Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 1: Sự điện li (Bản hay)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Biết được :

Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

2. Kĩ năng

 Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

* Trọng tâm

 Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)

 Viết phương trình điện li của một số chất.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện.

- Tranh vẽ ( Hình 1.1 SGK)

2. Học sinh

- Xem lại hiện tượng dẫn điện đã học trong chương trình vật lý lớp 7.

III. Phương pháp giảng dạy

Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.

IV.Tiến trình tiết học

1. Ổn định lớp

2. Bài mới

 

docx5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 1: Sự điện li (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2011 Tiết 3 §1. SỰ ĐIỆN LI I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. * Trọng tâm - Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản) - Viết phương trình điện li của một số chất. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện. - Tranh vẽ ( Hình 1.1 SGK) 2. Học sinh - Xem lại hiện tượng dẫn điện đã học trong chương trình vật lý lớp 7. III. Phương pháp giảng dạy Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề. IV.Tiến trình tiết học 1. Ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1. GV lắp hệ thống thí nghiệm như hình vẽ SGK và làm thí nghiệm biểu diễn. Kết luận: - Dung dịch axit, bazơ muối dẫn điện. Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch rượu đường không dẫn điện. Hoạt động 2 dung dịch axit, bazơ, muối. - Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và các dung dịch rượu, đường do chúng tồn tại ở dạng phân tử nên không dẫn điện . - Tại sao các dung dịch muối axit, bazơ muối dẫn được điện ? - Biểu diễn sự phân li của axit bazơ muối theo phương trình điện li. Hướng dẫn cách gọi tên một số ion. - GV đưa ra một số axit bazơ, muối quen thuộc để học sinh biểu diễn sự phân li và gọi tên các ion tạo thành. Hoạt động 3 - GV làm thí nghiệm 2 của dung dịch HCl và CH3COOH ở SGK cho HS nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động 4 GV gợi ý để HS rút ra các khái niệm chất điện li mạnh. GV nhắc lại đặc điểm cấu tạo của tinh thể NaCl là tinh thể ion, các ion âm và dương phân bố đều đặn tại các nút mạng. GV khi cho tinh thể NaCl vào nước thì có hiện tượng gì xảy ra? GV kết luận dưới tác dụng của các phân tử nước phân cực. Các ion Na+ và ion Cl- tách ra khỏi tinh thể đi vào dung dịch. Hoạt động 5 GV lấy thí dụ CH3COOH để phân tích rồi giúp HS rút ra định nghĩa, đồng thời giáo viên cũng cung cấp cho HS cách biểu diễn trong phương trình điện li của chất điện li yếu Đặc điểm của quá trình điện li yếu ? Chúng cũng tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng. GV cho HS viết một số pt điện li dựa vào bảng tính tan, giải thích các kí hiệu. I. Hiện tượng điện li 1. Thí nghiệm: SGK Kết luận: - Dung dịch axit, bazơ muối dẫn điện. Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch rượu đường không dẫn điện. 2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối trong nước - Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn điện. - Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li. - Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li. - Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li. Thí dụ NaCl → Na+ + Cl- HCl → H+ + Cl- NaOH → Na+ + OH- II. Phân loại chất điện li 1. Thí nghiệm SGK - Nhận xét ở cùng nồng độ thì HCl dẫn điện nhiều hơn CH3COOH. 2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu a. Chất điện li mạnh - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. NaCl → Na+ + Cl- Chất điện li mạnh bao gồm Các axit mạnh như HNO3, H2SO4, HClO4, HClO3, HCl, HBr, HI, HMnO4... Các bazơ mạnh như NaOH, Ba(OH)2... Hầu hết các muối. b. Chất điện li yếu - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch. Thí dụ CH3COOH D CH3COO- + H+ - Chất điện li yếu gồm axit có độ mạnh trung bình và yếu: CH3COOH, HCN, H2S, HClO, HNO2, H3PO4... bazơ yếu Mg(OH)2, Bi(OH)3... Một số muối của thuỷ ngân như Hg(CN)2, HgCl2... V. Củng cố Sự điện li, chất điện li là gì ? Thế nào là chất điện li mạnh, điện li yếu ? Cho thí dụ và viết phản ứng minh hoạ. VI. Dặn dò Làm bài tập