Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 42-47

I) Mục tiêu bài học

 1)Kiến thức:

*Biết được:

+) Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien .

+)Đặc điểm cấu tạo của ankađien liên hợp. (buta-1,3-đien và iso pren: phản ứng cộng 1,2 và 1,4).

+) Điều chế, buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp.

 2) Kỹ năng:

 +) Quan sát được thí nghiệm, mo hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien.

 +) Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien

 +) Dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận

 +) Viết phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của buta-1,3-đien

II) Chuẩn bị

 1) Thầy: Mô hình phân tử butađien.

 2)Trò: Đọc trước bài ankađien.

III) Các hoạt động dạy - học

 1) Ổn định tổ chức:

 2)Kiểm tra bài: Tính chất hóa học của anken? Quy tắc Mac-cop-nhi-cop? Ví dụ minh họa?

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 42-47, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 01/01/2012 Ngày dạy 04 và 09 / 01/2012 CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO Tiết 42, 43(ppct) : Bài 29: AN KEN I) Mục tiêu bài học 1) Kiến thức: - Biết: Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử,đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học - Cách gọi tên thông thường và tên thay thế anken. - Tính chất vật lý chung ( quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken. - Tính chất hóa học: phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hi đro, cộng HX theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa. 2) Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất - Viết được công thức cấu tạo và gọi tên của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử cacbon trong phân tử) - Viết các phương trình hóa học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể - Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên anken - Tính thành phần % về thể tích trong hỗn hợp khí có một anhken cụ thể. II) Chuẩn bị 1) Thầy: Tài liệu tham khảo 2) Trò: Xem trước bài mới. III) Các hoạt động dạy - học 1) Ổn định tổ chức. 2)Kiểm tra bài: Cách gọi tên ankan? Tính chất hóa học anhkan? 3) Bài giảng: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Tiết 1 * Hoạt động 1: Tìm hiểu dãy đồng đẳng anken - GV giới thiệu chất đơn giản nhất của dãy đồng đẳng là etilen và các chất lập thành dãy đồng đẳng. - Nhận xét đặc điểm cấu tạo etilen® Khái niệm về anken? * Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng phân - GV: Do trong phân tử anken có 1 liên kết đôi nên anken còn có thêm đồng phân vị trí liên kết đôi. - Viết các đồng phân của C4H8? ® Nhận xét về các đồng phân của C4H8. GV viết CTCT của but-2-en dưới dạng cis, trans ® HS nhận xét về đồng phân cis, trans? ®Kết luân về ĐP hình học. * Hoạt động 3: Tìm hiểu danh pháp GV: Một số ít anken có tên thông thường etilen C2H4, propilen C3H6; butilen C4H8 ® Nêu cách gọi tên thông thường của các anken này. - Cho HS quan sát bảng 6.1 (SGK) - Tên thay thế của anken? - Tên thay thế của anken từ C4H8 trở đi? Ví dụ? * Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lý: - Cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Trạng thái? + Quy luạt biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi? + Khối lượng riêng? Tính tan? * Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất hóa học của anken - Phản ứng đặc trưng của anken? Tại sao? ĐK anken tham gia phản ứng cộng H2? Ví dụ? Tiết 2 -Viết phương trình phản ứng cộng dung dịch brom? GV: Phản ứng cộng brom dùng để phân biệt anken với ankan. - Cho HS đọc SGK®Viết các PTPƯ? - Từ sản phẩm chính ® quy ra quy tắc Mac-cop-nhi-cop? - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK ®trả lời: + Viết PƯ trùng hợp etilen? + Nêu ý nghĩa của các đại lượng? + Rút ra KN PƯ trùng hợp? GV: Tên polime = poli + tên monome. - Yêu cầu HS viết PƯ trùng hợp propen? - Viết PTPT cháy dạng TQ của anken? - GV cho C2H4 vào dd KMnO4, màu dd nhạt dần và có kết quả nâu đen. ® Viết PT phản ứng. * Hoạt động 6: Tìm hiểu điều chế etilen - Nêu cách điều chế etilen trong phòng thí nghiệm? Viết PT? * Hoạt động 7: Tìm hiểu ứng dụng của anken - Ứng dụng của anken ? I) Dãy đồng đẳng, đồng phân, danh pháp 1) Dãy đồng đẳng của anken: CH2= CH2 và C3H6, C4H8, C5H10 lập thành dãy đồng đẳng có công thức chung CnH2n(n≥2) được gọi là anken hay olefin. * KN: Anken là những hidrocacbon mạch hở trong phân tử có 1 liên kết đôi 2) Đồng phân a) Đồng phân cấu tạo VD: C4H8: CH3- CH2- CH = CH2; CH3-CH=CH- CH3 CH2= C- CH3 CH3 * Nhận xét: Từ C4H8 trở đi ứng với 1 CTPT có các đồng phân anken về vị trí liên đôi và về mạch cacbon. b) Đồng phân hình học VD: * Kết luận: (SGK): 3) Danh pháp a) Tên thông thường: Tên thông thường của một số anken xuất phát từ tên ankan tương ứng (có cùng số nguyên tử C) bằng cách đổi đuôi - an® - ilen b) Tên thay thế: - Tên thay thế của anken xuất phát từ tên anken tương ứng bằng cách đổi đuôi - an® - en - Từ C4H8 trở đi tên thay thế cần thêm chỉ số vị trí nguyên tử C đầu tiên chứa liên kết đôi. Mạch C được đánh số từ phía gần liên kết đôi hơn. *VD: : (2-metylbut - 1- en) II)Tính chất vật lý (SGK) III) Tính chất hóa học 1) Phản ứng cộng a) Cộng Hiđro: CH2=CH2+ H2 CH3- CH3 C2H2n+ H2 CnH2n+2 b) Cộng halogen: CH2= CH2+ Br2(dd) ® CH2Br - CH2Br. 1,2 đibrom etan. C2H2n+ Br2 ® CnH2nBr2 c) Cộng HX (X là OH, Cl, Br) CH2= CH2+ HBr ® CH3- CH2- Br CH2= CH2 + HOH ® CH3- CH2- OH CH3- CHBr - CH3 (SPC) CH3 - CH = CH2 + HBr 2- brom propan CH3- CH2-CH2-Cl (spp) 1-clo propan CH3-CH2-CH2Br (SPP) 1- brom propan. * Quy tắc Mac-côp-nhi-côp (SGK): 2) Phản ứng trùng hợp nCH2=CH2 (- CH2 - CH2-)n etilen polietilen. nCH3- CH=CH2® (- CH- CH2-)n CH3 3) Phản ứng oxi hóa a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn. CnH2n + 3n/2O2® nCO2+ nH2O b) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: 3CH2= CH2+ 4H2O + 2 KMnO4 ®3 HO- CH2-CH2- OH + 2MnO2¯+ 2KOH IV) Điều chế 1)Trong phòng thí nghiệm: etilen được điều chế từ ancol etylic. 2) Trong công nghiệp: (SGK). V)Ứng dụng: (SGK). 