử nước có cực với các ion của muối , kết hợp với sự chuyển động hổn loạn không ngừng của các phân tử nước làm cho các ion Na+ và Cl- tách dần khỏi tinh thể và hoà tan vào trong nước . *) Phương trình điện li : NaCl (dd) đ Na+ (dd) + Cl- ( dd) Để đơn giản : NaCl đ Na+ + Cl- NX: Khi hoà tan các muối khác cung diễn ra tương tự . 3. Qua trình điện li của HCl trong nước . *) Cấu tạo phân tử HCl : H-Cl , cặp e dùng chung bị lệch về phía Cl ị Phân tử HCl là phân tử phân cực *) Khi hoà tan HCl vào nước : Xẩy ra sự tương tác giữa các phân tử nước phân cực với các phân tử HCl cung phân cực , kết hợp với sự giao động không ngừng của các phân tử nước dẩn đến sự điện li của phân tử HCl ra các ion H+ và Cl- *) Phương trình điện lí : HCl đ H+ + Cl- NX: Các axit khác khi hoà tan trong nước cung xảy ra quá trình tương tự GV: Trên đây ta đả nghiên cứu được muối , axit tan trong nước . Về nhà các em nghiên cứu bazơ khi tan vào nước thì có quá trình tương tác như thế nào ? Hoạt động của học sinh HS : quan sát và rut ra nhận xét chất nào dẩn điện , chất nào không dẩn điện . GV: Dòng điện là gì? HS: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích GVị Trong dung dịch axit , bazơ , muối trong nước có chứa thành phần nào ? HS: Có chưá các hạt mang điện có khã năng chuyển động tự do GV: Các hạt mang điện đó là các ion . GV: Vây chất nào là chất điện li ? HS: Axit , bazơ và muối là chất điện li GV: Chung ta đả nghiên cứu ở đầu bài GV: Tinh thể NaCl được cấu tạo như thế nào? HS: Gồm các ion Na+ và Cl- liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện , mổi ion có 6 ion ngược dấu liên kết với nó GV: Hãy xét xem có sự tương tác nào giữa các phân tử nước phân cựa tới các ion trên bề mặt . HS: ... GV: Hảy viết công thức cấu tạo của HCl và cho biết đặc điểm lk trong phân tử HCl HS: HCl là phân tử phân cực GV: Xảy ra quá trình tương tác nào ? HS: ... D. Cũng cố : Câu 1. Chất điện li là gì ? Cho các chất sau Na2O , SO3 vào nước thu được dd A , ddB . Hỏi dd A, dd B có dẩn điện không ? Các chất Na2O , SO3 có phải là chất điện li không ? HS: ddA , dd B có dẩnđiện Các chất Na2O và SO3 không phải là chất điện li và khi đó chúng tác dụng với nước tạo thành các phân tử khác . Câu 2. Làm các bài tập 1,2,3,4 sgk Bài 2: Phân loại các chất điện li Tiết 3 : Ngày 21 tháng 08 năm 2010 A. Mục tiêu 1. Học sinh hiểu : - Thế nào là độ điện li? cân bằng điện li là gì ? - Thế nào là chất điện li mạnh và chất điện li yếu 2. Kĩ năng : Vận dụng chất điện li để biết chất điện li mạnh , chất điện li yếu B. Chuẩn bị . 1. Dung cụ thử tính dẩn điện của các chất 2. Các dung dịch : NaCl , HCl , NaOH , nước cất , đường saccarozơ C. Tổ chức hoạt động dạy và học Hỏi bài cũ : Nội dung bài học I. Độ điện li 1. Thí nghiệm : Thử tính dẩn điện của dung dịch HCl 0,1M và CH3-COOH 0,1M Kết quả : Dung dịch HCl đèn sáng hơn dung dịch CH3-COOH Kết luận : Số phân tử HCl phân li ra ion nhiều hơn số phân tử CH3COOH 2. Độ điện li ( ) Độ điện li của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion ( n) và tổng số phân tử hoà tan ( no ) = với 0 < ≤ 1 Ví dụ : Trong dung dịch CH3COOH 0,043M cứ 100 phân tử hoà tan thì có 2 phân tử phân li ra ion ị = 0,02 hay 2 % II. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu 1. Chất điện li mạnh : Là chất khi tan trong nước , các phân tử hoà tan đều phân li ra ion - Chất điện li mạnh có =1 -Chất điện li mạnh gồm : Axit mạnh , bazơ mạnh và hầu hết các muối - Viết ptđiện li : đ 2. Chất điện li yếu : Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần các phân tử hoà tan phân li ra ion , phần còn lại vẩn tồn tại dạng phân tử trong dung dịch. - Chất điện li yếu có 0 < < 1 - Chất điện li yếu gồm : Axit yếu , bazơ yếu ( Bi(OH)3 , Mg(OH)2 ,...) -Viết pt điện lí : Ví dụ : CH3COOH CH3COO- + H+ a) Cân bằng điện li . - Là trạng thái của qt điện li khi : Tốc độ của quá trình phân li = tốc độ kết hợp của các ion tạo lại phân tử - Cân bằng điện li là cân bằng động -Có hằng số cân bằng -Tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ-sa-tơ -li-ê b) ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li: Khi pha loang độ điện li của các chất đều tăng Hoạt động của giáo viên và học sinh GV: Qua đó ta thấy dd nào dẩn điện tốt hơn? HS: dd HCl dẩn điện tốt hơn GV: Qua đó hãy so sánh nồng độ của các ion trong dung dịch HCl và trong dd CH3-COOH HS: nồng độ ion trong dd HCl lớn hơn GV: Để đánh giá mức độ phân li của các chất ra ion người ta dung khái niệm độ điện li . GV: n và no có mối quan hệ như thế nào với nhau ? HS: 0 < n ≤ no GV: Từ đó ị có giá trị nằm trong giới hạn nào ? HS: 0 < ≤ 1 GV: Dựa vào khẵ năng điện li của các chât người ta chia các chất điện li thành 2 nhóm : Điện li mạnh và điện li yếu Vậy chất điện li mạnh là gì ? như thế nào ? gồm có những chất nào ? GV: Chất điện li yếu là gì ? HS: Chát điện li yếu là những chất khi tan trong nước chỉ có một phần các phân tử hoà tan phân li ra ion , phần còn lại vẩn tồn tại dạng phân tử . ị ? GV: Do quá trình điện li là thuận nghịch nên có cân bằng điện li ( Tương tự cân bằng của phản ứng thuận nghịch đả học ở lớp 10 ) Gv: Cân bằng hoá học là gì ? HS : Cân bằng hoá học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch , khi tốc độ phản ứng thuận bằng tộc độ phản ứng nghịch . Cân bằng hoá học là cân bằng động . GV : ị Cân bằng điện li là gì ? Viết biểu thức tính hằng số cân bằng cho quá trình điện li của CH3COOH HS: K= ở trạng thái cân băng GV: Khi pha loãng thị độ điện li của các chất sẽ biến đổi như thế nào và vì sao ? HS : Khi pha loãng thì đều tăng do : Khi pha loãng thì khã năng các ion va chạm với nhau giảm nên khã năng kết hợp tái tạo lại phân tử giảm do vậy tăng D. Cũng cố , dặn dò : 1. Làm bài tập 6,7 sgk 2. Về nhà làm các bài tập 1,2,3,4,5 Bài 6. Bài 3: axit,bazơ và muối Tiết 4 : Ngày 24 tháng 08 năm 2010 A. Mục tiêu 1. Kiến thức : Học sinh biết : - Khái niệm axit , bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut và Bron-stêt. 2. Kĩ năng : -Vận dụng thuyết axit,bazơ của A-rê-ni-ut và Bron-stêt để phân biệt được axit , bazơ . -Viết phương trình điện li của axit , bazơ và muối B. Chuẩn bị . 