Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 44, Bài 29: Anken - Nguyễn Hải Long

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm hiđrocacbon không no, anken.

 Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken.

 Tính chất vật lí chung của anken.

Hiểu được :

 Cấu trúc electron, cấu trúc không gian và đồng phân của anken.

2. Kĩ năng

 Tiến hành và quan sát một số thí nghiệm, mô hình, rút ra nhận xét về đặc điểm về cấu tạo và tính chất.

 Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).

3. Trọng tâm:

 Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken.

 Cấu trúc electron, cấu trúc không gian và đồng phân của anken.

II. Chuẩn bị: Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, giá đỡ. Khí etylen, dung dịch brôm, dung dịch thuốc tím.

III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, diễn giải, chứng minh.

IV. Tổ chức hoạt động:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 44, Bài 29: Anken - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI: HIĐROCACBON KHOONNG NO Tiết 44 – Bài 29: ANKEN ( OLEFIN) I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được : - Khái niệm hiđrocacbon không no, anken. - Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken. - Tính chất vật lí chung của anken. Hiểu được : - Cấu trúc electron, cấu trúc không gian và đồng phân của anken. 2. Kĩ năng - Tiến hành và quan sát một số thí nghiệm, mô hình, rút ra nhận xét về đặc điểm về cấu tạo và tính chất. - Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). 3. Trọng tâm: - Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken. - Cấu trúc electron, cấu trúc không gian và đồng phân của anken. II. Chuẩn bị: Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, giá đỡ. Khí etylen, dung dịch brôm, dung dịch thuốc tím. III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, diễn giải, chứng minh. IV. Tổ chức hoạt động: 1. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1 : 1. Viết công thức phân tử của etylen và các đồng đẳng của nó ? Từ dãy các chất đó, nêu công thức chung của dãy đồng đẳng này? * C2H4, C3H6, C4H8... * CT chung : CnH2n với n ≥ 2. I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp 1. Dãy đồng đẳng anken * C2H4, C3H6, C4H8...lập thành dãy đồng đẳng anken . * Anken là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi hay diolefin. * Công thức chung : CnH2n với n ≥ 2. Hoạt động 2 : Quan sát mô hình phân tử C2H4 và C3H6 từ đó nêu định nghĩa anken ? * là hidrocacbon mạch hở, phân tử có 1 liên kết đôi. 2. Đồng phân a. Đồng phân cấu tạo: Bắt dầu từ C4H8 trở đi có đồng phân anken. Ví dụ: C4H8 có các đồng phân cấu tạo: (1) CH2=CH-CH2-CH3. (2) CH3-CH=CH-CH3. (3) CH3-C(CH3)=CH2. Hoạt động 3 : Viết CTCT của phân tử C4H8 và xét xem có CT nào có đồng phân hình học không ? * Các CTCT: (1) CH2=CH-CH2-CH3. (2) CH3-CH=CH-CH3. (3) CH2=C(CH3)-CH3. * (2) có đồng phân hình học. b. Đồng phân hình học * abC = Ccd điều kiện để có đồng phân hình học là a ≠ b và c ≠ d. * Đồng phân hình học có mạch chính nằm cùng một phía của liên kết đôi gọi là cis, ngược lại gọi là trans. Vd : But-2-en có 2 đồng phân hình học là cis but-2-en và trans but-2-en. Hoạt động 4 : Gọi tên thay thế của các CT trên ? Viết CTCT của chất có tên: 3-metylpent-2-en ? (1) but-1-en. (2) but-2-en. (3) 2-metylprop-1en. CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH3 3. Danh pháp a. Tên thông thường: Giống ankan, thay đuôi an bằng ilen. VD: CH2=CH2 : etilen CH2=CH-CH3 : propilen. ... Một số ít anken có tên thông thường. b. Tên thay thế: Giống ankan, thay đuôi an bằng en. (tham khảo bẳng 6.1) * Từ C4H8 trở đi có đồng phân nên có thêm số chỉ vị trí nối đôi trước en. VD: CH2=CH-CH(CH3)2: 3-metylbut-1-en. * Đánh số ưu tiên vị trí liên kết đôi. Hoạt động 5 : Tham khảo SGK, nêu các tính chất vật lí của anken ? Học sinh nêu, giáo viên bổ sung thêm. II. Tính chất vật lí Tương tự ankan , tham khảo bảng 6.1. Hoạt động 6 : Viết phản ứng cộng của propen với Cl2, H2, H2O ? Gọi tên các sản phẩm thu được ? CH2=CH-CH3 + Cl2 --> CH2Cl-CHCl-CH3. (1,2-diclopropan) CH2=CH-CH3 + H2 -Ni,t0-> CH3-CH2-CH3. (propan) CH2=CH-CH3 + H2O -H+-> CH3-CH(OH)-CH3. izopropylic hoặc propan-2-ol III. Tính chất hóa họ Đặc trưng là phản ứng cộng để tạo hợp chất no. 1. Phản ứng cộng a. Cộng H2: xt Ni, t0. CH2=CH2 + H2 -Ni,t0-> CH3-CH3. b. Cộng Halogen: CH2=CH2 + Br2 --> BrH2C-CH2Br. c. Cộng HX: (X là OH, Cl, Br...) CH2=CH2 + HCl --> CH3-CH2Cl. Hoạt động 7 : Phát biểu quy tắc cộng Maccopnhicop ? Trong phản cộng HX vào liên kết đôi, phần mang điện dương (H+) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp (có nhiều H hơn) , còn phần mang điện âm (X-) cộng vào C bậc cao hơn (có ít H hơn). * Với hợp chất ≥ 3C cộng HX tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop . "Trong phản cộng HX vào liên kết đôi, phần mang điện dương (H+) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp (có nhiều H hơn) , còn phần mang điện âm (X-) cộng vào C bậc cao hơn (có ít H hơn)". 2.Củng cố và dặn dò: - Viết các đồng phân và đọc tên của hợp chất có CTPT C5H10 - Về học bài, xem bài trước để chuẩn bị bài cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_44_bai_29_anken_nguyen_hai_long.doc