4. Củng cố: Tóm tắt kiến thức cơ bản của bài. 5. Hướng dẫn học tập: Học theo vở + SGK, BT 1-6 (SGK). GV hướng dẫn bài 6. Đọc trước bài mới. V) RÚT KINH NGHIỆM . .. . Ngày soạn 08/01/2012 Ngày dạy 11 / 01/2012 CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO Tiết 44(ppct) : Bài 30: ANKAĐIEN I) Mục tiêu bài học 1)Kiến thức: *Biết được: +) Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien . +)Đặc điểm cấu tạo của ankađien liên hợp. (buta-1,3-đien và iso pren: phản ứng cộng 1,2 và 1,4). +) Điều chế, buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp. 2) Kỹ năng: +) Quan sát được thí nghiệm, mo hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien. +) Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien +) Dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận +) Viết phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của buta-1,3-đien II) Chuẩn bị 1) Thầy: Mô hình phân tử butađien. 2)Trò: Đọc trước bài ankađien. III) Các hoạt động dạy - học 1) Ổn định tổ chức: 2)Kiểm tra bài: Tính chất hóa học của anken? Quy tắc Mac-cop-nhi-cop? Ví dụ minh họa? 3) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa - GV viết một số CTCT thu gọn của một số ankadien. ® Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm chung của ankađien? KN ankađien? - Công thức chung của ankađien? * Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại - Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời: + Cơ sở để phân loại ankadien? + Có thể chia ankadien thành những loại nào? ví dụ? + Trong các loại đó thì loại nào quan trọng nhất? Vì sao? * Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học - Cho HS nghiên cứu phần đầu SGK. - Cho HS quan sát mô hình phân tử buta-1,2-đien. ®Cấu tạo của buta-1,3-dien, so sánh với etilen ® Dự đoán tính chất hóa học của ankađien? - Viết phương trình hóa học cộng H2 của ankađien? - GV: Sản phẩm cộng 1, 2 ở -800C khoảng 80%, ở 400C khoảng 20%. SP cộng 1,4 ở -800C khoảng 20%, ở 400C khoảng 80%. - GV nhấn mạnh: Cộng brôm luôn cho cả 2 sản phẩm cộng 1,2 và cộng 1,4 tùy điều kiện của phản ứng mà sản phẩm cộng 1,2 hay 1,4 chiếm ưu thế hơn. - GV: Phản ứng của ankađien với HX tuân theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop. - GV: isopren có phản ứng cộng tương tự buta-1,3-dien. - K/n phản ứng trùng hợp? điều chế để có phản ứng trùng hợp? - SP phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien hoặc isopren gọi là cao su. - Viết PT phản ứng oxi hóa hoàn toàn? - GV: Ankađien cũng làm mất màu dd KMnO4 tương tự anken. * Hoạt động 4: Tìm hiểu điều chế Nêu cách điều chế buta và isopren? * Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng - Đọc SGK + Liên hệ thực tế ® ứng dụng? I) Định nghĩa và phân loại 1) Định nghĩa * Ví dụ: CH2=C=CH2 propađien. CH2=C = CH - CH3 buta-1,2 đien. CH2= CH- CH= CH2 buta-1,3- đien. CH2= C - CH = CH2 2- metylbuta-1,3-đien CH3 - Công thức chung: CnH2n- 2(n ≥ 3) 2)Phân loại (SGK) II) Tính chất hóa học. 1) Phản ứng cộng. a) Cộng hiđro. CH2=CH-CH= CH2 +2H2 ® CH3- CH2 - CH2- CH3 CnH2n-2+ 2H2 CnH2n + 2 b)Cộng brom. * Cộng 1,2 CH2=CH-CH= CH2+ Br2(dd) ® CH2 = CH - CH-CH2 (sản phẩm chính) (80%) Br Br * Cộng 1,4 CH2=CH-CH= CH2+ Br2(dd) ® CH2-CH=CH-CH2 (sản phẩm chính) (40% C) Br Br * Cộng đồng thời vào 2 LK đôi CH2=CH-CH=CH2+2Br2®CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br. c) Cộng hiđro halogenua *Cộng 1,2: CH2=CH-CH= CH2+ HBr ® CH2=CH-CH-CH3 Br Br (SPC) *Cộng 1,4: CH2=CH-CH=CH2+ HBr ® CH3-CH=CH-CH2Br. 2)Phản ứng trùng hợp nCH2=CH-CH=CH2® (-CH2-CH=CH-CH2-)n polibutađien (cao su buna) 3) Phản ứng oxi hóa a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn 2C4H6+ 11O2 ®8 CO2+ 6H2O b) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (SGK). III) Điều chế 1) Điều chế buta-1,3-dien từ butan hoặc butilen bằng cách đề hidro hóa. CH3- CH2- CH2- CH3® CH2=CH-CH- CH2+ 2H2. 