I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: HS biết
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
- Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
2.Về kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
- Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
- Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
3. Về thái độ:
- Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, máy tính, phòng học chung .
2.Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị tốt bài mới
III. Tiến trình bài giảng :
1. Kiểm tra bài cũ : Viết phản ứng cộng của but -2-en ?
Phản cộng của but-1-en ?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 43, Bài 29: Anken (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
/1/2011
11A
6/1/2011
/1/2011
11B
/1/2011
11D
Tiết: 43 Bài: 29 AN KEN
(Tiếp )
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: HS biết
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
- Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
2.Về kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
- Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
- Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
3. Về thái độ:
- Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, máy tính, phòng học chung .
2.Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị tốt bài mới
III. Tiến trình bài giảng :
1. Kiểm tra bài cũ : Viết phản ứng cộng của but -2-en ?
Phản cộng của but-1-en ?
2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tính chất hóa học
GV: Do trong phân tử anken có LK kém bền nên tính chất hoá học đặc trưng của anken là dễ tham gia phản ứng cộng
được xét với một số tác nhân H2, X2, HX ...
HS: Lấy ví dụ và viết phương trình dạng tổng quát.
GV: chiếu cho HS xem TN dẫn khí etilen vào dd Brom thấy màu nâu đỏ của dd nhạt dần
HS: Viết phương trình phản ứng gọi tên sản phẩm.
Hoạt động 2: Cộng HX
GV: yêu cầu HS viết phương trình phản ứng cộng của C2H4 với tác nhân HX
HS: Các nhóm viết phương trình và báo cáo .
GV: Viết phương trình và xác định sản phẩm chính đối với phản ứng propen tác dụng với HBr .
HS: xác định bậc của nguyên tử C và rút ra quy tắc cộng Mac -Côp - nhi- côp
GV: đưa ra một số ví dụ để HS áp dụng quy tắc viết đúng sản phẩm chính của PƯ cộng
Hoạt động 3: Phản ứng trùng hợp
GV: Nêu vấn đề: các anken còn có thể tham gia phản ứng cộng hợp liên tiếp với nhau, tạo thành những phân tử có mạch rất dài và phân tử khối lớn
HS: nêu khái niệm phản ứng trùng hợp
GV: lưu ý các khái niệm mới: Polime, minome, mắt xích, hệ số trùng hợp
HS: Viết sơ đồ trùng hợp của:
Prôpen, but- 2- en...
Hoạt động 4: phản ứng oxi hóa
HS: Viết pthh của phản ứng cháy ở dạng tổng quát nhận xét về số mol CO2 và H2O sau phản ứng.
GV: Nhận xét và kết luận
GV: mô tả thí nghiệm Dẫn khí etilen qua dd KMnO4 loãng, thấy màu của dd nhạt dần và có kết tủa nâu đen của MnO2 .
HS: Viết pthh
GV: Giới thiệu phương pháp điều chế etylen trong PTN
HS: Nhận xét đều kiện phản ứng và cách thu khí etilen
GV: Lấy ví dụ điều chế một chất cụ thể trong công nghiệp,
HS: Khái quát viết pthh chung
HS: Nghiên cứu SGK và rút ra những ứng dụng của anken.
III. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng cộng:
a) Cộng hiđrô :
CH2= CH - CH3+ H2 CH2=CH- CH3
b) Cộng halogen:
CH2= CH2 + Br2 CH2Br – CH2Br
1,2- đibrômetan
CnH2n + Br2 CnH2nBr2
Phản ứng dùng để phân biệt ankan với anken
c) Cộng HX (X làX: OH, Cl, Br,...)
CH2= CH2 + HOH CH3CH2 – OH
CH2= CH2 + HBr CH3CH2Br
Các anken có cấu tạo phân tử không đối xứng khi tác dụng với HX sinh ra hỗn hợp 2 sản phẩm .
CH3CH=CH2 + HBr CH3CHBr- CH3
SPC
CH3CH=CH2 + HBr CH3CH2CH2- Br
SPP
Quy tắc cộng Mac -côp -nhi-côp:
SGK
2. Phản ứng trùng hợp:
ở nhiệt độ cao áp suất cao có chất xúc tác các phân tử anken kết hợp với nhau:
nCH2= CH2 -(CH2- CH2)n –
ĐN: SGK
CH2=CH2 : mônome
-(CH2- CH2)n – : polime
- CH2- CH2- : mắt xích
n : hệ số trùng hợp
3. Phản ứng ôxi hoá:
a) Phản ứng ôxi hoá hoàn toàn:
Các anken đều cháy và toả nhiều nhiệt
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
CnH2n +3n/2O2 nCO2 + nH2O
b) Phản ứng ôxi hoá không hoàn toàn:
anken làm mất màu dd KMnO4 :
3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4
3HO-CH2-CH2-OH +2MnO2+2KOH
Phản ứng này dùng để phân biệt anken với ankan.
IV. Điều chế :
1. Trong phòng thí nghiệm:
Etilen được điều chế từ ancol etylicE
C2H5OH CH2=CH2 + H2O
2. Trong công nghiệp:
Từ ankan
CnH2n+2 CnH2n + H2
V. ứng dụng:
SGK
3. Củng cố- Luyện tập : HS nhắc lại nội dung chính của bài.
Viết phản ứng cộng của anken
But-1-en, but- 2- en với Hiđro, dd brom, HCl, trùng hợp...
GV: Hướng dẫn bài tập 6
Các phương trình hoá học của phản ứng:
CH2= CH2 + Br2 CH2Br – CH2Br
CH2=CH- CH3 + Br2 CH2Br – CH2Br- CH3
Giải thích: Dung dịch brôm bị nhạt màu là do brôm phản ứng với hỗn hợp tạo thành các hợp chất không màu. Khối lượng bình tăng do các sản phẩm tạo thành là những chất lỏng
b) Gọi x, y lần lượt là số mol của C2H4 và C3H6 :
nhh= x +y = 0,150 x= 0,100 %V= 66,7 %
mhh= 28x + 42y = 4,90 y = 0,050 % V= 33,3 %
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5 SGK
- Viết phương trình phản ứng Của penten -1, penten – 2
Với H2, Br2, HBr, Trùng hợp
- vẽ sơ đồ tư duy bài anken
Chuẩn bị bài; Ankađien
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
Tổ trưởng
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_43_bai_29_anken_tiep_theo.doc