I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, ứng dụng của C và Si. Thành phần, tính chất , ứng dụng và điều chế một số hợp chất của C và Si như CO, CO2, SiO2, muối.
- Mối liên hệ giữa vị trí, cấu hình electron và tính chất của Cacbon.
- Trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng của Cacbon.
2. Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron nguyên tử Cacbon, dự đoán tính chất hóa học cơ bản.
- Viết được các pư thể hiện tính chất hóa học (oxi hóa và khử) của Cacbon.
3.Trọng tâm
- Một số dạng thù hình của cacbon có tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên lết khác nhau.
- Tính chất hóa học cơ bản của cacbon: vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại ) vừa có tính khử ( khử oxi, hợp chất có tính oxi hóa)
II. Chuẩn bị: bảng tuần hoàn các nguyên tố
III. Phương pháp: Chứng minh, đàm thoại và diễn giải.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 24, Bài 15: Cacbon - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: CACBON VÀ SILIC
Tiết 24 – Bài 15: CACBON
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, ứng dụng của C và Si. Thành phần, tính chất , ứng dụng và điều chế một số hợp chất của C và Si như CO, CO2, SiO2, muối...
- Mối liên hệ giữa vị trí, cấu hình electron và tính chất của Cacbon.
- Trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng của Cacbon.
2. Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron nguyên tử Cacbon, dự đoán tính chất hóa học cơ bản.
- Viết được các pư thể hiện tính chất hóa học (oxi hóa và khử) của Cacbon.
3.Trọng tâm
- Một số dạng thù hình của cacbon có tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên lết khác nhau.
- Tính chất hóa học cơ bản của cacbon: vừa có tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại ) vừa có tính khử ( khử oxi, hợp chất có tính oxi hóa)
II. Chuẩn bị: bảng tuần hoàn các nguyên tố
III. Phương pháp: Chứng minh, đàm thoại và diễn giải.
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Dựa vào bảng tuần hoàn xác định vị trí của C và viết cấu hình electron, nêu nhận xét?
- Ô số 6, nhóm IVA, CK 2.
- Cấu hình electron: 1s22s22p2.
- Có 4e ở lớp ngoài cùng.
- Có các số oxi hóa : -4, 0, +2, +4.
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:
- Ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2.
- Cấu hình electron: 1s22s22p2.
- Có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
- Có các số oxi hóa : -4, 0, +2, +4.
Hoạt động 2
Dạng thù hình là gì ?
Tham khảo SGK, nêu tính chất vật lí của các dạng thù hình Cacbon?
Học sinh trả lời , giáo viên bổ sung thêm.
II. Tính chất vật lí: có một số dạng thù hình:
1. Kim cương
- Tinh thể trong suốt, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
- Mỗi nguyên tử C tạo 4 liên kết CHT với 4 nguyên tử C lân cận nằm trên các đỉnh của hình tứ diện đều → kim cương rất cứng.
2. Than chì
- Tinh thể màu xám đen, cấu trúc lớp.
- Trên mỗi lớp, mỗi nguyên tử C tạo 3 liên kết CHT với 3 nguyên tử C khác nằm ở đỉnh của tam giác đều. Các lớp liên kết với nhau bằng tương tác yếu → mềm.
Hoạt động 3
Từ cấu hình electron của C, nêu tính chất hóa học cơ bản của nó?
Viết các phản ứng thể hiện tính oxh hóa và khử của C ?
C có 4e lớp ngoài cùng trên lớp thứ 2, nên có thể đóng vai trò là chất oxi hóa và khử.
C + O2 -t0-> CO2
0 +4
C có số oxi hóa tăng sau phản ứng là chất khử.
C + 2H2 -t0,xt-> CH4.
0 -4
C có số oxi hóa giảm sau phản ứng là chất oxi hóa.
III. Tính chất hóa học :
1. Tính khử:
a. Với oxi: C cháy tỏa nhiều nhiệt.
C + O2 -t0-> CO2
C + CO2 -t0-> 2CO
b. Với hợp chất: HNO3, H2SO4đặc, KClO3...
C + 4HNO3 -t0-> CO2 + 2H2O + 4NO2
C + CuO à Cu + CO
2. Tính oxi hóa:
a. Với hidrro: C + 2H2 -t0,xt-> CH4.
b. Với kim loại:4Al + 3C -t0-> Al4C3.
Nhôm cacbua
Hoạt động 4
Từ thực tế và tham khảo SGK, nêu các ứng dụng của cacbon ?
Học sinh trả lời, giáo viên cùng cả lớp bổ sung.
IV. Ứng dụng:
* Kim cương : làm đồ trang sức, tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, bột mài.
* Than chì: sản xuất điện cực, làm nồi nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, tạo chất bôi trơn, làm bút chì.
* Than cốc: làm chất khử trong luyện kim.
* Than gỗ: sản xuất thuốc nổ đen, pháo, mặt nạ chống độc.
* Than muội: làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giày.
Hoạt động 5
Cacbon tồn tại như thế nào trong tự nhiên ? Kể tên một số khoáng vật có chứa C ?
GDMT: Cacbon kết hợp với oxi tỏa nhiều nhiệt, thải nhiều ra môi trường gây hiệu ứng nhà kính
* Canxit: đá vôi, đá phấn, đá hoa chứa CaCO3.
* Magiezit: MgCO3.
* Đolomit: MgCO3.CaCO3.
- Là thành phần chính của than mỏ (than antraxit, than mỡ, than nâu, than bùn, chúng khác nhau về tuổi địa chất và hàm lượng than).
- Có trong dầu mỏ, khí thiên nhiên.
V. Trạng thái tự nhiên:
- Trong tự nhiên, kim cương, than chì là cacbon tự do, gần như tinh khiết.
- Trong khoáng vật, có trong :
* Canxit: đá vôi, đá phấn, đá hoa chứa CaCO3.
* Magiezit: MgCO3.
* Đolomit: MgCO3.CaCO3.
- Là thành phần chính của than mỏ (than antraxit, than mỡ, than nâu, than bùn, chúng khác nhau về tuổi địa chất và hàm lượng than).
- Có trong dầu mỏ, khí thiên nhiên.
- Hợp chất của cacbon là thành phần cơ sở của các tế bào động thực vật.
* Nước ta có mỏ than ở Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.
2. Củng cố và dặn dò:
- Làm bài tập 2/70 SGK tại lớp.
- Làm bài tập 3,4,5/70 SGK và đọc bài mới cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_24_bai_15_cacbon_nguyen_hai_long.doc