2) Điều chế isopren bằng cách tách hidrô của isopentan (SGK). IV)Ứng dụng (SGK). 4. Củng cố: Thế nào là ankađien? Ankađien liên hợp? 5. Hướng dẫn học tập: Học thêm SGK, BT 1-5 (SGK). GV hướng dẫn bài 3. V) RÚT KINH NGHIỆM . .. . Ngày soạn 29/01/2012 Ngày dạy30 / 01/2012 CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO Tiết 45(ppct) : Bài 31: LUYỆN TẬP ANKEN VÀ ANKAĐIEN I) Mục tiêu bài học 1)Kiến thức: *Biết được: +) Sự giống và khác nhau về tính chất giữa anken và ankađien.. +) Cách phân biệt ankan, anken, ankađien bằng phương pháp hóa học. +) Mối quan hệ giữa cấu trúc, tính chất đặc trưng và phương pháp điều chế của anken, ankađien. 2) Kỹ năng: +) Từ công thức biết tên gọi và ngược lại. +) Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien +) Rèn kỹ năng so sánh, tìm mối liên hệ giữa kiến thức cơ bản giữa anken, ankađien để từ đó có cách nhớ hệ thống. +) Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. II) Chuẩn bị 1) Thầy: Bài tập chọn lọc và hệ thống lý thuyết. 2) Trò: Làm bài tập trước ở nhà theo nội dung sách giáo khoa . III) Các hoạt động dạy - học 1) Ổn định tổ chức: 2)Kiểm tra bài: Tính chất hóa học của ankađien ? Ví dụ minh họa? 3) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết cần nắm vững - So sánh đặc điểm cấu tạo của anken và ankađien? - Tính chất hóa học đặc trưng của anken và ankadien? - Cho biết sự chuyển hóa giữa anken, ankan và ankadien? * Hoạt động 2: Vận dụng giải bài tập Bài 2 (trang138sgk): Bài 2 (trang138sgk): (HS trình bày) - GV hướng dẫn HS viết phản ứng cộng clo. - GV hướng dẫn HS giải bài tập 5 - HS giải bài tập 5 - GV hướng dẫn HS giải bài tập 6,7 HS giải bài tập 6,7 I)Kiến thức cần nắm vững . 1) CT chung của anken: CnH2n, ankađien CnH2n -2 2) Đặc điểm cấu tạo: - Trong PT anken có 1 LK đôi, ankađien có 2 LK đôi. - Anken và ankađien đều có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí LK đôi. - Một số anken, ankađien còn có đồng phân hình học. 3)Tính chất hóa học đặc trưng của anken, ankađien - Phản ứng cộng. - Phản ứng trùng hợp. 4)Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken và ankađien (SGK). II) Bài tập Bài 2 (138): Dẫn lần lượt từng khí trong mỗi bình qua dd Ca(OH)2, khí nào cho kết tủa trắng là khí CO2: CO2+ Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O 2 khí còn lại lần lượt qua nước brom, khí nào làm mất màu brom là khí etilen CH2= CH2+ Br ® CH2Br - CH2Br Bài 4: CH2= CH2 + Cl2 ® CH2Cl - CH2Cl 1,2 điclo etan 1,1-điclo etan. Bài 5: Đáp án A. CH2 = CH2 + Br2 ® CH2 Br - CH2Br CH4+ Br2 ® Không phản ứng => V CH4 = 1,12 lít. V C2H4= 4,48 - 1,12 = 3,36 lít Bài 6: But- 1- en But- 1,3- đien Bài 7: Đáp án A: CnH2n-2+ 3n-1O2 ® nCO2 + (n-1) H2O 2 Theo PT và đề bài: Kết hợp với ĐK đề bài cho: ankađien liên hợp nên chọn công thức CH2 = CH- CH= CH2 4)Củng cố: Tóm tắt phương pháp giải + lý thuyết cơ bản. 5) Hướng dẫn học tập: Học thêm SGK. GV hướng dẫn bài tập 3 V) RÚT KINH NGHIỆM . .. ... ... ... . Ngày soạn 29/01/2012 Ngày dạy01/ 02/2012 CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO Tiết 46 (ppct) : Bài 32: ANKIN I) Mục tiêu bài học 1)Kiến thức: *Biết được: +) Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý(Quy luạt biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin. +) Tính chất hóa học của ankin ( Phản ứng cộng : H2 ;Br2 ; HX ; phản ứng thế nguyên tử hi đro linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hóa) +) Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2) Kỹ năng: +) Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin. +) Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hóa học. +) Tính thành phần % về thể tích khí trong hỗn hợp. II) Chuẩn bị 1) Thầy: Giáo án; Mô hình phân tử axetilen. 2) Trò: Ôn tập về anken, đọc trước bài an kin. III) Các hoạt động dạy - học 1) Ổn định tổ chức: 2)Kiểm tra: 3) Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu dãy đồng đẳng ankin - GV: Viết một số CTCT: CHº CH, CH3- C º CH; CH3- C º C - CH3®HS quan sát rút ra khái niệm ankin? - Dãy đồng đẳng của axetilen? - GV: Cho HS quan sát mô hình phân tử C2H2. - Viết CT e và CTCT của axetilen ®cấu tạo của liên kết ba? ® Dự đoán tính chất hóa học có thể có của ankin? * Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng phân - Yêu cầu HS thảo luận: + Anken có những loại đồng phân cấu tạo nào? ®Nêu các loại đồng phân của ankin? * Hoạt động 3: Tìm hiểu danh pháp - Xem ví dụ sgk ®quy tắc gọi tên thông thờng. - Cho HS đọc sgk + bảng 6.2 ® Cách gọi tên thay thế * Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lí * Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất hóa học - Gv phân tích khả năng tham gia phản ứng của ankin - Gv: Muốn dừng phản ứng ở giai đoạn 1 để tạo anken, ngoài tỷ lệ mol 1:1 cần chú ý dùng chất xúc tác thích hợp: Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4 - Gv: Phản ứng xảy ra ở GĐ sau khó khăn hơn giai đoạn trớc. - Gv: Phản ứng cộng HX của các ankin cũng tuân theo quy tắc Mac-cop-nhi-cop (xem ví dụ Sgk). Cộng brom, H2 không tuân theo quy tắc này. GV: Hướng dẫn HS xem phân tử axetilen H- C º CH như  một H-X ® yêu cầu HS viết PTPƯ. - GV: Mô tả thí nghiệm ®HS viết Phương trình? * Hoạt động 6: Tìm hiểu cách điều chế. * Hoạt động 7: Ứng dụng - Nêu ứng dụng của axetilen ? I) Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. 1) Đồng đẳng ankin. * Khái niệm: Ankin là hiđro cacbon không no mạch hở trong phân tử có chứa một liên kết ba. C2H2 và C3H4, C4H6 lập thành dãy đồng đẳng của axetilen được gọi là ankin. CT chung: CnH2n-2 (n≥2) H: C::: C: H, H - C º C- H 2) Đồng phân. - Ankin có đồng phân cấu tạo nhưng không có đồng phân cis, trans. - Từ C4H6trở đi có đồng phân vị trí của LK ba. Từ C5H8 còn có đồng phân mạch các bon. *VD: (SGK) 3)Danh pháp. a) Tên thông thường.Ví dụ (sgk): Tên gốc ankin liên kết với nguyên tử cacbon của liên kết ba + axetilen (các gốc ankin được gọi theo thứ tự chữ cái đầu tiên). b) Tên thay thế. - Xuất phát từ tên ankan có cùng mạch C bằng cách đổi đuôi -an ® -in. - Từ C4H6trở đi cần thêm số chỉ vị trí nguyên tử C bắt đầu LK ba. Mạch C được đánh số từ phía nào gần LK ba hơn. - Các ankin có LK 3 ở đầu mạch (dạng R- CºCH) được