I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
ª Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc phân tử của ankin.
ª Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen.
ª Sự giống và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và anken.
2. Kỹ năng:
ª Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất của ankin.
ª Giải tích hiện hượng thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
ª Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen.
ª Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn, giá để ống nghiệm.
ª Hoá chất: CaC2, dd KMnO4, dd Br2.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 46: Ankin (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 46 ANKIN
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc phân tử của ankin.
Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen.
Sự giống và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và anken.
Kỹ năng:
Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất của ankin.
Giải tích hiện hượng thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen.
Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn, giá để ống nghiệm.
Hoá chất: CaC2, dd KMnO4, dd Br2.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:
- Hs nhắc lại khái niệm đồng đẳng.
- Gv đưa ra 1 số công thức cấu tạo của ankin.
- Hs rút ra khái niệm ankin. Công thức chung của ankin.
* Hoạt động 2:
- Gv cho Hs viết CTCT của các ankin có CTPT C4H6, C5H8.
- Hs dựa vào các CTCT vừa viết hãy phân loại các đồng phân vừa viết được.
* Hoạt động 3:
- Gv cho thí dụ:
- Hs gọi tên thông thường các ví dụ trên.
- Hs nhận xét và rút ra quy tắc gọi tên thông thường của các ankin.
- Gv yêu cầu Hs gọi tên các đồng phân ankin của CTPT C5H8 vừa viết ở trên theo tên thay thế.
- Hs nhận xét và rút ra quy tắc gọi tên thay thế của các ankin.
- Gv chú ý cho Hs các trường hợp của ankin thật.
* Hoạt động 4: Hs tham khảo sgk cho lý tính của các ankin.
* Hoạt động 5:
- GV làm thí nghiệm điều chế C2H2 rồi cho qua dd Br2, dd KMnO4.
- Hs quan sát hiện tượng và nhận xét: màu của dd Br2, dd KMnO4 sau phản ứng.
- Hs viết ptpư:
* Axetilen + H2 ®
- Gv lưu ý khi dùng xúc tác Pd/PbCO3 khi cộng H2 phản ứng này dùng để điều chế ankin từ anken.
* Axetilen + Br2 ®
* Axetilen + HCl ®
- Gv lưu ý Hs phản ứng cộng HX, H2O vào ankin cũng tuân theo quy tắc Mac – côp – nhi - côp.
* Axetilen + H2O ®
* Propin + H2O ®
- Gv gọi Hs lên bảng viết PTPƯ đime hoá và trime hoá.
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
1. Dãy đồng đẳng ankin
- Ankin là những hiđrocacbon mạch hở có một liên kết ba trong phân tử.
- Ví dụ: C2H2, C3H4, C4H6 có tính chất tương tự axetilen nên lập thành dãy đồng đẳng axtilen được gọi là ankin.
- Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức phân tử chung là CnH2n - 2 ( n ³ 2 ).
2. Đồng phân:
- Thí dụ 1: Viết các đồng phân của ankin CTPT C4H6
- Thí dụ 2: Viết các đồng phân của ankin CTPT C5H8
3. Danh pháp
a. Tên thông thường
- Thí dụ:
- Quy tắc gọi tên: Tên gốc ankyl liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen.
b. Tên thay thế
- Thí dụ:
- Quy tắc gọi tên: Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh tên mạch chính – số chỉ liên kết ba – in.
- Chú ý: Các ankin có liên kết ba ở đầu mạch dạng ( R – C º CH) được gọi là các ank-1-in. Hay còn gọi là các ankin thật.
II. Lý tính: SGK.
III. Hóa tính
1. Phản ứng cộng
a. Cộng hiđro
* Khi có Ni làm xúc tác: ankin +hiđro ® anken ® ankan.
CH º CH + H2 CH2 = CH2
CH2 = CH2 + H2 CH3 – CH3
* Khi xúc tác là hỗn hợp Pd/PbNO3 hoặc Pd/BaSO4 ankin + hiđro ® anken.
CH º CH + H2 CH2 = CH2
® đặc tính này được dùng để điều chế ankin từ anken.
b. Cộng brom, clo: Brom, clo tác dụng với ankin qua 2 giai đoạn liên tiếp.
CH º CH + Br2 (dd) ® CHBr = CHBr
1,2-đibrometan
CHBr = CHBr + Br2 (dd) ® CHBr2 – CHBr2
1,1,2,2-tetrabrometan
c. Cộng HX (X là OH, Cl, Br, CH3COO )
CH º CH + HCl CH2 = CHCl
Vinylclorua
CH2 = CHCl + HCl CH3 – CHCl2
1,1-đicloetan
* Chú ý:
- khi có xúc tác thích hợp ankin tác dụng với HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken.
CH º CH + HCl CH2 = CHCl
Vinylclorua
- Phản ứng cộng HX của các ankin cũng tuân theo quy tắc Mac – côp – nhi - côp
- Phản ứng cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ số mol 1 : 1.
CH º CH + H2O [CH2 = CH – OH] ® CH3 – CH = O
Không bền anđehit axetic
d. Phản ứng đime và trime hóa
* Đime hóa:
2CH º CH CH º C – CH = CH2
Vinylaxetilen
* Trime hóa:
IV. Củng cố – rút kinh nghiệm:
Củng cố:
Hs học bài và chuẩn bị bài tập phần luyện tập
Hs làm một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo kết tủa vàng.
A. 2 B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 ankin A, B, C thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 18g H2O. Vậy số mol hỗn hợp ankin đêm đi đốt là:
A. 0,15. B. 0,25 C. 0,08 D. 0,05.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 ankin kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X qua bình đựng dd Brom dư thấy khối lượng bình tăng lên 11,4g. CTPT của 2 ankin đó là:
A. C2H2 và C3H4. B. C3H4 và C4H6. C. C4H6 và C5H8. D. C5H8 và C6H10.
Rút kinh nghiệm:
...
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_46_ankin_ban_hay.doc