I. Mục tiêu. Soạn : 17/ 01/ 08
1. Kiến thức:
HS biết : + Khái niệm về ankadien : công thức chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại, đồng đẳng, đồng phân và danh pháp.
+ Tính chất một số ankađien tiêu biểu : buta-3-đien và isopren.
+ Phương pháp điều chế ankadien và ứng dụng của ankađien.
HS hiểu : Vì sao phản ứng của ankađien xảy ra theo nhiều hướng hơn anken.
2. Kỹ năng: Viết được một số các phản ứng hoá học của ankađien.
II. Chuẩn bị.
1. GV: Hệ thông câu hỏi và bài tập.
2. HS: Ôn tập tính chất anken.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 42-45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6. HIĐROCACBON KHÔNG NO
Tiết: 42, 43. ANKEN
I. Mục tiêu. Soạn : 12/ 01/ 08
1. Kiến thức:
HS biết : Cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất của anken : Phân biệt anken với ankan bằng phương pháp hoá học .
HS hiểu : Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng, vì sao anken có phản ứng tạo polime.
2. Kỹ năng:
+ Viết được các đồng phân (đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí liên kết đôi), các phương trình hoá học thể hiện tính chất của các anken.
+ Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nhận biết.
II. Chuẩn bị.
1. GV: Ống nghiệm, giá thi nghiệm, khí etilen, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2.
2. HS: Nghiên cứu trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1 :
+ Cho công thức etilen, HS viết các đồng phân tiếp theo và cho biết công thức chung?
+ So sánh với công thức chung của xicloankan ?
+ Ankan có mấy loại đồng phân : Một loại đồng phân cấu tạo ?
+ Phân tử anken có đặc điểm gì khác so với ankan ? Dự đoán loại đồng phân ?
+ Viết công thức đồng phân hình học của but-2-en và giải thích cho học sinh.
( lưu ý từ C4H8 có đồng phân hình học)
+ GV gọi tên một số anken, cho HS nhận xét tìm ra qui luật gọi tên thông thường ?
+ Tên thay thế Cho HS nhận xét và so sánh với tên ankan ?
Hoạt động 2: HS nêu tính chất vật lí của anken, so sánh với ankan?
Hoạt động 3: HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử anken ?
phân tử có liên kết đôi gồm 1 liên kết và một liên kết
GV làm thí nghiệm của C2H4 với dung dịch brom.
Dùng phản ứng với brom để phân biệt anken với ankan.
HS Viết các phương trình hoá học và gọi tên ?
GV lưu ý HS qui tắc cộng Mac-côp-nhi-côp (SGK).
HS gọi tên các sản phẩm ?
- Giải thích cho HS thế nào là phản ứng trùng hợp ? lolime, mônme, mắt xích polime, hệ số trùng hợp.
Lưu ý khi trùng hợp các phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau.
-CH2-CH2- : monme
(-CH2-CH2-)n : polime.
n: hệ số trùng hợp.
HS viết ở dạng tổng quát và cụ thể C2H4.
Nhận xét tỉ lệ số mol CO2: H2O.
Hoạt động 3: Điều chế
Nêu cách điều chế etilen trong PTN và trong CN ? viết phương trình hoá học .
Nêu những ứng dụng cơ bản.
Hoạt động 4: Củng cố: So sánh rút ra tính chất hoá học cơ bản của ankan và anken khác nhau cơ bản ở điểm nào ?
Bài tập về nhà : 3 6(132 SGK)
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP
1. Dãy đồng đẳng anken : còn gọi là olefin
CH2=CH2 và các chất C3H-6, C4H8, C5H10... công thức chung CnH2n (n 2)
2. Đồng phân
a) Đồng phân cấu tạo : Từ C4 trở lên có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí của liên kết đôi.
CH2=CH-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3 CH3.
b) Đồng phân hình học: C4H8.
CH3 CH3 CH3 H
H H H CH3.
cis-but-2-en trans-but-2-en
3. Danh pháp.
a) Tên thông thường: đổi đuôi –an -ilen
C2H4: etilen; C3H6: propilen; C4H8: butilen...
b) Tên thay thế:
+ Đổi đuôi –an thành đuôi –en
+ Từ C4 trở lên cần thêm vị trí nối đôi
CH3-CH2-CH=CH3 but-1-en
2-metylbut-1-en
CH3.
+ Nếu có nhiều nhánh thì gọi lần lượt theo trình tự chữ cái.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ (SGK)
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC.
Phản ứng cộng
Cộng halogen: Khi có xúc tác Ni, đun nóng
CH2 = CH2 + H2 CH3 – CH3.
Cộng halogen: anken làm mất màu dung dịch brom
CH2 = CH2 + Br2 CH2Br – CH3Br.
