I.MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).
- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
- SiO2: Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hoá học (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
- H2SiO 3 : Tính chất vật lí (tính tan, màu) sắc, tính chất hoá học ( là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
Kĩ năng
- Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó.
- Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
- Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp.
II . TRỌNG TÂM.
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
- Tính chất hóa học của hợp chất SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
hợp chất H2SiO 3 (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
III.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Mẫu vật cát, dd Na2SiO3, HCl, Phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh
2.Học sinh: Chuẩn bị bài
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 25: Silic và hợp chất của Silic (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 07/11/2011
Tiết: 25
SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
I.MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2).
- Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
- SiO2: Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hoá học (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
- H2SiO 3 : Tính chất vật lí (tính tan, màu) sắc, tính chất hoá học ( là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
Kĩ năng
- Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó.
- Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
- Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp.
II . TRỌNG TÂM.
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).
- Tính chất hóa học của hợp chất SiO2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF).
hợp chất H2SiO 3 (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng).
III.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Mẫu vật cát, dd Na2SiO3, HCl, Phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh
2.Học sinh: Chuẩn bị bài
IV.TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp: ổn định và kiểm diện
Kiểm tra miệng:
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
2điểm/ 1pt x 5 pt = 10 điểm
Câu 2: Viết các phương trình phản ứng:
a/ Chứng tỏ CO là hợp chất có tính khử
b/ Chứng tỏ CO2 là một oxit axit
c/ 2 pt điều chế CO2.
1 pt: 2,5 đ x 4 = 10 điểm
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
HS nghiên cứu sgk cho biết tính chất vật lý của silic ?
Hoạt động 2:
HS nghiên cứu sgk và so sánh cacbon , silic có tính chất hoá học giống và khác nhau như thế nào ?
viết ptpư minh hoạ .
Chú ý: phản ứng của Si với NaOH
Hoạt động 3:
HS nghiên cứu sgk và cho biết : trong tự nhiên silic tồn tại ở đâu và dưới dạng nào ?
ứng dụng và điều chế.
hoạt động 4 : cho hs quan sat mẫu cát sạch , tinh thể thạch anh , nhận xét về tính chất vật lý của SiO2 ?
Cho biết tính chất hoá học và viết ptpứ minh hoạ?
Hoạt động 5:
Giáo viên làm thí nghiệm cho khí CO2 qua dd natri silicat khuấy cho đến khi xuất hiện màu trắng đục thì ngừng
A.SILIC
I.TÍNH CHẤT VẬT LÍ
-Silic tinh thể: giống kim cương màu xám. Có ánh kim, có tính bán dẫn
-Silic vô định hình: chất bột màu đen
II.TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1.Tính khử:
a.Tác dụng với phi kim: halogen(với Flo ở điều kiện thường), oxi, cacbon
Si + 2F2 à SiF4
Silic tetraflorua
Si + O2 SiO2
Silic đioxit
b.Tác dụng với hợp chất:
Si +2NaOH + H2O à Na2SiO3 + 2H2
2.Tính oxi hoá: Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao
Si + 2Mg Mg2Si
III.TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN : (SGK)
IV. ỨNG DỤNG : (SGK)
V. ĐIỀU CHẾ:
Dùng chất khử mạnh để khử silic đioxit ở nhiệt độ cao
C + SiO2 Si + 2CO
Mg + SiO2 Si + 2MgO
B.HỢP CHẤT CỦA SILIC :
I.SILIC DIOXIT (SiO2)
-Ở dạng tinh thể, không tan trong nước
-Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy
SiO2 + NaOH Na2SiO3 + H2O
-SiO2 tan được trong HF
4HF + SiO2 à SiF4 + 2H2O
II.AXIT SILIXIC
-Kết tủa keo, không tan trong nước
-Dễ mất nước khi đun nóng
-Là axit yếu, yếu hơn cả H2CO3
Na2SiO3+ CO2 + H2O à H2SiO3 + Na2CO3
III.MUỐI SILICAT
Chỉ có silicat kim loại kiềm tan trong nước,dung dịch của nó có môi trường kiềm
4. Câu hỏi và bài tập củng cố
Dùng bảng phụ:
1/Số oxi hoá cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A.SiO B.SiO2 C.SiH4 D.Mg2Si
2/Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit axit đó là:
A.cacbon đioxit B.lưu huỳnh đioxit C.silic đioxit D. đinitơ pentaoxit
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Làm bài tập 1,2,3,4,5 trong SGK
Xem lại kiến thức về cacbon, silic
V. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------Phương pháp : -------------------------------------------------------------------------------------------------ĐDDH: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_25_silic_va_hop_chat_cua_silic_b.doc