gọi là các ank-1-in. II)Tính chất vật lý (SGK) III)Tính chất hóa học 1)Phản ứng cộng a)Cộng hiđro - Khi có chất x/t Ni thì p/ứ xảy ra qua 2 giai đoạn: + GĐ1: Tạo anken : + GĐ 2: Tạo ankan: - Với XT: Pd/PbCO3hoặc Pb/BaSO4, ankin chỉ cộng một H2® anken. b) Cộng brom, clo (xem SGK) c)Cộng HX (X là OH, Cl, Br, CH3COO) Ankin + HX theo 2 giai đoạn liên tiếp: Khi có chất XT thích hợp, ankin + HCl -> dẫn xuất monoclo của anken. Phản ứng cộng H2O của ankin chỉ xảy ra theo tỷ lệ mol 1:1 CHCH+H2OCH2=CH-OH®CH3CH=O không bền d)Phản ứng đime và trime hóa: 3C2H2C6H6 2) Phản ứng thế bằng ion kim loại. a) Thí nghiệm: b) Nhận xét (sgk) 3) Phản ứng oxi hóa a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn. b)Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (sgk) IV) Điều chế CaC2 +2H2O C2H2 + Ca(OH)2 V) Ứng dụng:(SGK) 4)Củng cố: Giáo viên tóm tắt kiến thức cơ bản của bài. 5)Hướng dẫn học tập: Học SGK + vở ghi. Bài tập trang 145 (sgk). Chuẩn bị bài mới. V) RÚT KINH NGHIỆM . .. Ngày soạn: Tiết 47. LUYỆN TẬP: ANKIN Ngày giảng: A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Biết: +Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin. + Sự giống và khác nhau về tính chất giữa anken và ankin. - Hiểu: + Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng phương pháp điều chế của ankin. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng so sánh, tìm mối liên hệ anken và ankin từ đó có cách nhớ hệ thống. Kỹ năng viết đồng phân, gọi tên, viết phương trình phản ứng. - Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập về ankin. B. Chuẩn bị 1. Thầy: Hệ thống bài tập, câu hỏi. 2. Trò: Ôn tập anken, ankin, làm bài tập trước. C. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài: Kiểm tra trong giờ luyện tập. 3. Bài luyện tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cần nắm vững Gv lập bảng, để trống các thông tin -> HS điền thông tin vào bảng. - Yêu cầu HS lập sơ đồ chuyển hóa giữa ankan, anken và ankin. * Hoạt động 2: Vận dụng giải bài tập - Yêu cầu HS vận dụng tính chất hóa học để làm bài tập 1. - Yêu cầu HS tự làm bài tập 2. - GV hướng dẫn bài 3 -> Yêu cầu HS tự làm. - GV hướng dẫn giải bài 4. - HS vận dụng kiến thức giải bài 4 GV: ; x là trị số không hao hụt, Y là trị số khi có hao hụt. - GV hướng dẫn giải bài tập 5 -> HS giải -> kết quả. - GV hướng dẫn giải bài 5 - HS vận dụng kiến thức giải bài 5 I. Kiến thức cần nắm vững 1. Những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chất hóa học của anken và ankin (bảng sgk). 2. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankin. I. Bài tập Bài 1. - Có kết tủa vàng xuất hiện, do C2H2 phản ứng với AgNO3, NH3. - Dung dịch Br2bị nhạt màu, có 1 lượng khí thoát ra, do C2H4 phản ứng với Br2. Bài 2 Bài 3 (HS tự làm). Bài 4 Tổng số mol khí sau pứ: 1-2a + 4a = 1 + 2a Hiệu suất pứ: Bài 5 a. (HS tự làm): b. Số mol C2H2là số mol C2H4: Số mol C3H8 Phần trăm số mol khí cũng là % thể tích khí: Phần trăm theo khối lượng: 4. Củng cố: GV tóm tắt kiến thức, phương pháp giải các bài tập. 5. Hướng dẫn học tập: - Xem lại các bài tập đã giải, làm bài tập còn lại. - Đọc trước bài mới. D. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_42_47.doc
Giáo án liên quan