Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 26: Công nghiệp Silicat

I Mục tiêu :

1. Kiến thức: Học sinh biết: thành phần, tính chất của thủy tinh, đồ gốm, xi măng; phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên.

2. Kĩ năng : sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng vật liệu thủy tinh, đồ gốm, xây dựng như xi măng

3. Thái độ : tích cực, nghiêm túc.

II. Chuẩn bị:

 1, Đồ dùng:

 * GV : một số tranh ảnh hay mẫu vật thực tế (nếu có điều kiện); sơ đồ lò quay sản xuất xi măng; câu hỏi.

 * HS : kiến thức thực tế và bài cũ liên quan

 2. Phương pháp : đàm thoại, SGK

III. Các hoạt động dạy học :

 Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

a/ Si + O2 b/ Si + NaOH c/ SiO2 + HF d/ CO2+ H2O + ? → H2SiO3 ↓+ e/ SiO2 + NaOH

 (Vào bài) GV nêu một số ngành trong công nghiệp silicat như sản xuất thủy tinh, đồ sành sứ, xi măng

 Chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về một số ngành nêu trên qua bài học hôm nay.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 26: Công nghiệp Silicat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 Ngày soạn: Tiết 26 Ngày dạy: CÔNG NGHIỆP SILICAT I Mục tiêu : 1. Kiến thức: Học sinh biết: thành phần, tính chất của thủy tinh, đồ gốm, xi măng; phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. 2. Kĩ năng : sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng vật liệu thủy tinh, đồ gốm, xây dựng như xi măng 3. Thái độ : tích cực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị: 1, Đồ dùng: * GV : một số tranh ảnh hay mẫu vật thực tế (nếu có điều kiện); sơ đồ lò quay sản xuất xi măng; câu hỏi. * HS : kiến thức thực tế và bài cũ liên quan 2. Phương pháp : đàm thoại, SGK III. Các hoạt động dạy học : Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có): a/ Si + O2 b/ Si + NaOH c/ SiO2 + HF d/ CO2+ H2O + ? → H2SiO3 ↓+ e/ SiO2 + NaOH (Vào bài) GV nêu một số ngành trong công nghiệp silicat như sản xuất thủy tinh, đồ sành sứ, xi măng Chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về một số ngành nêu trên qua bài học hôm nay. Hoạt động của Thầy: Hoạt động của Trò: Nội dung: Hoạt động 1: Thủy tinh: * Yêu cầu trả lời các câu hỏi: - Thành phần của thủy tinh? Tính chất của thủy tinh? - Thủy tinh có những loại nào? - Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất mỗi loại như thế nào? -GV giới thiệu thêm *Đọc SGK nắm được: - Trả lời các câu hỏi của GV -Phân biệt được: thủy tinh thường và một số loại thủy tinh khác. - Các nhóm trình bày kết quả vào bảng phu.ï . thường Phalê Thạch anh T/p T/c A. THỦY TINH: I. Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh: - Thành phần: Na2O. CaO. 6SiO2 - Tính chất: giòn, hệ số giãn nở nhiệt lớn. II. Một Số Loại Thủy Tinh: - Thủy tinh thường: chủ yếu làNa2O. CaO. 6SiO2. Làm cửa kính, chai, lọ. - Thủy tinh kali: thay sođa bằng K2CO3 có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ hóa mềm cao. Làm dụng cụ thí nghiệm, chế tạo thấu kính, lăng kính - Thủy tinh pha lê: thủy tinh chứa nhiều chì oxit, dễ nóng chảy và trong suốt. Làm đồ pha lê. - Thủy tinh thạch anh: nấu chảy silic đioxit tinh khiết có nhiệt độ hóa mềm cao, hệ số nở nhiệt rất nhỏ, chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. - Thủy tinh màu: thêm vào thủy tinh một số loại oxit kim loại. Hoạt động 2: Đồ gốm: * Trả lời các câu hỏi sau: - Đồ gốm là gì? Được chia làm mấy loại? - Gạch và ngói thuộc đồ gốm nào? Chúng được sản xuất như thế nào? Hãy kể tên một số loại gạch, ngói mà em biết. - Sành, sứ được sản xuất như thế nào? Sành khác sứ như thế nào? Hãy kể tên một số đồ vật làm bằng sành, sứ mà em biết. Hãy kể tên một số cơ sở sản xuất đồ gốm mà em biết. * HS trả lời dựa vào kiến thức thực tế, SGK và kiến thức cũ; thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời vào bảng Gạch, ngói Sành, sứ T/p S/x B. ĐỒ GỐM: Là vật liệu được chế tạo chủ yếu từ đất sét và cao lanh. Gồm: gốm xây dựng, gốm kĩ thuật và gốm dân dụng. I. Gạch, Ngói: Thuộc loại gốm xây dựng. Gồm cát, đất sét nhào với nước thành khối dẻo, sau đó tạo hình, sấy khô và nung ở 900 – 10000C. II. Sành, Sứ: 1. Sành: Khi nung đất sét ở 1200 – 13000C . Là vật liệu cứng, gõ kêu, có màu xám hay nâu. Tráng lớp men mỏng bên ngoài để có độ bóng và bảo vệ không thấm nước. 2. Sứ: Gồm cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit KL Là vật liệu cứng, xốp, có màu trắng, gõ kêu. Gồm: Sứ dân dụng, sứ kĩ thuật. Những cơ sở sản xuất đồ gốm, sứ nổi tiếng ở nước ta: gốm Bát Tràng, sứ Hải Dương hay Đồng Nai Hoạt động 3: Xi măng: * GV cho HS quan sát một số mô hình sx ximăng. * Trả lời các câu hỏi - Ximăng có thành phần hóa học như thế nào? - Cách sản xuất ximăng? - Quá trình đông cứng của xi măng có đặc điểm gì? - Để bảo dưỡng công trình xây dựng ta phải làm gi? Hãy kể tên một số cơ sở sản xuất xi măng mà em biết. * HS trả lời dựa vào kiến thức thực tế, SGK và kiến thức cũ; thảo luận với bạn đề đưa ra câu trả lời - Dựa vào sơ đồ HS mô tả các bước SX xi măng. C. XI MĂNG: I. Thành Phần Hóa Học: Chất bột mịn, màu lục xám. Thành phần chính gồm các silicat 3CaO. SiO2, 2CaO. SiO2 và canxi aluminat 3CaO. Al2O3 II. Phương Pháp Sản Xuất: - Đá vôi + đất sét có nhiều SiO2 + ít quặng sặt nung hỗn hợp trong lò quay hay lò đứng ở 1400 – 16000C thu được clanhke. - Nghiền clanhke với thạch cao (khoảng 5%) và chất phụ gia khác thành bột mịn, sẽ được xi măng. III. Quá Trình Đông Cứng Của Xi Măng: -Quá trình đông cứng :là sự kết hợp các hợp chất có trong xi măng với nước, tạo nên những tinh thể hidrat đan xen với nhau thành khối cứng và bền. -Những nhà máy xi măng lớn ở nước ta: Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên, Hoàng Mai IV. Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên củng cố từng phần - Làm bài tập SGK, SBT; học bài; Soạn bài luyện tập/ 85 V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_26_cong_nghiep_silicat.doc