Các đồng đẳng anken phản ứng tương tự.
Công HX ( X có thể là OH, Cl, Br...)
CH2 = CH2 + HBr CH3 – CH2Br.
CH2 = CH2 + H-OH CH3-CH2- OH
Đối với các anken từ C3 trở lên mà phân tử không đối xứng khi tác dụng với HX có thể sinh ra hỗn hợp 2 sản phẩm
CH3 - CHBr – CH3 (spc)
CH3-CH=CH2 + HBr –
CH3 – CH2 – CH2Br (spp)
Phản ứng trùng hợp: Ở nhiệt độ cao, có xúc tác các ankan tham gia phản ứng cộng liên tiếp với nhau, tạo thành nhứng phản ứng có mạch dài, phân tử khối lớn, gọi là phản ứng trùng hợp
nCH2=CH2 (- CH2 - CH2 - )n
etilen polietilen (PE)
Phản ứng oxi hoá
Phản ứng oxi hoá hoàn toàn
Các anken khi cháy toả nhiều nhiệt:
CnH2n + O2 nCO2 + nH2O.
phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
+ Sục etilen vào dung dịch KMnO4, màu dung dịch nhạt dần và có kết tủa màu nâu đen
3C2H2 + 4H2O + 2KMnO4 3HO-CH2-CH2-OH + KOH + 2MnO2.
+ Phản ứng này dùng để phân biệt anken với ankan.
IV. ĐIỀU CHẾ.
Trong phòng thí nghiệm: từ etanol
C2H5OH CH2 = CH2 + H2O.
Trong công nghiệp: điều chế từ ankan
C2H2n + 2 CnH2n + H2.
V. ỨNG DỤNG.
- Làm nguyên liệu trong tổng hợp hoá học
- etilen, propilen, butilen tổng hợp các polime.
---------------------------------
Tiết:44 ANKAĐIEN
I. Mục tiêu. Soạn : 17/ 01/ 08
1. Kiến thức:
HS biết : + Khái niệm về ankadien : công thức chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại, đồng đẳng, đồng phân và danh pháp.
+ Tính chất một số ankađien tiêu biểu : buta-3-đien và isopren.
+ Phương pháp điều chế ankadien và ứng dụng của ankađien.
HS hiểu : Vì sao phản ứng của ankađien xảy ra theo nhiều hướng hơn anken.
2. Kỹ năng: Viết được một số các phản ứng hoá học của ankađien.
II. Chuẩn bị.
1. GV: Hệ thông câu hỏi và bài tập.
2. HS: Ôn tập tính chất anken.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: GV viết công thức cấu tạo một số ankađen, gọi HS nhận xét và nêu ĐN?
Hoạt động2: Trên cơ sở những tính chất của anken, GV dẫn dắt để HS tìm ra tính chất của ankađien và viết những phản ứng minh hoạ
- phản ứng cộng ( có thể xảy ra theo nhiều khả năng)
+ Tỉ lệ 1 :1 – công 1,2 hoặc cộng 1,4
+ Tỉ lệ 1 :2 – cộng đồng thời vào 2 liên kết đôi
- phản ứng trùng hợp :
+ HS nhắc lại phản ứng trùng hợp.
+ Viết phương trình phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien ( trùng hợp theo kiểu cộng 1,4 là chủ yếu và bền khi có xúc tác)
+ Viết phản ứng trùng hợp của osopren
- phản ứng oxi hoá
+ HS viết phương trình phản ứng cháy.
+ oxi hoá không hoàn toàn ( không viết phương trình )
Hoạt động 3: HS viết phương trình điều chế
Hoạt động 4: Củng cố nhắc HS chuẩn bị giờ sau luyện tập phần hiđrocacbon không no.
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1. Định nghĩa : ankađien là những hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C = C trong phân tử .
Ví dụ : CH2 = C = CH2 CH2 = CH – CH = CH2
propađien(anlen) buta-1,3-đien
CH2 = C =CH – CH3
buta-1,2-đien CH3. (2–metylbuta-1,3-đien)
Công thức chung C2H2n – 2 ( n 3)
Phân loại: dựa vào đặc điểm phân tử chia 3 loại
+ Ankađien có 2 liên kết đôi cạnh nhau :
CH2 = C = CH2 , CH2 = C =CH – CH3
+ Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn
( ankđien liên hợp) CH2 = CH – CH = CH2
+ Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên CH2 = CH – CH2 – CH = CH2 peta-1,4-đien
Các ankađien liên hợp như :
buta-1,3-dien CH2 = CH – CH = CH2
isoppren CH2= C(CH3 )- CH = CH2
có nhiều ứng dụng trong thực tế ( sản xuất caosu)
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Phản ứng cộng
Cộng hiđro.