1. Dụng cụ : ống nghiệm , kẹp gổ , giá ... 2. Hoá chất : Các dung dịch NaOH , HCl , AlCl3 , NH3 , quì tím C. Tổ chức hoạt động dạy và học Hỏi bài cũ : 1. Axit là gì ? Lấy ví dụ ? viết pt điện li cho các axit đó ? 2. Bazơ là gì ? Lấy ví dụ ? viết pt điện li cho các bazơ đó ? HS1: Axit là những chất mà phân tử có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit . Ví dụ HCl, HNO3 , HBr , CH3COOH , HF, H2SO4 , H3PO4,... PT điện li : HS2: Bazơ là những chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH . Ví dụ : NaOH , KOH , Ba(OH)2 . PT điện lí : Nội dung bài học I. Axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut 1. Định nghĩa *) Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ . Những tính chất chung của axit là do ion H+ trong dung dịch gây nên. *) Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH- Những tính chất hoá học chung của bazơ là do ion OH- trong dd gây nên . 2. Axit nhiều nấc , bazơ nhiều nấc Ví dụ: H3PO4 H+ + H2PO4-; k1=7,6.10-3 H2PO4- H+ + HPO42- ; k2= 6,2.10-8 HPO42- H+ + PO43- ;K3= 4,4.10-13 ị H3PO4 là axit ba nấc ( Vì phân li ba nấc ra ion H+ ) *) Axit nhiều nấc là axit khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ Ví dụ : H3PO4, H2S , *)Bazơ nhiều nấc là bazơ kh tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion OH- . Ví du: Mg(OH)2 , Bi(OH)3 ,... 3. Hiđrôxit lưỡng tính . Ví dụ : Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- ; phân li theo kiểu ba zơ Zn(OH)2 ZnO22- + 2H+ , phân li theo kiểu axit KL: Hiđrô xit lưỡng tính là những hiđrô xit khi tan trong nước vùa có thể phân li theo kiểu axit vừa có thể phân li theo kiểu bazơ Ví dụ : Zn(OH)2 , Al(OH)3, Cr(OH)3 ,...Chúng đều ít tan trong nước , lực axit và lực bazơ đều yếu. II. Khái niệm axit , bazơ theo Bron-stêt . Ví dụ1 : NH3 + HOH NH4+ + OH- Do sinh ra ion OH- nên dung dịch NH3 có tính bazơ NH3 : nhận prôton ( H+ ) nên NH3 là một bazơ H2O : Cho proton ( H+) nên H2O là một axit Ví dụ 2: Cho CH3COOH vào nước CH3-COOH + H2O CH3COO- + H3O+ CH3COOH cho proton ( H+) nên CH3COOH là một axit H2O nhận proton ( H+) nên H2O là một bazơ Ví dụ 3: Hãy chứng minh răng HCO3- là chất lưỡng tính HS: 1. Định nghĩa : - Axit là chất nhường proton,bazơ là chất nhận proton - Chất lưỡng tính là chất vừa có thể cho proton vừa có thể nhận proton - Axit và bazơ có thể là phân tử , có thể là ion 2. ưu điểm của thuyến Bron-stêt -Theo thuyết A-rê-ni-ut thì trong phân tử axit phai có H và trong nước phân li ra ion H+ ; bazơ trong phân tử phải có OH và trong nước phân li cho ion OH- . Vậy thuyết A-rê-ni-ut chỉ đúng cho dung môi là nước . Một số chât như NH3 , amin ,... có tính bazơ thuyết A-rê-ni-ut , không giải thích được - Thuyết Bron-stết : Tổng quát hơn , đúng cho mọi dung môi , thậm chí không cần dung môi NX: Tuy nhiên ở đây ta chỉ nghiên cứu tính axit-bazơ trong dung môi nước , nên cả hai thuyết đều cho kết quả giống nhau . Hoạt động của gv và