SGK và SBT , chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. Ngày soạn: 20/08/2011 Tiết 4 §2. AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Biết được : - Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. - Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit. 2. Kĩ năng - Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa. - Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa. - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. - Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. * Trọng tâm - Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut - Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li II. Phương pháp giảng dạy - Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Nội dung kiến thức. 2. Học sinh - Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. IV. Tiến trình tiết học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Sự điện li là gì ? Chất điện li là gì ? - Thế nào là chất điện li yếu, điện li mạnh. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm axit ở lớp dưới. Theo khái niệm vừa học axit thuộc loại gì ? Yêu cầu học sinh cho một vài thí dụ về axit và viết phương trình điện li. Nhận xét gì về sự điện li của axit. Axit là gì ? Tính chất chung của axit do ion nào tạo nên ? Hoạt động 2 Vậy những axit như H2SO4, H3PO4 điện li như thế nào ? Chúng được gọi là axit gì? Chú ý cho học sinh rõ axit sunfuric là điaxit, nấc thứ nhất điện li mạnh, nấc thứ hai điện li yếu. Yêu cầu HS viết một số phương trình điện li của một số axit HClO, HNO2, HClO4. Hoạt động 3 Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm bazơ ở lớp dưới, cho vài thí dụ về bazơ và viết phương trình điện li. Nhận xét gì về sự điện li của bazơ có chứa ion nào ? Vậy tính chất chung của bazơ là tính chất của ion nào ? Cho học sinh cho một vài thí dụ khác và viết phương trinh điện li. Chú ý nhắc lại cách gọi tên các cation, anion và yêu cầu học sinh gọi tên các cation và anion. Hoạt động 4 - GV làm thí nghiệm Zn(OH)2 + dd HCl.và thí nghiệm Zn(OH)2 + dd NaOH. - HS quan sát và đưa ra khái niệm dựa vào khái niệm axit, bazơ ở trên. - Cung cấp cho HS một số hiđroxit lưỡng tính hay gặp như Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2 và yêu cầu viết phương trình điện li. Chú ý dạng axit của các hiđroxit lưỡng tính. H2ZnO2, HAlO2.H2O, H2PbO2. Hoạt động 5 Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa muối ở THCS. Cho một vài thí dụ và viết phương trình điện li. Chú ý nhắc lại cách gọi tên các muối. Vậy muối là gì? muối axit, muối trung hoà ? Hoạt động 6 Sự điện li của muối trong nước như thế nào ? Cho thí dụ và viết phương trình điện li. Chú ý hướng dẫn HS cách viết phương trình điện li. I. Axit 1. Định nghĩa HCl → H+ + Cl- HNO3 → H+ + NO3- H2SO4 → H+ + HSO4- CH3COOH D H+ + CH3COO- - Theo thuyết Areniut axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. 2. Axit nhiều nấc H3PO4 D H+ + H2PO4- H2PO4- D H+ + HPO42- HPO4- D H+ + PO43- - Những axit phân li ra nhiều nấc cation H+ gọi là axit nhiều nấc, những axit chỉ phân li một nấc cation H+ gọi là axit một nấc. II. Bazơ NaOH → Na+ + OH- KOH → K+ + OH- Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH- - Theo thuyết Areniut bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-. III. Hiđroxit lưỡng tính -Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ. Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH- Zn(OH)2 D ZnO22- + 2H+ Tất cả các hiđroxit lưỡng tính đều là chất ít tan trong nước và điện li yếu. IV. Muối 1. Định nghĩa NaCl → Na+ + Cl- KNO3 → K+ + NO3- NaHSO4 → Na+ + HSO4- KMnO4 → Na+ + MnO4- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit. 2. Sự điện li của muối trong nước - Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2. - Sự điện li của muối trung hoà. KNO3 → K+ + NO3- K3PO4 → 3K+ + PO43- Na2CO3 → Na+ + CO32- (NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42- - Sự điện li của muối axit. NaHCO3 → Na+ + HCO3- HCO3- D H+ + CO32- NaHS → Na+ + HS- HS- D H+ + S2- V. Củng cố Theo thuyết Areniut axit, bazơ là gì ? Hiđroxit lưỡng tính là gì ? Tính nồng độ ion H+ của dung dịch HCl 0,1M, CH3COOH 0,1M. Tính nồng độ ion OH- của dung dịch NaOH 0,1M.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_3_bai_1_su_dien_li_ban_hay.docx