Cộng brom.
Cộng hiđro halogenua. ( Qui tắc Mac-côp-nhi-côp)
Phản ứng trùng hợp( HS viết phương trình )
Phản ứng oxi hoá
+ Phản ứng cháy ( oxi hoá hoàn toàn )
+ oxi hoá không hoàn toàn : buta-1,3-đien, isopren làm mất màu dung dịch KMnO4.
III. ĐIỀU CHẾ
- Điều chế buta-1,3-dien từ butan hoặc buten (đề hiđro hoá)
- Điều chế isopren bằng cách tách H từ isopren ( dầu mỏ)
IV. ỨNG DỤNG
Chủ yếu để sản xuất caosu nhân tạo
-----------------------------------------------------------------
Tiết: 45 Luyện tập: ANKEN - ANKAĐIEN
Soạn: 18/01/08
I. Mục tiêu.
Kiến thức:
Củng cố về tính chất hoá học của anken và ankađien
HS biết phân biệt ankan, anken, ankađien.
Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học....
II. Chuẩn bị.
GV: Sơ đồ chuyển hoá giữa ankan, anken và ankađien, hệ thống câu hỏi.
HS: chuẩn bị bài trước
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Gọi HS hệ thống kiến thức cơ bản.
Hoạt động 2: Giải bài tập
- Gọi HS lên bảng giải bài tập,
- GV gọi HS khác nhận xét sau đó GV nhận xét và bổ xung ( Mỗi lần 4 HS lên bảng giải)
- GV: gợi ý phản ứng tương tự của etilen với dung dịch KMnO4.
- HS nêu cách nhận biết CO2 và cách nhận biết C2H4.
- Từ CH4 gợi ý cho HS viết phương trình tạo ra C2H2.
- Các phản ứng khác nếu chưa biết điều kiện thì ghi xt, t0.
- Khi nào thì clo cộng đều vào 2 nguyên tử cacbon? khi nào thì thế vào một nguyên tử cacbon?
- Khi cho hỗn hợp khí CH4, C2H4 đi qua dung dịch brom thì khí nào bị giữ lại? tại sao? 1,12 lít khí đi qua dung dịch brom là khí nào ?
- Gợi ý HS cách sử dụng công thức chung để giải bài toán>
Hoạt động 3: Củng cố Nhắc HS chuẩn bị bài Ankin
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG.
Anken
Ankađien
CT chung
CnH2n n
CnH2n – 2 n
Đặc điểm CT
Có 1 liên kết đôi (C=C) trong phân tử
Có 2 liên kết đôi (C=C) trong phân tử
TC hoá học đặc trưng
phản ứng cộng hợp (H2, halogen, HX...)
phản ứng trùng hợp.
Sự chuyển hoá giữa ankan,
anken, ankađien
ankan anken ankađien
ankan ankađien
II. BÀI TẬP ( trang 137 – 138)
1.Các phương trình hoá học
CH2 = CH2 + Br2 CH2Br = CH2Br
3CH3 - CH=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 + 2MnO2 + 2KOH
2. Dẫn lần lượt từng khí trong mỗi bình (mẫu thử) qua dung dịch Ca(OH)2, khí nào tạo kết tủa trắng là khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O.
Dẫn 2 khí còn lại qua dung dịch nước brom, khí nào làm mất màu nước brom là etilen, còn lại là metan:
CH2=CH2 + Br2 CH2Br = CH2Br.
3. 2CH4 C2H2 + 3H2.
C2H2 + H2 C2H4.
C2H4 + H2 C2H6. C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
4. CH3 - CH3 CH2 = CH2 + H2.
CH2 = CH2 + Cl2 CH2Cl – CH2Cl. 1,2-đicloetan
CH3 – CH3 + 2Cl2 CH3 – CHCl2 + 2HCl. 1,1-đicloetan
5. Phương án A: Khí đi qua dung dịch brom là CH4, còn etilen bị giữ lại CH2 = CH2 + Br2 CH2Br = CH2Br
Vậy lít lít
6. Các phương trình hoá học
CH2 = CH – CH2 – CH3 CH2 = CH – CH = CH2 + H2.
but-1-en buta-1,3-đien
CH2 = CH – CH = CH2 (-CH2 - CH = CH -CH2-)n
7.CnH2n – 2 + O2 nCO2 + (n-1)H2O.
(14n – 2) gam 22,4n (lít)
5,4 gam 8,96 lít
5,4n = (14n – 2).0,4 n = 4.
Vì là ankađien liên hợp nên hiđrocacbon đó là buta-1,3-đien
CH2 = CH – CH2 – CH3
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_42_45.doc