học sinh GV: Qua các ptđl ở bài 1(2) ta thấy sản phẩm của quá trình điện li trong các qt đó có gì giống nhau? HS1: 1. đều sinh ra cation H+ HS2: 2. Đều sinh ra anion OH- GV: Dựa trên cơ sơ đó Arê ni ut định nghĩa axit , bazơ như sau : ... GV: Vậy axit nhiều nấc , bazơ nhiều nấc là gì ? GV: Lấy ví dụ GV: Qua đó rút ra khái niệm axit nhiều nấc , bazơ nhiều nấc là gì ? lấy ví dụ HS: ... Axit nhiều nấc là axit khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ Ví dụ : H3PO4, H2S , Bazơ nhiều nấc là bazơ kh tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion OH- . Ví du: Mg(OH)2 , Bi(OH)3 ,... GV: Làm thí nghiệm GV: Ta thấy Zn(OH)2 vừa phân li theo kiểu axit vừa phân li theo kiểu bazơ hay nó thể hiện cả hai tính chất ị Zn(OH)2 là hiđrôxit lưỡng tính. GV: Làm thí nghiệm : Cho quì tím vào dung dịch NH3 HT: Quì tím đ xanh ị dd NH3 có môi trường gì ? HS : Môi trường bazơ GV: Vậy em có thể dựa vao thuết axit ,bazơ của Arê ni ut để giải thích hiện tượng ở trên HS: ấm ớ GV: Các chất khác cũng được xét tương tự GV: Qua ví dụ rút ra kết luận về khái niệm axit , bazơ theo Bron-stết HS: - Axit là chất nhường proton - Bazơ là chất nhận proton GV: H2O trong ví dụ 1 là một axit , trong ví dụ 2 là một bazơ ị H2O là hợp chất lưỡng tính. Vậy chất lưỡng tính là gì ? HS: Chất lưỡng tính là chất vừa có khã năng cho proton vừa có khã năng nhận proton GV: Vậy khái niệm axit , bazơ theo quan điểm của Bron-stêt có ưu điểm gì ? GV: Qua nghiên cứu các thuyết ở trên ta thấy thuyết Bron-stết có ưu điểm gì hơn? HS: ... D. Cũng cố , dặn dò : 1. Làm bài tập 1,2 sgk để cũng cố bài học 2. Về nhà các em đọc tiếp phần còn lại và làm các bài tập đả học trong sgk và làm thêm các bài tập trong sách bài tập Bài 3: axit,bazơ và muối Tiết 5 : Ngày 26 tháng 08 năm 2010 A. Mục tiêu 1. Kiến thức : Học sinh biết : - ý nghĩa của hăng số phân li axit , hằng số phân li bazơ - Muối là gì ? sự điện li của muối 2. Kĩ năng : Dựa vào hằng số phân li axit , bazơ để tính nồng độ của các ion H+ , OH- trong dd chất điện li B. Chuẩn bị . HS: ôn tập kiến thức về axit , bazơ theo các thuyết đả học , nghiên cứu lại hằng số cân bằng của phản ứng GV: Hình thành hệ thống câu hỏi dẩn dắt hợp lí để giúp đở học sinh tiếp thu kiến thức C. Tổ chức hoạt động dạy và học Hỏi bài cũ :1. Khái niệm axit , bazơ theo hai thuyết đả học . So sánh ưu điểm của thuyết Bron-stết so với thuyết A-rê-ni-ut 2. Viết các quá trình chứng minh các chất sau : a) CH3-COOH , HF , NH4+ là các axit theo hai thuyết ( nếu có ) b) NH3 , CH3COO- , F-  là các bazơ theo hai thuyết ( nếu có ) HS1: Nêu các khai niệm và so sánh . Thuyết A-rê-ni-ut chỉ đúng trong dung môi là nước Thuyết Bron-stêt tổng quát hơn: Đúng cho các dung môi , thậm chí không cần dung môi HS2: CH3COOH CH3COO- + H+ ; CH3COOH + H2O CH3COO- + H3O+ NH4+ NH3 + H+ ; NH4+ + H2O NH3 + H3O+ HF H+ + F-  ; HF + H2O H3O+ + F- HS3: NH3 + H2O NH4+ + OH- CH3COO- + H2O CH3COOH + OH- F- + H2O HF + OH- GV: -Viết biểu thức tính hằng số cân bằng của pư thuận nghịch sau : N2 + 3H2 3NH3 ; -Hằng số cân bằng hoá học của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào ? HS: K= ; chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ GV: Tương tự hãy viết biểu thức tính hằng số cân bằng điện li của các qt trên . HS: ... Nội dung của bài học III. Hằng số phân li axit và bazơ 1. Hằng số phân li axit : Ka - Chỉ phụ thuộc vào bản chất của axit và nhiệt độ - Ka càng nhỏ thì lực axit của nó càng yếu và ngược lại . Thí dụ: ở 250C, ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và của HClO là 5,0.10-8 . Vậy lực axit của HClO yếu hơn lực axit của CH3COOH . Nghĩa là nếu hai axit đó có cùng nồng độ mol và ở cùng đk nhiệt độ thì [H+] trong dd CH3COOH lớn hơn trong dung dịch HClO 2. Hằng số phân li bazơ : Kb , tương tự IV. Định nghĩa 1. Định nghĩa . Ví dụ : Viết pt điện li của các chất sau : NaCl, NaNO3 , K2SO4 , AlCl3 , Fe2(SO4)3 , NH4Cl . ị K/n: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại ( hoặc ion NH4+ ) và anion gốc axit - Muối axit : - Muối trung hoà : - Muối phức tạp : muối kép , muối phức ví dụ : NaCl.KCl; KCl.MgCl2 ; [Ag(NH3)2]Cl, [Cu(NH3)4]SO4 ,... 2. Sự điện li của muối : Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn tạo thành cation kim loại ( hoặc cation NH4+ ) và anion gốc axit ( trừ HgCl2 , Hg(CN)2 ,... ) HS: K2SO4 đ 2K+ + SO42- KHSO3 đ K+ + HSO3- NaCl.KCl đ Na+ + K+ + 2Cl- NX: Nếu gốc axit còn .có H có tính axit thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+ HSO3- H+ + SO32- Phức chất: [Ag(NH3)2]Cl đ [Ag(NH3)2]+ +Cl- [Ag(NH3)2] Ag+ + 2NH3 Hoạt động của gv và học sinh GV: Chúng ta đả nghiên cứu ở trên GV:? HS : NaCl đ Na+ + Cl- NaNO3 đ Na+ + NO3- K2SO4 đ 2K+ + SO42- AlCl3 đ Al3+ + 3Cl- Fe2(SO4)3 đ 2Fe3+ + 3SO42- NH4Cl đ NH4+ + Cl- GV: Qua đó ta thấy khi các muối điện li sản phẩm tạo thành có gì chung ị Khái niệm muối là gì ? -Muối axit là gì ? lấy ví dụ ? Muối trung hoà là gì ? ví dụ ? muối kép , muối phức ? GV: Chất điện li mạnh là gì ? Gồm những loại chất nào ? HS: Phân li hoàn toàn ; gồm axit mạnh , bazơ mạnh và hầu hết các muối GV: Vậy hầu hết các muối đều là chất điện li mạnh (kễ cả muối kép ) . Hãy viết pt đli của một số muối D. Cũng cố , dặn dò : 1. Làm bài tập 9,10 để cũng cố bài học 2. Về nhà làm các tập còn lại , làm thêm sách bài tập và ..., đóc trước nội dung bài học 4. Bài 9. HF H+ + F- ; Ka = ( ở trạng thái cân bằng ) ClO- + H-OH HClO + OH- ; Kb = ( tt cân băng ) NH4+ + H2O NH3 + H3O+ ; Ka = F- + H-OH HF + OH- ; Kb = Bài 10. Bài 4: sự điện li của nước .pH. Chât chỉ thị axit -bazơ Tiết 6 : Ngày 29 tháng 08 năm 2010 A. Mục tiêu 1. Kiến thức : Hs biết : Sự điện li của nước , tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này , khái niệm về pH chất chỉ thị axit , bazơ . 2. Kĩ năng : -Vận dụng tích số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch - Biết đánh giá độ axit , bazơ của dd dựa vào nồng độ của ion H+ , OH- , pH, pOH - Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit -bazơ để xác định tính axit , tính kiềm của dung dịch B. Chuẩn bị . -Dung dịch axit loãng : HCl hoặc H2SO4 - Dung dịch NaOH loãng ( hoặc KOH ) - Phenolphtalein - giấy đo pH C. Tổ chức hoạt động dạy và học Hỏi bài cũ: Nội dung bài học I. Nước là chất điện li rất yếu . 