Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 9: Bài tập về Nitơ và Amoniac - Nguyễn Quang Ngọc

I. Mục tiêu

 - Củng cố kiến thức về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ, của nitơ và amoniac, cách điều chế nitơ và amoniac trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

 - Viết được phương trình phản ứng liên quan tới tính chất của nitơ và amoniac

 - Giải được các bài tập tính toán

II. Phương pháp: đàm thoại – giải bài tập.

III. Chuẩn bị

Gv: Hệ thống câu hỏi và bài tập

Hs: Các bài tập phần khái quát các nguyên tố nhóm nitơ, nitơ, amoniac trong SGK, SBT

IV. Tiến trình

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong lúc luyện tập

 3. Các hoạt động

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 9: Bài tập về Nitơ và Amoniac - Nguyễn Quang Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn tiết: 9 BÀI TẬP VỀ NITƠ VÀ AMONIAC I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ, của nitơ và amoniac, cách điều chế nitơ và amoniac trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. - Viết được phương trình phản ứng liên quan tới tính chất của nitơ và amoniac - Giải được các bài tập tính toán II. Phương pháp: đàm thoại – giải bài tập. III. Chuẩn bị Gv: Hệ thống câu hỏi và bài tập Hs: Các bài tập phần khái quát các nguyên tố nhóm nitơ, nitơ, amoniac trong SGK, SBT IV. Tiến trình 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong lúc luyện tập 3. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hệ thống lí thuyết cơ bản Nêu hệ thống câu hỏi: - Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm nitơ và cho biết số oxi hoá của các nguyên tố đó? - Nêu tính chất hoá học và cách điều chế nitơ? - Nêu tính chất hoá học của amoniac? Trả lời hệ thống câu hỏi của giáo viên - Nhóm nitơ có cấu hình ns2np3, nitơ có số oxi hoá là: -3, +1, +2, +3, +4, +5. Các nguyên tố P, As, Sb, Bi có số oxi hoá là -3, +3 +5. - Nitơ vừa có tính oxi hoá ( tác dụng với H2 và với kim loại) vừa có tính khử ( tác dụng với oxi) trong đó tính oxi hoá đặc trưng Tính bazơ yếu: tác dụng với nước, với axit, với dd muối - NH3 Khả năng tạo phức với Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgCl Tính khử: tác dụng với oxi, clo, oxit kim loại Hoạt động 2: Bài tập 5 trang 40 SGK - Bằng thí nghiệm nào có thể nhận biết nitơ lẫn clo, hiđro clorua, hiđro sunfua? Viết phương trình - Kiểm tra sự làm bài của Hs ở nhà - Yêu cầu Hs nhận xét bài làm tren bảng và nhấn mạnh nhằm khắc sâu kiến thức Hs lên bảng Các Hs còn lại chú ý theo dõi bạn làm và nhận xét - Dẫn hỗn hợp khí vào ddịch NaOH, dung dịch thu được có tính tẩy màu: Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O - Nhận biết nitơ lẫn hiđro clorua dẫn qua nước, hiđro clorua tan nhiều tong nước tạo thành axit HCl làm quỳ tím chuyển đỏ - Nhận biết nitơ có lẫn H2S dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 tạo kết tủa đen: H2S + Pb(NO3)2 à PbS + 2HNO3 Hoạt động 3: Bài tập 6 trang 40 SGK - Hướng dẫn Hs các bước làm Bước 1: tính số mol từng chất Bước 2: viết phương trình phản ứng Bước 3: tính số mol chất còn dư dựa vào phương trình phản ứng Bước 4: tính toán theo bài Vận dụng phương pháp của giáo viên để áp dụng làm bài tập Hoạt động 4: Bài tập 5 trang 47 SGK Hướng dẫn Hs làm bài tập 5 SGK Khí A là NH3, dung dịch A là dung dịch NH3 NH3 + HCl à NH4Cl NH4Cl + NaOH à NH3 + H2O + NaCl NH3 + HNO3 à NH4NO3 NH4NO3 à N2O + 2 H2O Hoạt động 5: Bài tập 2.10 SBT Trình bày phương pháp Phản ứng tổng hợp NH3 có đặc điểm gì? Hiệu suất phản ứng: Cùng điều kện nhiệt độ và áp suất tỉ lệ về thể tích bằng tỉ lệ về số mol nên ta có: Theo đề bài (lit) 4 14 Khi phản ứng x 3x 2x Sau phản ứng 4 – x 14 – 3x 2x Theo đề bài ta có: 18 – 2x = 16,4 x = 0,8 lít Thể tích NH3 thu được 1,6 lít Thể tích NH3 theo lí thuyết là 8 lít Hoạt động 6: Bài tập 2.15 SBT Trình bày phương pháp Bước 1: tính số mol của NH3 và CuO Bước 2: viết phương trình Bước 3: dựa vào phương trình xác định NH3 và CuO chất nào phản ứng hết Tính toán theo yêu cầu của đề bài - hướng dẫn Hs làm bài tập Vận dụng phương pháp của giáp viên để làm bài tập Bài tập về nhà: Câu 1: Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ lệ thể tích là 1:3 dẫn vào bình phản ứng có thể tích 60 lít, có xt thích hợp, áp suất hỗn hợp khí ban đầu là 224,0 atm và nhiệt độ là 4270C a.Tính số mol N2 và H2 ban đầu b.Tính áp suất trong bình và thành phần phần trăm các khí sau phản ứng biết rằng hiệu suất phản ứng tổng hợp là 40% Câu 2: Cho dung dịch NH3 tới dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3. Để hoà tan kết tủa thu được cần tối thiểu 10 ml dung dịch NaOH 2M Viết phương trình dạng phân tử và ion rút gọn Tính nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu Câu 3: Dẫn 1,344 lít NH3 vào bình chứa 0,672 lít Cl2 Tính thành phần phần trăm các khí sau phản ứng Tính khối lượng của muối NH4Cl tạo thành biết rằng thể tích các khí đo ở dktc

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_tiet_9_bai_tap_ve_nito_va_am.doc