Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 44, Bài 30: Ankađien

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: HS biết

 - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp.

2.Về kĩ năng :

 - Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể.

 - Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

 - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien

 3.Về thái độ:

 - Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

 - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.

II. Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị của GV: - Hệ thống bài tập

 2.Chuẩn bị của HS: Học thuộc bài và chuẩn bị tốt bài mới

III. Tiến trình bài giảng :

 1.Kiểm tra bài cũ :

 - Viết phản ứng cộng của prôpen

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 44, Bài 30: Ankađien, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /1/2011 11A 9/1/2011 /1/2011 11B /1/2011 11D Tiết: 44 Bài: 30 ANKAĐIEN I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: HS biết - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp. 2.Về kĩ năng : - Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể. - Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien 3.Về thái độ: - Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống . - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên. II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: - Hệ thống bài tập 2.Chuẩn bị của HS: Học thuộc bài và chuẩn bị tốt bài mới III. Tiến trình bài giảng : 1.Kiểm tra bài cũ : - Viết phản ứng cộng của prôpen 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Nghiên cứu phần Định nghĩa và phân loại GV: Lấy thí dụ một số ankađien. HS: Khái quát đưa ra công thức chung và điều kiện của chỉ số n GV: Yêu cầu HS viết các CTCT của ankađien có CTPT C5H8 HS: Căn cứ vào vị trí LK đôi, phân loại ankađien. GV: Lưu ý cho HS: Trong các loại ankađien thì ankađien có hai LK đôi cách nhau một LK đơn (ankađien liên hợp) có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật, tiêu biểu là buta -1,3-đien và isopren Hoạt động 2: Tìm hiểu Tính chất hóa học HS: so sánh những điểm giống và khác nhau về cấu tạo của anken và ankađien. Từ đó, nhận xét khả năng phản ứng. GV: Nêu vấn đề: Tuỳ theo điều kiện về tỉ lệ mol, về nhiệt độ, phản ứng cộng có thể xảy ra: * Tỉ lệ 1:1- phản ứng cộng có thể theo kiểu 1, 2 hoặc 1,4 * Tỉ lệ 1: 2 Phản ứng cộng đồng thời vào hai LK đôi. HS: Vận dụng viết các phản ứng. - Cộng hiđrô - Cộng brôm - Cộng hiđrô halogenua. GV: Lưu ý HS Viết sản phẩm chính theo quy tắc cộng Mac -côp - nhi- côp Hoạt động 3:Nghiên cứu Phản ứng trùng hợp GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phăn ứng trùng hợp, điều kiện để có phản ứng trùng hợp HS: Viết pthh của phản ứng trùng hợp buta -1,3-đien GV: Để có sản phẩm bền thì hướng trùng hợp chủ yếu là 1, 4 khi có xt HS: Tự viết pthh của phản ứng cháy. GV: Thông báo buta -1,3-đien cũng làm mất màu dd KMnO4 tương tự anken. HS: Viết phương trình phản ứng điều chế buta -1,3-đien và isopren Nêu ứng dụng của ankađien. I. Định nghĩa và phân loại: 1. Định nghĩa: Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C = C trong phân tử. CH2= C= CH- CH3 CH2= CH – CH =CH2 CH2= C – CH =CH2 | CH2=CH- CH2- CH =CH2 CH3 CTPT chung: CnH2n-2 (n3) 2. Phân loại: Dựa vào vị trí tương đối giữa 2 LK đôi để phân loại: * Ankađien có 2 LK đôi cạnh nhau. * Ankađien có 2 LKđôi cách nhau một LK đơn (ankađien liên hợpa) * Ankađien có 2 LK đôi cách nhau từ hai LK đơn trở lên. II. Tính chất hoá học: 1. Phản ứng cộng: a) Cộng hiđrô: CH2=CH-CH=CH2+H2 CH3CH2CH2CH3 b) Cộng brôm: Cộng1,2: CH2= CH- CH=CH2+Br2 CH2= CH- CH - CH2 | | Br Br Cộng 1,4: CH2= CH- CH=CH2+Br2 CH2- CH= CH- CH2 (SPC) | | Br Br Cộng đồng thời vào cả 2 liên kết CH2= CH- CH = CH2+Br2 CH2Br- CHBr- CHBr- CH2Br c) Cộng Hiđrô halogenua: CH2= CH- CH= CH2+HBr CH2= CH- CH - CH3 (SPC) | Br CH2= CH- CH= CH2+ HBr CH3 - CH= CH- CH2Br (SPC) 2. Phản ứng trùng hợp: Có xt Na, hoạc chất khác: trùng hợp chủ yếu theo kiểu 1,4 nCH2= CH- CH=CH2 (-CH2- CH= CH- CH2-)n 3. Phản ứng ôxi hoá: a) Phản ứng ôxi hoá hoàn toàn: 2C4H6 + 11O2 8CO2 + 6H2O b) Phản ứng ôxi hoá không hoàn toàn: buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dd KMnO4 tương tự anken. III. Điều chế : 1. Điều chế buta -1,3-đien từ butan hoặc butilen 2. Điều chế isopren từ isopentan IV. ứng dụng: SGK 3. Củng cố - Luyện tập: HS: Nhắc lại nội dung chính của bài Viết công thức cấu tạo có thể có của ankađien có CTPT C5H8 .GV: Hướng dẫn và bổ xung. 4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Bài tập về nhà: 2,3,4,5 SGK Chuẩn bị bài: Luyện tập Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_44_bai_30_ankadien.doc