1. Sự điện li của nước . H2O H+ + OH- (1) H-OH + H2O H3O+ + OH- (2) 2. Tích số ion của nước . K= ; do nước điện li rất yếu ị [H2O] được coi là hằng số ị K.[H2O]= [H+].[OH-] là một hằng số ở đk xác định , kí hiệu là KH2O , gọi là tích số ion của nước. ở 25 0C thì KH2O = [H+].[OH-] = 10-14 (3) Từ (1) và (3) ị [H+]=[OH-]= 10-7 M NX1: M.t trung tính [H+]=[OH-]= 10-7 M 3. ý nghĩa tích số ion của nước. Tích số ion của nước là một hằng số đối với cả dung dịch loãng của các chất a) Môi trương axit . Ví dụ : Tính [H+] , [OH-] có trong dung dịch HCl 0,01M . Hướng dẫn : HCl đ H+ + Cl- 0,01M đ0,01M ta thấy số mol H+ = số mol HCl ị[H+]= CM ( HCl ) = 0,01 M Mặt khác KH2O = [H+].[OH-]= 10-14 ị [OH-]= = 10-12 M NX2:m t axit: [H+] > [OH-] và [H+] > 10-7M b) Môi trương kiềm. Ví dụ : Tính Tính [H+] , [OH-] có trong dung dịch KOH 0,001M NX3: mt bazơ [H+] < [OH-] và [H+] <10-7 M Kết luận : - mt axit : [H+] > 10-7M -mt tt : [H+]=[OH-]= 10-7 M -mt kiềm : [H+] <10-7 M II. Khái niệm về pH . Chất chỉ thị axit -bazơ 1. Khái niệm về pH . - Nếu [H+]= 10-a M ị pH = a - Toán học pH = -lg[H+] Lưu ý : pOH = -lg[OH-] do trong dd [H+].[OH-]= 10-14 ị pH + pOH = 14 *) pH và môi trường : - mt axit : pH < 7 -mt trung tính : pH = 7 - mt kiềm : pH > 7 *) Thang pH : [H+] 10-1M 10-7M 10-14M 1 7 14 pH axit tt kiềm *) ý nghĩa của pH : Có ý nghĩa to lớn trong thực tế : Sgk 2. Chất chỉ thị axit-bazơ : Chất chỉ thị axit bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc giá trị pH của dung dịch - Quỳ tím : pH ≤ 6 : có màu đỏ pH= 7 : màu tím pH ≥ 8 : có màu xanh - Phenolphtalein: pH < 8,3 : Không màu pH ≥ 8,3 : có màu hồng - Chất chỉ thị màu vạn năng - Để xác định chính xác pH thì người ta dùng máy đo pH Hoạt động của giáo viên và học sinh GV: Bằng thức nghiệm xác định được nước là chất điện li rất yếu , ở đkt cứ 10 tỷ phân tử nước có 18 phân tử phân li ra ion . Hãy viết pt điện li của nước theo thuyết Arê -ni-ut và theo thuyết Bron-stêt Hs: H2O H+ + OH- H-OH + H2O H3O+ + OH- GV: Hãy viết biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng (1) Hs: K= GV: Thực tế ở nhiệt độ khác không nhiều với 25oC thì xem KH2O không thay đổi GV: Dựa vào (1) và (3) ị tính [H+]; [OH-] trong nước ở đkt GV: Nước được coi là có môi trường trung tính ị Môi trường trung tính có [H+]=[OH-]= =10-7 M GV: Tích số ion của nước là một hằng số đối với cả dung dịch loãng của các chất . Vì vậy nếu biết [H+] thì ị [OH-] và ngược lại . GV: Hãy tính [H+] , [OH-] HS: HCl đ H+ + Cl- 0,01M đ0,01M ta thấy số mol H+ = số mol HCl ị[H+]= CM ( HCl ) = 0,01 M Mặt khác KH2O = [H+].[OH-]= 10-14 ị [OH-]= = 10-12 M GV: Yêu cầu hs rút ra nhận xét trong mt axit thì ... GV: Tương tự trên tính [H+] , [OH-] có trong dung

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_1_78_phan_the_trung.doc